Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Brand Marketing là gì? Brand Marketing làm những công việc nào?

Tác giả : Hiền Trần   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 21/03/2023

Mỗi doanh nghiệp đều muốn thương hiệu của mình được người tiêu dùng ghi nhớ, tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì vậy, Brand marketing sẽ thực hiện điều mong muốn đó. Cùng TOS tìm hiểu thêm về công việc này nhé!

Xem thêm: Digital marketing là gì? Digital marketing ra trường làm gì? Kiến thức căn bản

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là tiếp thị thương hiệu, hoạt động thực hiện dựa trên chiến lược quảng bá ngắn hoặc dài hạn để tăng độ nhận diện của thương hiệu. Nói theo cách đơn giản, tiếp thị thương hiệu sẽ lồng câu chuyện, tạo sự yêu thích về sản phẩm hoặc dịch vụ để gây ấn tượng, nhấn mạnh toàn bộ thương hiệu.

Một trong những dấu hiệu cho thấy Brand marketing thành công là người tiêu dùng tin và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trong thời gian dài. Thương hiệu đã khơi dậy cảm giác về khác biệt và nhận được sự công nhận từ người tiêu dùng.

Xem thêm: Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing

Brand marketing thực hiện chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu

Brand marketing thực hiện chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu (Nguồn: sưu tầm)

Tại sao làm Brand Marketing lại quan trọng?

Khi thị trường vào giai đoạn bão hòa và sự kết nối người tiêu dùng gặp khó khăn, điều này khiến các doanh nghiệp nhận ra việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu giúp thu hút khách hàng, tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ với nhau. Điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái.

Khi thương hiệu để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tiêu dùng thì họ thường có xu hướng trung thành, tin tưởng lâu dài. Càng nhiều người tin tưởng thì mức độ nhận diện thương hiệu càng tăng, trở nên phổ biến trong tâm trí của người tiêu dùng.

Xem thêm:

Brand Marketing và Trade Marketing khác nhau như thế nào?

Branding Marketing và Trade marketing luôn hỗ trợ vào nhau để đạt được mục đích. Trông có vẻ giống nhau nhưng cả hai đều có những điểm khác nhau như sau:

– Brand marketing: tập trung vào bằng sự kiện, quảng cáo,… xây dựng chiến lược để có được lòng tin cũng như sự tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng là đối tượng chính. Hoạt động hướng đến nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng.

– Trade marketing: nhắm đến người mua hàng tại điểm bán, xây dựng tập trung các hoạt động ngay điểm bán hàng. Đối tượng chính là đối tác hệ thống kênh phân phối như nhà bán sỉ, bán lẻ,… Hoạt động hướng đến việc thúc đẩy người mua hàng tại điểm bán ra quyết định mua hay không mua.

Đối tượng hướng đến của Brand marketing và Trade marketing khác nhau

Đối tượng hướng đến của Brand marketing và Trade marketing khác nhau (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Công việc Brand Marketing là làm gì?

Công việc cụ thể mà một Branding Marketing là làm gì? Tùy vào chức vụ và yêu cầu của mỗi doanh nghiệp thì sẽ có công việc khác nhau. Về cơ bản, Brand marketing tuyển dụng ba cấp bậc dưới đây:

Chuyên viên Brand Marketing

Đối với vị trí chuyên viên Brand Marketing thì thường sẽ làm việc như sau:

  • Phụ trách, xây dựng kênh truyền thông như mạng xã hội, website,…
  • Đề xuất, phân tích phương án phát triển thương hiệu từ kết quả nghiên cứu thị trường đến cấp trên.
  • Xây dựng những content truyền thông và bộ nhận diện thương hiệu như slogan, hình ảnh, logo, video marketing,…
  • Liên hệ trực tiếp đối tác. Phản hồi câu hỏi của khách hàng qua các kênh liên lạc hằng ngày.
  • Theo dõi và báo cáo ngân sách hoạt động cho thương hiệu đến cấp trên.

Xem thêm: Top 8 việc làm tại nhà hấp dẫn, mức thu nhập cao

Nhân viên Brand Marketing Executive

Tùy vào quan niệm mỗi quốc gia nên sẽ có vị trí Brand executive hay không. Tại Việt Nam, Brand executive có bậc cấp thấp hơn Brand manager. Công việc của vị trí này thường được tuyển là:

  • Hỗ trợ Brand manager trong việc triển khai thực hiện chiến dịch, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả.
  • Quản lý ngân sách cho các chiến dịch quảng bá.
  • Theo dõi và triển khai các hoạt động marketing của doanh nhiệp.
  • Triển khai thương mại sản phẩm mới.
  • Hợp tác với bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường,…

Xem thêm: Việc làm thêm tại thành phố Đà Nẵng với thu nhập ổn định

Vị trí Brand Manager

Còn về vị trí Brand Manager (Giám đốc thương hiệu) thì bao hàm những việc liên quan như:

  • Nghiên cứu từ kết quả của Brand Marketing Executive để đưa ra giải pháp và ý tưởng cho hoạt động.
  • Giám sát các hoạt động Brand Advertising (quảng bá thương hiệu) đã và đang diễn ra.
  • Chuẩn bị/ Sẵn sàng phản ứng nhanh và đúng đắn khi khủng hoảng thương hiệu xảy ra.
  • Đề xuất mục tiêu về thương hiệu.
  • Phối hợp cùng các phòng ban khác để kế hoạch diễn theo đúng thời gian và lịch trình có sẵn.
  • Thảo luận về dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp với nhà đầu tư, đối tác.
  • Nghiên cứu thị trường và trình bày kế hoạch chi tiết lên ban giám đốc để thực hiện.
Brand Manager đề xuất mục tiêu và theo dõi tiến độ
Brand Manager đề xuất mục tiêu và theo dõi tiến độ (Nguồn: sưu tầm)

Xem thêm: Manager là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và tố chất để trở thành Manager

5 kỹ năng cần có để làm Brand Marketing

Để có thể nghiên cứu được các đối thủ cạnh tranh thì người làm Brand marketing cần có 5 kỹ năng cơ bản sau đây:

Kỹ năng phân tích đối thủ

Để làm tốt, người làm Brand marketing phải xem xét tất cả thông tin và thông điệp từ đối thủ cạnh tranh. Điều này cần nhiều kỹ năng phân tích hơn – lập bản đồ thị trường và tìm những lỗ hổng để lên chiến lược tốt. Về cơ bản sẽ có 2 đối thủ cạnh tranh chính và 1 cạnh tranh khác như:

  • Cạnh tranh trực tiếp: đối thủ cùng ngành hàng sản phẩm tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
  • Cạnh tranh gián tiếp: là những đối thủ có sản phẩm thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Ví dụ như sản phẩm bạn đang bán là cà phê, sản phẩm thay thế từ đối thủ là nước ngọt, trà,…
  • Cạnh tranh tiềm thức: điều này thường dựa vào quan điểm của mỗi người tiêu dùng. Thay vì uống trà để giúp tỉnh táo thì họ sẽ chọn cà phê hoặc các loại thức uống tăng lực khác.

Định vị xây dựng thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiệu được tập trung bởi các yếu tố sau:

  • Đối tượng: mà thương hiệu muốn tiếp cận.
  • Giá trị: thương hiệu mang đến giá trị cho người tiêu dùng.
  • Thương hiệu tiếp xúc với người tiêu dùng.

Nếu phân tích phân tích đối thủ cạnh tranh là tìm hiểu thông tin chính xác thì định vị xây dựng thương hiệu sẽ dựa vào nhiều dữ liệu hơn, từ đó có thể sáng tạo thêm cho thông điệp.

Xây dựng chiến lược cho vị thế thương hiệu

Chiến lược xây dựng thương hiệu là lộ trình mà các doanh nghiệp thực hiện để phát triển thương hiệu. Xác định rõ ràng về chiến lược. Mỗi chiến lược đều được kết hợp từ các yếu tố như:

  • Nghiên cứu: vạch ra bối cảnh cạnh tranh giải quyết nhu cầu.
  • Mục tiêu, mục đích: đo lường tổng thể. Trả lời những câu hỏi về lười hứa, trải nghiệm và mục đích của người tiêu dùng.
  • Định nghĩa đối tượng: được xác định rõ ràng dựa vào thông tin bên trong và bên ngoài.
  • Thời gian triển khai: bao gồm lịch trình chi tiết và thời điểm để bổ sung, hỗ trợ chiến dịch.
  • Đo lường thương hiệu: các số liệu báo cáo, phân tích, đo lường thành công trong ngắn và dài hạn.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng

Quản lý thương hiệu

Chiến lược thương hiệu cần tư duy tổng thể nên người làm Brand marketing cần kỹ năng quản lý thương hiệu. Việc này thực hiện theo nguyên tắc ở từng cấp độ bộ phận và từng trường hợp cụ thể. Các Brand marketing thường phải giải quyết các câu hỏi như:

  • Lựa chọn hợp tác cùng người nổi tiếng có giúp được gì cho thương hiệu không?
  • Liệu người được chọn này có phù hợp với thông điệp hay không?
  • Thông điệp, logo này có thể gây ấn tượng để người xem cảm nhận được hay không?

Nếu thực hiện không tốt thì thương hiệu chỉ nhận được kết quả không phù hợp, thậm chí là điều tiêu cực nào đó. Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì xây dựng và duy trì được mối quan hệ với người tiêu dùng.

Người làm Brand marketing nếu quản lý không kỹ càng dẫn đến sai sót khi truyền thông điệp đến người tiêu dùng thì hậu quả khắc phục rất khó khăn. Họ sẽ phải chật vật trong việc lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng và khó mà xây dựng thêm mối quan hệ mới khác.

Trong trường hợp xấu hơn thì có thể bị biến thành cuộc khủng hoảng thương hiệu. Một ví dụ thực tế từ Adidas, vào năm 2017, sau khi gửi email thông điệp quảng bá cho cuộc thi Boston Marathon. Cứ ngỡ lần này sẽ gây được sự ấn tượng tích cực nhưng thực tế chỉ là tưởng tượng. Adidas đã gửi với tiêu đề “Chúc mừng, bạn đã sống sót tại Boston Marathon!” mà quên mất sự kiện bị đánh bom trong chính cuộc đua vào năm 2013 làm bị thương gần 300 người.

Xem thêm: Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược xây dựng quy trình

Quản lý dự án

Kỹ năng quản lý dự án một cách logic là điều cần có ở một brand marketing. Phải đảm bảo tính xuyên suốt của dự án từ lúc lập kế hoạch cho đến đo lường hiệu quả truyền thông. Mất đi quy trình thì sẽ khó và có thể mất kiểm soát.

Bên cạnh đó, khi làm brand marketing cũng không nên quá cứng nhắc, nên vừa đủ linh hoạt giải quyết và vừa đảm bảo quy trình để thực hiện trơn tru. Việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý và tư duy.

Brand marketing quản lý dự án, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch (Nguồn: sưu tầm)

Xem thêm: Brand Strategy là gì? 7 yếu tố giúp xây dựng chiến lược

Mức thu nhập của Brand Marketing là bao nhiêu?

Tùy vào vị trí cấp bậc và tính chất doanh nghiệp nên mức thu nhập trung bình mỗi bậc được chia thành từng nhóm như sau:

  • Mức thu nhập trung bình từ 2,5 đến 5 triệu/ tháng: Brand marketing Intern.
  • Mức thu nhập trung bình từ 8 đến 10 triệu/ tháng: Nhân viên chưa có kinh nghiệm và sinh viên mới ra trường.
  • Mức thu nhập trung bình từ 10 đến 15 triệu/ tháng: Chuyên viên có từ 1-2 năm kinh nghiệm.
  • Mức thu nhập trung bình từ 14 đến 22 triệu/ tháng: Brand Manager có 3-5 năm kinh nghiệm.
  • Mức thu nhập từ 25 triệu trở lên: Brand manager với hơn 5 năm kinh nghiệm.

Xem thêm: Brand Equity là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của tài sản thương hiệu

Riêng nhân viên Brand Executive thì sẽ có khung thu nhập như sau:

  • Mức thu nhập trung bình từ 6 đến 10 triệu/ tháng: Kinh nghiệm 1 – 3 năm.
  • Mức thu nhập trung bình từ 10 đến 15 triệu/tháng: Kinh nghiệm 3 -5 năm.
  • Mức thu nhập trên 30 triệu/ tháng trở lên: Kinh nghiệm hơn 5 năm.

Ở vị trí chuyên viên Brand marketing cần có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm để thăng chức lên Brand marketing. Từ cấp độ Brand Manager, nếu năng lực và đạt hiệu quả công việc cao thì lương có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/ tháng.

Và cũng tùy thuộc vào nơi bạn làm việc thì mức thu nhập cũng khác nhau, ví dụ như làm cho một công ty Brand Agency. Chẳng hạn như ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ có mức lương cao một chút hơn so với thành phố khác.

Tùy thuộc vào vị trí và kinh nghiệm nên thu nhập của Brand marketing sẽ khác nhau (Nguồn: sưu tầm)

Xem thêm: Cách viết content kiếm tiền tại nhà dễ dàng, hiệu quả nhất

Trên đây là tổng hợp kiến thức về Brand marketing. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm và định hướng được lựa chọn của bản thân. Đừng quên truy cập TOS để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO
Brand Marketing gồm những loại hình nào?

– Hiểu được người tiêu dùng mục tiêu.
– Lập kế hoạch chiến lược thương hiệu.
– Triển khai thiếp thị thương hiệu.
– Hỗ trợ hoạt động marketing.
– Theo dõi hiệu quả và tối ưu hóa đo lường.

Brand Marketing làm gì?

Brand Marketing sẽ phụ trách xây dựng kênh truyền thông bằng bộ nhận diện thương hiệu như logo, hình ảnh,… Liên hệ trực tiếp và phản hồi câu hỏi của khách hàng, đối tác.

Brand Marketing Executive là gì?

Brand Marketing Executive là nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch và trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ để thúc đẩy danh tiếng thương hiệu. Đồng thời khảo sát và báo cáo về xu hướng thị trường sắp tới.

Thông tin tác giả

SEO content - công việc tôi khá yêu thích. Content là yếu tố không thể thiếu trong SEO. Nếu xem website của bạn là một ngôi nhà thì content chính là nội thất bên trong ngôi nhà đó. Content hay, hấp dẫn sẽ "giữ chân" khách hàng ở lại website để tìm hiểu và mua sản phẩm của bạn. Vì vậy, tôi đã không ngừng cố gắng để làm sao có được content chất lượng nhất cho website tôi thực hiện.

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh
Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn

Bạn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp để website của bạn bứt phá trong top tìm kiếm Google? Bạn ...

17/04/2024

Ngọc Hiền