7 bước phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp
Ngoài quản trị thương hiệu, thì đối thủ cạnh tranh (ĐTCT) là yếu tố mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiên cứu trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Vậy đối thủ kinh doanh là gì và làm thế nào để nghiên cứu, phân tích đối thủ? Câu trả lời đã được TopOnSeek chia sẻ đến các bạn trong bài viết này, hãy tham khảo ngay!
Đối thủ cạnh tranh là gì?
Trong kinh doanh, một trong những điều mà doanh nghiệp không thể tránh được đó chính là sự cạnh tranh của các đối thủ trên thương trường. ĐTCT tiếng Anh là Industry Competitors, đây là những doanh nghiệp có cùng phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng mặt hàng sản phẩm và đáp ứng một (hay nhiều) nhu cầu của khách hàng với doanh nghiệp của bạn. Việc biết được đâu chính là đối thủ có thể cạnh tranh với mình giúp doanh nghiệp hình dung ra được bức tranh tổng quát về ngành và thị trường đang hoạt động.
Xem thêm:
- MBTI là gì? 16 nhóm tính cách MBTI giúp quản trị doanh nghiệp hiệu quả
- Lợi thế cạnh tranh là gì? Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Keyword Difficulty – Phân tích mức độ cạnh tranh từ khóa
Ảnh hưởng đến doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh
ĐTCT chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào được doanh nghiệp đề ra. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, chính vì thế, loại đối thủ này cần được doanh nghiệp chú trọng và nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Một vài lợi ích mà doanh nghiệp có thể có được nếu như quá trình nghiên cứu đối thủ được thực hiện tốt:
- Nắm bắt được độ bão hòa của thị trường mình đang họat động. Cùng với đó cơ hội thành công của các chiến lược kinh doanh cũng đạt được nhiều hiệu quả hơn.
- Nhìn nhận đối thủ và bản thân doanh nghiệp dưới góc nhìn của khách hàng từ đó tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu để có thể cải thiện. Cùng với đó, thị trường ngách cũng được tìm thấy và tận dụng, khai thác tốt hơn.
Xem thêm:
- Customer experience là gì? Làm gì để đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng?
- Brief là gì? Các yếu tố tạo nên bản Brief hoàn hảo nhất
4 loại đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Khi làm kinh doanh, bạn phải xác định được các nhóm đối thủ có khả năng cạnh tranh với mình. Dưới đây là 4 loại đối thủ trong kinh doanh chính mà bạn cần phải biết.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là gì?
Những công ty, tổ chức nào có cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ giống với doanh nghiệp của bạn thì được nhận định là đối thủ trực tiếp. Tuy nhiên, không phải tất cả dịch vụ, sản phẩm của họ đều giống với doanh nghiệp của bạn và trong đó việc phân phối, chiến lược tiếp thị sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn như, cùng một sản phẩm là táo nhưng đối thủ của bạn chọn chiến lược tiếp thị cho vị ngọt còn doanh nghiệp của bạn định hướng làm nổi bật vị giòn.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là gì?
Có một số công ty không cung cấp cùng một sản phẩm, dịch vụ giống như doanh nghiệp của bạn nhưng vẫn là đối thủ mà bạn nên cẩn thận nghiên cứu. Lý do để giải thích cho điều này là vì cả bạn và đối thủ đều hướng đến mục đích là giải quyết cùng một vấn đề/nhu cầu của khách hàng.
Chẳng hạn như sản phẩm của bạn là táo và đối thủ kinh doanh chuối nhưng nhiều khả năng doanh nghiệp đó cũng trở thành ĐTCT gián tiếp của bạn. Bởi vì với nhiều khách hàng, học có thể lựa chọn mua táo hoặc chuối đều được. Tuy rằng không thể biến các quả táo trở thành chuối nhưng bạn có cách để thuyết phục khách hàng lựa chọn nó.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là gì?
So với đối thủ trực tiếp hay là gián tiếp thì đối thủ tiềm ẩn là kiểu khó xác định nhất. Nguyên nhân là bởi vì việc này yêu cầu đội ngũ tiếp thị của doanh nghiệp phải thật tập trung vào quan điểm của khách hàng thay vì tập trung vào doanh nghiệp. ĐTCT tiềm ẩn là các doanh nghiệp chưa từng xuất hiện (hoặc đã xuất hiện nhưng chưa cung cấp sản phẩm – dịch vụ nào) trong ngành – lĩnh vực mà công ty bạn đang hoạt động. Dạng đối thủ này chính là mối đe dọa lớn và ảnh hưởng đến thị trường, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối thủ cạnh tranh là đối tác
Các đối tác hiệu quả trước đây của bạn có thể đang phát triển và mở rộng hơn các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Và có rất nhiều khả năng, các đối tác này có thể trở thành đối thủ của bạn vì hưởng lợi từ những lần hợp tác dưới đây.
Các bước nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh
Để có thể nghiên cứu và phân tích cạnh tranh (competitor analysis) trong kinh doanh, các bạn có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Lập danh sách các đối thủ cạnh tranh
Để có thể lập được danh sách các đối thủ có khả năng cạnh tranh, bạn có thể bắt đầu với các tìm kiếm trên Google hay các kênh thương mại điện tử phổ biến như: Amazon, Shopee, Lazada, Tiki,… liên quan đến sản phẩm hay ý tưởng kinh doanh.
Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh
Bạn có thể căn cứ vào các tiêu chí sau để đánh giá đối thủ có thể cạnh tranh với mình:
- Kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ tương đồng.
- Sở hữu một cơ sở kinh doanh tương tự.
- Tiếp thị đối tượng khách hàng giống hoặc hơi khác nhau.
- Xác định xem mình và đối thủ ai là người có kinh nghiệm hơn.
Bước 3: Phân loại đối thủ cạnh tranh
Sau khi bước 1 và bước 2 đã được hoàn thành tối ưu, bạn hãy căn cứ vào 4 loại đối thủ đã được chia sẻ ở nội dung phía trên và tiến hành phân loại. Việc phân loại đúng đối thủ của mình sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn.
Bước 4: Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh
Việc nắm càng nhiều thông tin về đối thủ sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân tích đối thủ hiệu quả hơn. Đặc biệt, các bạn cần đảm bảo biết được các nhóm thông tin cơ bản sau:
- Tổng quan về doanh nghiệp đối thủ.
- Sản phẩm hay dịch vụ đối thủ đang kinh doanh.
- Kênh phân phối sản phẩm.
- Chiến lược truyền thông đang được đối thủ thực hiện,
- Đối tượng khách hàng tiềm năng và định vị thương hiệu của đối thủ.
Xem thêm: 8 thông tin bạn có thể lấy được từ đối thủ của mình
Bước 5: Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Với những thông tin về đối thủ mà bạn đã thu thập được hãy thực hiện lập bảng theo một cách khoa học để dễ dàng phân tích và cập nhật. Trong bảng phân tích này, bạn hãy phân loại các yếu tố có nhu cầu so sánh, đối chiếu thành từng nhóm tiêu chí, chẳng hạn như:
- Giá cả
- Cung cấp sản phẩm
- Tương tác trên mạng xã hội
- Nội dung truyền thông
- Yêu cầu của khách hàng
- Những đặc điểm khác mà bạn nghĩ ràng đáng khám phá
Bước 6: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Ứng dụng các mô hình phân tích là một yếu tố quan trọng để bạn có thể hiểu rõ tường tận về đối thủ. Có 5 mô hình phân tích phổ biến được ứng dụng rộng rãi đó là:
- Mô hình SWOT
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
- Ma trận hình ảnh canh tranh CPM
- Mô hình đa giác cạnh tranh
- Phân tích nhóm chiến lược
Trong đó, mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. SWOT là mô hình phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.
Xem thêm: Phân tích SWOT là gì? Cách xây dựng mô hình SWOT hiệu quả nhất
Bước 7: Làm báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh
Sau khi tìm hiểu hết các thông tin cần thiết, việc cần làm tiếp theo chính là làm báo cáo phân tích đầy đủ thông tin sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả trước đối thủ.
Xem thêm:
- Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Marketing căn bản từ A-Z
- Phân tích đối thủ và cải thiện chiến lược Digital Marketing với SEMrush
- 4P trong Marketing là gì? 6 bước xây dựng chiến lược Marketing 4P thành công cho sản phẩm
- Phân tích Marketing là gì? Những điều bạn cần biết
Các lưu ý khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh
Một số lưu ý bạn cần biết khi thực hiện phân tích đối thủ SEO đó là:
- Phân tích đối thủ là một quá trình liên tục, không phải việc một sớm một chiều.
- Khi bạn thực hiện xem xét dữ liệu của đối thủ có thể cạnh tranh, hãy lưu ý nghiên cứu thị trường xem các công ty đối thủ đã phát triển và tiến bộ như thế nào theo thời gian, không nên nghiên cứu phương pháp tiếp cận của đối thủ tại một thời điểm cố định.
- Cần có định hướng ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu để tránh bị rối loạn bởi quá nhiều thông tin.
- Phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu, không để những thành kiến cá nhân ảnh hưởng kết quả nghiên cứu, phân tích đối thủ.
Với tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thì việc doanh nghiệp của bạn thực hiện phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết của TopOnSeek sẽ giúp bạn có những nhìn nhận chính xác nhất về đối thủ của mình.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành