Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Thực Tập Sinh Business Analyst

Mức lương: 3.000.000 đồng

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

[HCM – ĐN] Business Development Manager

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

[HCM] Account Manager

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

Brief là gì? 9 Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo 2024

Tác giả : Bảo Trân   Kiểm tra bởi HieuND
4.9/5 - (8 bình chọn)
Ngày đăng: 04/03/2024

Brief là gì? Brief là thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo – truyền thông hiện nay. Trong mỗi chiến dịch Marketing, doanh nghiệp đều cần dựa vào những thông tin đã đề ra trong bản Brief để thực hiện triển khai. Vậy những yếu tố cần thiết nào để tạo nên một bản Brief Marketing chuẩn chỉnh và hoàn hảo nhất? Hãy cùng TOS khám phá qua bài viết dưới đây.

Brief là gì? (Nguồn: Youtube)

Xem thêm:

Mục lục hiện

Brief là gì?

Theo từ điển Anh-Việt, từ “Brief” trong Tiếng anh có nghĩa là một bản tóm tắt.

Theo Marketing, Brief là một tài liệu tóm tắt mà khách hàng gửi đến các công ty dịch vụ Marketing (Agency). Mặc dù ngắn gọn, nhưng nó phải đầy đủ, cung cấp đủ thông tin quan trọng. Bản brief chứa các thông tin cốt lõi và chỉ đạo các công việc cần thực hiện, giúp các Agency hiểu rõ yêu cầu và kỳ vọng mà khách hàng mong muốn trong chiến dịch Marketing. Nội dung brief thích hợp sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu cụ thể.

Brief là gì?
Brief là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Viết lách là gì? Cách viết lách hay cho người mới bắt đầu

Các loại Brief phổ biến hiện nay

1. Communication Brief

Communication Brief là tài liệu tóm tắt thông tin quan trọng giữa khách hàng (Client) và bộ phận Account của Agency. Bản brief này tập trung vào nguyên tắc “5W+1H“: What, When, Where, Why, Who và How về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ, để Agency có thể đề xuất chiến lược hiệu quả. Các thành phần quan trọng của một Communication Brief bao gồm:

  • Objective: Mục tiêu cụ thể và quan trọng nhất của dự án, giúp Agency hiểu rõ hướng đi.
  • Target Audience: Thông tin về khách hàng mục tiêu, bao gồm nhân khẩu học, tâm lý và hành vi của họ.
  • Client: Thông tin chi tiết về khách hàng.
  • Brand: Thông tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Project description: Mô tả thông tin chi tiết liên quan đến dự án.
  • Message: Nội dung thông điệp cần truyền tải qua chiến dịch.
  • Coverage: Phạm vi thực hiện dự án.
  • Timing: Thời gian cần thiết để thực hiện dự án.
  • Budget: Ngân sách dành cho chiến dịch.

Xem thêm: 23 số liệu giúp bạn đo lường hiệu suất chiến dịch Marketing

2. Creative Brief

Creative Brief là một tài liệu nội bộ của Agency, được bộ phận Account soạn thảo và chuyển cho nhóm sáng tạo. Nó là bản tóm tắt về mục tiêu, sứ mệnh, thông điệp và nhân khẩu học cho một chiến dịch sáng tạo cụ thể. Creative Brief giúp Creative Team hiểu rõ và nhanh chóng chấp nhận chiến dịch thông qua các “keyword” của chiến dịch . Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đồng nhất đội ngũ sáng tạo và đảm bảo mọi người đều đồng lòng về hướng đi của dự án. Cấu trúc thường gặp trong một Creative Brief bao gồm:

  • Job Description: Mô tả chi tiết về các nhiệm vụ cần thực hiện.
  • Target Audience: Thông tin chính về đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • SMP (Single – Minded – Proposition): Đặc điểm nổi bật của sản phẩm ảnh hưởng đến khách hàng.
  • Key Response: Mục tiêu chính về hành động của khách hàng sau chiến dịch.
  • Desired Brand Character: Mong muốn về cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • Budget: Bảng ngân sách dành cho chiến dịch.

Xem thêm: Phân tích Marketing là gì? Những điều bạn cần biết

3. Client Brief

Client Brief là tài liệu mà khách hàng cung cấp cho Agency, tập trung vào thông tin quan trọng về sản phẩm, đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là cơ sở để Agency lập kế hoạch làm việc chi tiết và hiệu quả cho từng giai đoạn của dự án.

Client Brief giúp Agency nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, mục tiêu và yêu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. Nó đóng vai trò như một hướng dẫn chi tiết, tạo định hướng rõ ràng và thúc đẩy sự liên kết, cộng tác giữa khách hàng và Agency. Tài liệu này giảm thiểu hiểu lầm, đồng thời đảm bảo mọi người trong dự án có cùng quan điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình làm việc.

Xem thêm: Client là gì? Sự khác nhau giữa Agency và Client

4. Insight brief

Insight Brief là tài liệu chứa thông tin về nhu cầu, mong muốn, thái độ và hành vi của khách hàng. Sau khi chiến dịch kết thúc, Insight Brief cũng ghi lại các khó khăn, thách thức và đề xuất cải tiến để áp dụng cho các chiến dịch tương lai.

Brief là gì? Các loại Brief phổ biến hiện nay

Brief là gì? Các loại Brief phổ biến hiện nay (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng

Design Brief là gì?

Design Brief nghĩa là một bản tóm tắt ngắn nhằm truyền đạt những thông tin và yêu cầu cốt lõi về dự án thiết kế. Các loại design brief phổ biến như logo design, thiết kế website, thiết kế bao bì,…Một Design brief hiệu quả sẽ điều chỉnh các mục tiêu của công ty và nhà thiết kế để mọi người đều hài lòng với sản phẩm cuối cùng. 

Design Brief truyền đạt thông tin, mục tiêu và yêu cầu một cách hiệu quả qua 4 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu: Xác định cụ thể và rõ ràng mục đích của việc thiết kế, sử dụng chiến dịch truyền thông nào, sử dụng cho mục tiêu: in ấn, website, ứng dụng, và nền tảng mạng xã hội,…
  • Bước 2: Tìm kiếm các designer phù hợp: Cần tìm kiếm các nhà thiết kế thật sự phù hợp trên các kênh về tuyển dụng.
  • Bước 3: Trao đổi thông tin cần thiết với Designer: Tiến hành tổ chức các cuộc họp hay trao đổi trực tuyến với nhà thiết kế để thảo luận chi tiết hơn về dự án bằng cách lắng nghe, ghi chép ý tưởng và đề xuất.
  • Bước 4: Hoàn thiện bản Brief design: Sau khi chuẩn bị bản Brief, hai bên cần xem xét và thống nhất về nội dung trong bản Brief trước khi tiến hành dự án.

Xem thêm: Business Proposal là gì? Cấu trúc chi tiết của một Proposal

Tại sao nên sử dụng bản Design Brief?

Một Design Brief chất lượng giúp quản lý dự án một cách hiệu quả và đóng vai trò quan trọng giúp hướng dẫn đội ngũ thiết kế. Sở hữu một Design Brief tốt mang lại nhiều lợi ích khi khởi đầu một dự án mới. Nó giúp Agency hiểu rõ hơn về đặc điểm và đối tượng của doanh nghiệp. Đồng thời, Design Brief củng cố lòng tin của khách hàng, khẳng định sự quan trọng về ý kiến của họ và mục tiêu chung.

Khi áp dụng Design Brief, Agency có thể:

  • Xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa nhà thiết kế và khách hàng.
  • Đạt được cái nhìn sâu rộng về thương hiệu và đối tượng mục tiêu.
  • Kích thích sự tham gia tích cực của khách hàng trong dự án.
  • Định rõ thời gian và ngân sách trước khi triển khai.
  • Thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng và loại sản phẩm mong đợi.
Design Brief là gì?
Brief là gì? Design Brief là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm: 14 cách dùng Chat GPT tối ưu SEO mà Marketers không thể bỏ qua

Cách viết Brief cho Design hoàn hảo

  • Bảo đảm tính dễ đọc

Việc thiết kế đòi hỏi nhiều thời gian và tập trung, vì vậy không ai muốn bỏ thêm thời gian để đọc một bản tóm tắt thiết kế phức tạp. Điều quan trọng là Design Brief của bạn phải được định dạng rõ ràng và dễ theo dõi.

  • Tăng tính tương tác và toàn diện

Một Design Brief không rõ ràng có thể gây ra hiểu nhầm và làm chậm trễ tiến độ. Để tránh điều này, tối ưu hóa bản tóm tắt bằng việc sử dụng đa phương tiện như hình ảnh, biểu đồ, đồ thị và bảng. Điều này giúp Agency hình dung chính xác và nhanh chóng những gì khách hàng mong muốn.

Xem thêm: Cách để tăng tương tác trên Instagram

  • Hợp tác trước khi hoàn thiện

Design Brief không chỉ do một nhóm hay công ty tạo ra. Khách hàng và cơ quan thiết kế cần hợp tác chặt chẽ để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, việc này không đơn giản như nhiều người nghĩ. Nó đòi hỏi nhiều cuộc gọi, cuộc họp và trao đổi qua email.

  • Tối ưu hóa ngân sách thông qua bảng

Ngân sách là yếu tố quan trọng trong Design Brief. Thay vì chỉ đơn giản nhập số liệu, công ty nên sắp xếp chúng trong bảng. Điều này giúp đảm bảo người đọc có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt thông tin về ngân sách một cách nhanh chóng.

Brief là gì? Cách viết Brief cho Design hoàn hảo
Brief là gì? Cách viết Brief cho Design hoàn hảo (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Tầm quan trọng của Brief trong Marketing

Brief trong Marketing có vai trò quan trọng để định hình chiến dịch thành công. Một bản Brief chuẩn chỉnh giúp Agency nắm bắt đủ thông tin cần thiết cho chiến dịch. Nếu brief không đầy đủ, có thể dẫn đến hướng đi không chính xác, không đạt được kết quả mong muốn và lãng phí tài nguyên.

Vì thế, một bản Brief chất lượng giúp:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng.
  • Đặt ra thời gian thực hiện cụ thể.
  • Phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng.
  • Hướng dẫn chiến lược tiếp thị.
  • Đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
  • Xác định đối tượng và kết quả mong đợi.
  • Mô tả chi tiết mong muốn của khách hàng.
  • Giảm nguy cơ hiểu lầm mong muốn của khách hàng.

Lợi ích của một bản Brief tốt cho cả doanh nghiệp và Agency là:

  • Tiết kiệm thời gian.
  • Giảm thất vọng.
  • Loại bỏ các câu hỏi không cần thiết.
  • Hạn chế việc chỉnh sửa sau cùng.
  • Định rõ thông số về phạm vi, mục tiêu và kết quả.
  • Tạo ra nội dung thương hiệu nhất quán và chất lượng.

Tầm quan trọng của Brief trong Marketing
Brief là gì? Tầm quan trọng của Brief trong Marketing (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Ai tạo ra bản Brief?

Việc tổng hợp một bản Brief là sự nỗ lực hợp tác và nó đòi hỏi nhiều quan điểm và chuyên môn khác nhau. Bản Brief có thể được viết bởi giám đốc sáng tạo, Designer, người quản lý dự án, nhà chiến lược, người lập kế hoạch, nhà sản xuất hoặc người điều hành tài khoản. Ai có nhiều kiến ​​thức về khách hàng và dự án nhất sẽ chính là người viết bản tóm tắt tốt nhất. Người viết phải có khả năng xác định rõ ràng phương hướng cho ý tưởng và thực hiện sáng tạo. Viết một bản Brief chuẩn chỉnh cần rất nhiều suy nghĩ và thực hành. Agency càng cô đọng thông tin thì bản Brief sẽ càng trở nên hữu ích.

Brief là gì? Ai tạo ra bản Brief?
Brief là gì? Ai tạo ra bản Brief? (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Bản Brief được tạo ra cho ai?

Bản Brief được thực hiện cho tất cả mọi người tham gia vào dự án. Nó đóng vai trò là điểm tham khảo cho các nhà văn, nhà thiết kế và giám đốc sáng tạo, cung cấp những hướng dẫn và mục tiêu rõ ràng để đánh giá công việc sáng tạo một cách khách quan.

Với bản Brief được soạn thảo kỹ lưỡng, các tổ chức tiếp thị có thể duy trì tính nhất quán, tăng cường hợp tác và đạt được kết quả chiến dịch tối ưu.

Xem thêm: Cập nhật 15 chỉ số KPI marketing quan trọng cho marketer

Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh nhất

Một số yếu tố giúp tạo nên một bản Brief hoàn hảo:

Nội dung ngắn gọn, súc tích

Khi viết brief, quan trọng là tập trung vào những thông tin chính và quan trọng nhất. Bằng cách này, người đọc sẽ dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được ý chính của nội dung. Việc sử dụng từ ngữ ngắn gọn và xúc tích giúp cải thiện trải nghiệm đọc và tăng khả năng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo trang web miễn phí và chuyên nghiệp, chuẩn SEO 

Thông tin cốt lỗi

Phần này cung cấp thông tin cơ bản về công ty như giới thiệu thương hiệu, tập trung vào tính năng và lợi ích chính của dự án. Ở phần này, không nên đi sâu vào lịch sử chung chung, thay vào đó, tập trung vào những điểm độc đáo của thương hiệu. Việc sử dụng gạch đầu dòng giúp người đọc nắm bắt các thông tin quan trọng về sản phẩm. Điều này giúp các đối tác và nhân viên hiểu rõ mục tiêu và lợi ích của dự án mà không cần biết lịch sử thương hiệu chi tiết.

Xem thêm: Market Research là gì? Các bước làm Market Reserch hiệu quả

Mục tiêu dự án 

Mục đích của bản Brief là truyền đạt mục tiêu và kỳ vọng của khách hàng cho Agency một cách chính xác và dễ hiểu. Brief cần đơn giản, rõ ràng, và logic để tránh sự hiểu lầm giữa Agency và khách hàng, giúp người sáng tạo nội dung biết chính xác họ phải làm gì. Đối với người sáng tạo nội dung, nó cung cấp hướng dẫn rõ ràng về công việc cần thực hiện và mục tiêu cốt lõi của sản phẩm.

Khi kết hợp mục tiêu với vấn đề hoặc mong muốn, bản Brief cung cấp bối cảnh cho nhóm về lý do thực hiện dự án. Một Brief có thể chứa nhiều mục tiêu, nhưng mỗi mục tiêu nên liên quan đến một thách thức hoặc cơ hội mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Xem thêm: Kiến thức SEO: Hướng dẫn lộ trình làm SEO cơ bản từ A-Z

Nhóm đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu là nhóm khách hàng mà sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp hướng đến để đạt được kết quả mong muốn và tăng cường thu hút khách hàng. Xác định rõ đối tượng mục tiêu giúp các nhóm biết rõ đối tượng họ cần phục vụ. Thông tin này dựa trên đặc điểm khách hàng hoặc nhóm người mục tiêu (tức là nhóm người mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hướng tới), thường được tìm hiểu từ nền tảng phân tích hoặc hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM).

Dữ liệu từ CRM cung cấp thông tin về hành vi, sở thích, và mô hình mua sắm của khách hàng, giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu và đặc điểm của họ. Việc xác định đối tượng mục tiêu một cách chính xác đảm bảo các chiến dịch Marketing và sản phẩm được phát triển dựa trên thông tin thực tế, không chỉ là ước đoán.

Ví dụ, bản Brief mẫu từ Netflix sử dụng thông tin nhân khẩu học để hỗ trợ nhóm sáng tạo hiểu rõ đối tượng khách hàng của họ.

Brief là gì? Đối tượng mục tiêu của Netflix
Brief là gì? Đối tượng mục tiêu của Netflix (Nguồn: TOS)

Xem thêm: CRM là gì? Top 7 phần mềm CRM tốt nhất hiện nay

Chi tiết về các bên liên quan

Khi bắt đầu một dự án sáng tạo, việc xác định rõ ràng các bên liên quan và phân chia rõ vai trò và trách nhiệm cho mỗi thành viên sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết, tin tưởng và hợp tác trong nhóm. Việc xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng bên liên quan trong dự án sáng tạo không chỉ giúp mọi người hiểu rõ nhiệm vụ của mình mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc và hợp tác trong nhóm.

Xem thêm: Dịch vụ SEO trọn gói, chuyên nghiệp, uy tín nhất tại Việt Nam

Phân tích, đánh giá cụ thể về đối thủ cạnh tranh

Phân tích và đánh giá đối thủ cạnh tranh là một khía cạnh rất quan trong. Bởi một chiến dịch Marketing muốn đạt được thành công thì cần vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy mà nội dung bản Brief cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, các sản phẩm hay chiến lược tiếp thị của đối thủ.

Bao gồm thông tin về đối thủ cạnh tranh gần nhất của bạn trong bản Brief của doanh nghiệp câu hỏi quan trọng: 

  1. Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
  2. Điều gì khiến doanh nghiệp độc đáo hoặc khác biệt với họ?

Với thông tin này, có thể: 

  • Hiểu cách các thương hiệu khác tiếp cận vấn đề tương tự
  • Lên ý tưởng để tạo sự khác biệt cho bản sao của khách hàng
  • Định hướng dự án

Điều này sẽ giúp định hình chiến lược cạnh tranh, đề xuất các ý tưởng mới và đề ra giải pháp để tạo ra sự khác biệt.

Xem thêm: Tư Vấn Chiến Lược Marketing Hiệu Quả Nhất tại TOS

Chi tiết phân phối

Với nội dung quảng cáo, cần bao gồm các thông tin chi tiết về cách phân phối công việc đã hoàn thành (ví dụ: thông qua Facebook, Google Ads, email, v.v.).

Mặc dù điều quan trọng là phải có chiến lược phân phối nêu rõ cách thức và thời điểm bạn chia sẻ nội dung, nhưng bản Brief chỉ cần phác thảo những kênh sẽ sử dụng. Thông tin này sẽ ảnh hưởng đến thiết kế và phong cách của nội dung.

Ví dụ: một thông cáo báo chí sẽ có hình thức và âm thanh khác với một bài blog đăng trên mạng xã hội, vì vậy bạn muốn nhóm sáng tạo của mình hiểu rõ về nơi nội dung cuối cùng sẽ được chia sẻ.

Xem thêm: 7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp

Đảm bảo ngân sách hợp lý

Ngân sách là một phần quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch. Các bộ phận của Agency sẽ rất khó lập ra một kế hoạch hoàn chỉnh nếu không có ngân sách cụ thể. Các khách hàng nên đưa ra bảng ngân sách cụ thể để Agency có thể xây dựng kế hoạch phù hợp và đảm bảo nằm trong phạm vi ngân sách cho phép.

Xem thêm: Cách đạt hiệu quả cao với ngân sách Google Ads thấp

Đảm bảo thời gian

Khách hàng nên ghi rõ deadline cho chiến dịch. Việc đưa deadline cụ thể sẽ giúp Agency lên kế hoạch và thực hiện chiến dịch một cách khoa học tránh chậm trễ và ảnh hưởng đến hiệu quả chiến dịch. Thời hạn thường phụ thuộc vào một loạt các cột mốc quan trọng. Chia nhỏ chúng thành những nhiệm vụ cơ bản nhất để giữ mọi thứ đi đúng hướng

Xem thêm:

Yếu tố tạo nên bản Brief hoàn hảo
Brief là gì? Yếu tố tạo nên bản Brief hoàn hảo (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Proposal là gì? Hướng dẫn cách viết Proposal ấn tượng

Cách viết một bản Brief như thế nào?

Dưới đây là các cách để viết một bản Brief nên thực hiện :

1. Nêu các mục tiêu và động lực

Bắt đầu cho một bản Brief chuẩn chỉnh là viết một vài câu ngắn gọn tóm tắt về sứ mệnh của công ty. Sau đó thêm một đến hai câu để cung cấp thêm thông tin về thương hiệu và lý do tại sao thương hiệu triển khai chiến dịch này.

Khi đặt mục tiêu cho dự án hoặc nội dung, hãy nghĩ về mục tiêu kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Điều này lớn hơn mục tiêu của bản tóm tắt. 

Ví dụ: mục tiêu của bản Brief cho thương hiệu Burger King có thể là làm cho nhiều người trẻ tuổi biết đến món bánh mì kẹp thịt nướng trên lửa của hãng này. 

Sử dụng khuôn khổ SMART để lập mục tiêu: 

  • Cụ thể
  • Có thể đo lường được
  • Có thể hành động
  • Liên quan
  • có giới hạn thời gian 
Sử dụng khuôn khổ SMART để lập mục tiêu
Brief là gì? Sử dụng khuôn khổ SMART để lập mục tiêu (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 25+ Mẫu & Cách Viết Mục Tiêu Nghề Nghiệp Ấn Tượng

2. Nêu các thách thức cụ thể

Một bản brief hoàn hảo cần nêu lên thách thức về thương hiệu mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó, đưa ra những phương pháp hay đề xuất tối ưu để giải quyết những vấn đề trên. Đây sẽ là nền tảng giúp hiểu rõ được những kỳ vọng đối với dự án.

Để có được thông tin này, hãy trả lời các câu hỏi sau: 

  • Điều gì đã đưa doanh nghiệp đến vị trí hiện tại?
  • Điều gì đang ngăn cản thương hiệu tiến về phía trước? 
  • Việc hoàn thành bản tóm tắt này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện như thế nào? 

Xem thêm: Link juice là gì? Cách xây dựng và tối ưu hóa link juice hiệu quả với SEO

3. Mô tả về đối tượng mục tiêu

Bước này, nội dung bản Brief cần đáp ứng thông tin về nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể (Target audience) mà chiến dịch muốn hướng tới. Nội dung sẽ bao gồm thông tin về nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý hay hành vi mua sản phẩm. Ngoài ra, nêu lên được những khó khăn khách hàng đang gặp phải liên quan đến sản phẩm.

Nếu sử dụng Google Analytics cho trang web của doanh nghiệp, sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin nhân khẩu học của đối tượng trong phần “Người dùng” trong “Báo cáo”. Bổ sung thông tin này bằng báo cáo “Đối tượng” của Semrush từ Market Explorer để biết thông tin chi tiết về nhân khẩu học cho ngành mà doanh nghiệp đang hướng đến.

4. Kiểm tra đối thủ cạnh tranh

Phần này cần xem xét và đánh giá thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Việc làm này nhằm cải thiện chiến lược đang thực hiện hoặc đưa ra những ý tưởng mới cho chiến dịch một cách kịp thời. Đồng thời, việc tìm hiểu về các đối thủ cũng góp phần tạo ra sự khác biệt thu hút khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh chính nên xuất hiện ở đầu danh sách trong bản phân tích đối thủ cạnh tranh tóm tắt. Những đối thủ quan trọng khác có thể ít rõ ràng hơn. Nhưng việc đưa chúng vào bản Brief là điều quan trọng để giúp các nhóm có được bức tranh rõ ràng về bối cảnh. 

Xem thêm: Chiến lược Digital Marketing, phân tích đối thủ từ SEMrush

5. Mô tả đầy đủ tầm nhìn sáng tạo của bạn

Một bản tóm tắt hay sẽ giúp tầm nhìn của bạn trở nên sống động với mô tả rõ ràng về kết quả cuối cùng. Khi bạn mô tả tầm nhìn này trong phần kết quả dự án của mình, hãy chia nhỏ nó ra. Thay vì cố gắng nhồi nhét thông tin vào đầu, hãy tìm hiểu cụ thể từng khía cạnh của kết quả cuối cùng.

6. Đặt thời hạn cho mọi cột mốc quan trọng

Suy nghĩ về các yêu cầu chính của dự án khi đặt ra thời hạn và các mốc quan trọng trong bản Brief. Thiết lập khoảng thời gian cần thiết cho dự án để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu. Làm việc lùi lại thời hạn để tạo một dòng thời gian bao gồm những nội dung sau: 

  • Ngày bắt đầu
  • Cung cấp phiên bản cuối cùng
  • Các cột mốc quan trọng
  • Thời hạn cho các nhiệm vụ phụ (ví dụ: thiết kế, viết, chỉnh sửa, v.v.)

Xem thêm: Sơ đồ Gantt là gì? Cách vẽ, áp dụng hiệu quả biểu đồ

7. Yêu cầu phản hồi

Sau khi hoàn thành bản Brief, khách hàng và cả Agency nên cùng nhau tổ chức một cuộc họp hay buổi trao đổi để tiến hành xem xét bản Brief và nhận phản hồi hay góp ý chỉnh sửa cho phù hợp.

Brief là gì? Cách viết một bản brief chuẩn nhất
Brief là gì? Cách viết một bản brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Hướng Dẫn 9 Cách Xây Dựng Chiến Lược SEO Website Hiệu Quả

Quy trình làm việc với brief của Client và Agency

Duới đây là 6 bước trong quy trình tối ưu hóa hợp tác giữa Khách hàng và Agency bằng bản Brief.

Bước 1: Nhận Brief

Việc nhận và hiểu rõ Brief là một bước quan trọng và đầu tiên để khởi đầu một dự án thành công.Khách hàng cung cấp các thông tin chi tiết trong Brief như mục tiêu, sản phẩm/dịch vụ, yêu cầu và ngân sách. Điều này hỗ trợ Agency trong việc phát triển kế hoạch dự án một cách hiệu quả.

Xem thêm: Marketing Automation là gì? Cách sử dụng tiếp thị tự động hóa

Bước 2: Pitching:

Sau khi tiếp nhận Brief đầy đủ, Agency sẽ bắt đầu quá trình Pitching. Đội ngũ Account và Planner của chúng tôi sẽ phối hợp xây dựng Proposal và thuyết trình. Pitching trong lĩnh vực Marketing là quá trình mà Agency trình bày ý tưởng, phương án và chiến lược mà họ đã phát triển dựa trên thông tin từ Brief. Mục tiêu chính là thuyết phục khách hàng về sự sáng tạo và khả năng thực hiện của Agency để đạt được kết quả tối ưu cho chiến dịch Marketing của họ. Điều này giúp khách hàng chọn lựa chiến dịch Marketing tối ưu cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Cách dùng SEO để thay thế chi phí quảng cáo 

Bước 3: Planning

Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, Agency bắt đầu lập kế hoạch chiến dịch Marketing từ tổng quan đến chi tiết để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn AI SEO cho người mới bắt đầu cải thiện hiệu quả trang web

Bước 4: Production

Tiếp theo, Agency thực hiện triển khai kế hoạch bằng việc sản xuất nội dung, hình ảnh,… để cam kết đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm/dịch vụ theo kế hoạch đã được thống nhất. Production là giai đoạn quan trọng để biến những ý tưởng và chiến lược thành hiện thực, tạo ra các sản phẩm và nội dung đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng. Điều này đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kỹ thuật và sự chú ý đến chi tiết từ đội ngũ sản xuất.

Xem thêm: SEO Plan là gì? Cách tạo ra một kế hoạch SEO chi tiết nhất [2024]

Bước 5: Advertising

Để tối ưu hiệu quả, Agency cần chi tiết hóa kế hoạch quảng cáo và thực hiện theo dõi để đánh giá kết quả.

Xem thêm: Cách dùng SEO để thay thế chi phí quảng cáo 

Bước 6: Report & Payment

Khi hoàn thành các bước trước, Agency và khách hàng sẽ rút kinh nghiệm từ chiến dịch để áp dụng trong các dự án tương lai. Sau đó, hai bên thực hiện nghiệm thu kết quả và hoàn tất thanh toán chi phí liên quan.

Xem thêm: Report là gì?

Quy trình làm việc với brief của Client và Agency
Brief là gì? Quy trình làm việc với brief của Client và Agency (Nguồn: TOS)

Tham khảo một số Brief mẫu

Brief là công cụ quan trọng giúp Agency nắm bắt thông tin và yêu cầu từ khách hàng cũng như các nhiệm vụ cần thực hiện. Dưới đây là mẫu Brief bạn có thể sử dụng:

Mẫu Logo Brief
Brief là gì? Mẫu Logo Brief là gì? (Nguồn: Internet)

Mẫu Design Brief phổ biến
Brief là gì? Mẫu Design Brief phổ biến (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online hiệu quả

Mẫu Creative Brief của PayPal

Mẫu Creative Brief của PayPal
Brief là gì? Mẫu Creative Brief của PayPal (Nguồn: Internet)
Mẫu Creative Brief
Brief là gì? Mẫu Creative Brief (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Phương tiện truyền thông là gì? Các loại phương tiện truyền thông

Sai lầm cần tránh khi viết Brief là gì?

  • Giọng điệu không phù hợp: Một sai lầm dễ mắc phải trong quá trình viết Brief là sử dụng giọng điệu không nhất quán hay không phù hợp. Sự nhất quán và phù hợp của giọng điệu là rất quan trọng trong một bản Brief. Một bản Brief phải được viết một cách chuyên nghiệp, rõ ràng và hấp dẫn, đồng thời tránh mắc lỗi ngữ pháp, dùng biệt ngữ, tiếng lóng hoặc hài hước. Bởi, điều này có thể gây nhầm lẫn hoặc xúc phạm người đọc.
  • Bỏ qua quan điểm của khán giả: Luôn xem xét những gì người đọc cần và mong muốn biết. Việc điều chỉnh bản tóm tắt của bạn cho phù hợp với khán giả sẽ đảm bảo việc giao tiếp hiệu quả. Viết một bản tóm tắt hiệu quả là một kỹ năng thiết yếu trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Cho dù trong lĩnh vực pháp lý, kinh doanh hay sáng tạo, việc nắm vững nghệ thuật thuyết trình có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong các dự án của bạn. Bằng cách nắm vững hướng dẫn này, bạn sẽ được trang bị để tạo ra những bản tóm tắt không chỉ giao tiếp hiệu quả mà còn thúc đẩy dự án của bạn hướng tới thành công.
  • Sự mơ hồ: Hãy cụ thể và trực tiếp trong các mục tiêu và yêu cầu của bạn. Sự mơ hồ có thể dẫn đến hiểu lầm và kỳ vọng sai lệch.
  • Cấu trúc kém: Một bản tóm tắt được tổ chức tốt sẽ dễ hiểu và dễ theo dõi hơn. Sự vô tổ chức có thể gây nhầm lẫn và hiểu sai.
Những sai lầm cần tránh khi viết Brief
Brief là gì? Những sai lầm cần tránh khi viết Brief (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Dịch vụ SEO Overview, SEO tổng thể Website uy tín, chuyên nghiệp

Mẹo viết Brief chuẩn chỉnh

Để viết một bài Brief hoàn hảo, bạn nên bỏ túi những “bí kíp” để viết Brief trở nên dễ dàng hơn. Doanh nghiệp nên cung cấp cho Agency thật nhiều những thông tin chi tiết mà họ cần với cấu trúc rõ ràng và logic nhất. Bạn cũng có thể cụ thể hóa các thông tin bằng cách đưa ra một ví dụ tiêu biểu. 5 mẹo để tạo bản Brief hoàn hảo: 

1. Biết doanh nghiệp muốn nói gì.

Tất cả đều bắt đầu bằng mục tiêu của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều biết mình muốn đạt được điều gì hoặc mục tiêu kinh doanh của mình là gì. Tuy nhiên, có những lúc doanh nghiệp không biết cách thể hiện bản thân và không sợ hãi, đó là một phần của quá trình.  Có thể xảy ra trường hợp là không biết phải nói gì hoặc không biết phải nói thế nào.

Có hai lựa chọn, hoặc là doanh nghiệp nên cân nhắc để làm quen hơn với chủ đề này, nghiên cứu thêm hoặc thu thập thêm một số thông tin và hiểu biết sâu sắc hơn, hoặc phát triển bản thân trong lĩnh vực viết lách. Mặt khác, có lẽ doanh nghiệp nên cân nhắc việc nhờ ai đó giúp thể hiện mục tiêu, những người có thể hỏi chúng ta những câu hỏi phù hợp và giúp tạo ra (cả kể và viết) một câu chuyện. Cuối cùng, điều quan trọng cần nhớ là kết quả phải là thông tin phù hợp, đúng mục đích.

Xem thêm: Môi trường Marketing – Vai trò quan trọng và ý nghĩa của các yếu tố

2. Hãy cụ thể

Nếu bản brief cụ thể thì có nhiều khả năng kết quả sẽ đi đúng trọng tâm. Doanh nghiệp là người có cái nhìn sâu sắc có giá trị nhất, thông tin mà bạn hiểu và bạn cần dành chút thời gian để chia sẻ nó với người khác thông qua bản brief dự án. Những định hướng và mục đích rõ ràng, cụ thể trong mối quan hệ khách hàng-đại lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian.

3. Không viết nó cho chính mình

Hãy đặt mình vào vị trí của một người không hề biết đến sự tồn tại của công ty. Sau đó, cung cấp đủ chi tiết và cố gắng nói rõ về mong đợi của doanh nghiệp. Hãy sử dụng bản brief để trình bày cụ thể về bản thân, không chỉ để cho mọi người biết doanh nghiệp muốn đạt được điều gì mà còn cho biết doanh nghiệp làm gì, làm như thế nào và tại sao. Bằng cách đó, các Agency có thể giúp đạt được điều đó.

Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể là gì và chi phí có đắt không?

4. Cần biết điểm bán hàng độc nhất là gì?

Mỗi hoạt động kinh doanh đều có những đặc thù rất riêng, ngay cả khi cùng một ngành hoặc cùng loại sản phẩm. Hãy sử dụng điểm khác biệt của doanh nghiệp với những doanh nghiệpi khác và tìm đúng người để giúp thể hiện bản thân và điểm độc đáo trong  thương hiệu.

Xem thêm: Cách dùng SEO để thay thế chi phí quảng cáo 

5. Yêu cầu phản hồi

Yêu cầu phản hồi, tổ chức một cuộc họp, hoặc hai hoặc ba cuộc họp. Điều này sẽ giúp công ty nhận được những góp ý và bổ sung những ý tưởng mới cho bản brief. Khi có một bản brief tốt, điều đó không có nghĩa là mọi việc đã kết thúc, bản tóm tắt chỉ là giai đoạn đầu của một quá trình lớn.

Xem thêm: Growth Marketing là gì? Tổng quan về Growth Marketing

Kết luận

Qua bài viết này, TOS mong muốn bạn sẽ nắm được định nghĩa và ý nghĩa của thuật ngữ “Brief” trong lĩnh vực Marketing. Bạn có thể áp dụng kiến thức này vào các dự án của mình một cách hiệu quả. Để có thêm thông tin và kiến thức liên quan đến Marketing, hãy ghé thăm Blogs của TOS để đọc các bài viết chuyên sâu và bổ ích như kick off là gì, dịch vụ SEO là gì,…

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO
Brief là gì?

Brief là một tài liệu tóm tắt mà khách hàng gửi đến các công ty dịch vụ Marketing (Agency).

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Disavow Link là gì? Disavow Link (nghĩa là: từ chối liên kết) là một công cụ của Google Search Console, ...

25/04/2024

Hải Yến
Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh