Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi Anh Nguyễn
5/5 - (8 bình chọn)
Ngày đăng: 22/03/2023

Mỗi doanh nghiệp đều có những chiến lược Marketing khác nhau. Vậy Marketing là gì? Marketing có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng Toponseek tìm hiểu ngay thôi nhé!

Chiến lược Marketing là gì?

Marketing (Tiếp thị) là chuỗi những chiến lược được dùng để truyền bá và phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm thu hút và thúc đẩy khách hàng hành động và mua hàng hóa.

Chiến lược Marketing (Marketing Strategy) mô tả quá trình làm thế nào để doanh nghiệp và tổ chức có thể hiểu được nhu cầu thị trường của họ và những phương pháp tác động đến hành động có lợi của khách hàng. Đây là giai đoạn có yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Một chiến lược tiếp thị được xem là thành công khi doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của doanh nghiệp, đồng thời đẩy nhanh hiệu suất và tăng trưởng lợi nhuận bán hàng.

>> Khám phá ngay:

Chiến lược Marketing giúp tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing giúp tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)

Tầm quan trọng của chiến lược Marketing với doanh nghiệp

Việc thực hiện chiến lược Marketing có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp bởi:

  • Tăng độ nhận diện, uy tín của doanh nghiệp

Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến với nhiều khách hàng hơn thông qua các nền tảng xã hội, từ đó tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

Marketing hướng đến đối tượng khách hàng mới và khách hàng cũ, đánh vào tâm lý khách hàng giúp họ có lòng tin vào sản phẩm hơn.

  • Tăng lượng tương tác

Vai trò chính của chiến lược Marketing là thu hút nhiều khách hàng, giúp sản phẩm được biết đến rộng rãi hơn. Mạng xã hội là tài nguyên quý, vì vậy, sử dụng nền tảng này để tiếp thị là cách khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đó. Lượng tương tác càng lớn, khách hàng càng có niềm tin vào sản phẩm, lượng khách hàng trung thành cũng tăng theo.

  • Tăng doanh thu, lợi nhuận

Với mọi doanh nghiệp, khi bắt đầu sử dụng những chiến lược đều mong muốn mục tiêu cuối cùng là tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chiến lược Marketing vừa giúp tìm kiếm lượng khách hàng, vừa thúc đẩy doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.

Các chiến lược Marketing cơ bản trên thị trường

Chiến lược Marketing bao gồm nhiều hình thức đa dạng. Sau đây là những chiến lược Marketing cơ bản thị trường.

Chiến lược Marketing Mix

Chiến lược Marketing Mix là sự kết hợp của nhiều chiến lược khác nhau, còn có tên gọi khác là 4P bởi sự kết hợp của 4 yếu tố P.

  • Product (sản phẩm): Tạo ra sản phẩm bằng cách tìm hiểu về sản phẩm. Sản phẩm đó dành cho ai, tại sao? Nó có gì mà không đối thủ nào có? Từ đó có thể tận dụng được những lợi thế cạnh tranh để tạo ra sản phẩm.
  • Price (giá cả): Là số tiền mà người dùng phải chi trả cho sản phẩm đó. Các nhà tiếp thị phải có sự liên kết giữa giá trị thực và cảm nhận của sản phẩm, đồng thời xem xét chi phí cung ứng, giá của đối thủ cạnh tranh.
  • Place (phân phối): Kiểm tra những kênh phân phối sản phẩm (tại cửa hàng truyền thống và trực tuyến) – vị trí trưng bày sản phẩm tại các cửa hàng và tìm kiếm và phân phối hàng hóa đến những vị trí mà khách hàng có nhu cầu quan tâm nhất.
  • Promotion (xúc tiến): Mục tiêu của xúc tiến là truyền đạt đến người dùng rằng họ cần sản phẩm này và đã được định giá phù hợp. Các hình thức xúc tiến thường gặp là quảng cáo, quan hệ công chúng và nhiều chiến lược truyền thông tổng thể khác.

>> Xem thêm:

Mô hình Marketing Mix 7P trong Marketing là gì? Cách áp dụng tối ưu bạn cần biết

Marketing dược là gì? 3 chiến lược Marketing ngành dược phẩm

Chiến lược Marketing Mix là sự kết hợp của nhiều chiến lược khác nhau
Chiến lược Marketing Mix là sự kết hợp của nhiều chiến lược khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Chiến lược Digital Marketing

Đây là chiến lược được sử dụng phổ biến gần đây nhằm thúc đẩy phát triển thông qua các kênh phương tiện truyền thông và mạng truyền thông.

Xây dựng Digital Marketing không hề dễ dàng. doanh nghiệp cần lên kế hoạch rõ ràng và thực thi theo từng những giai đoạn cụ thể. Đồng thời, phải đo lường hiệu quả chính xác để thực thi các chiến lược Marketing tiếp theo.

Chiến lược Content Marketing

Chiến lược này sử dụng hệ thống nội dung, thông điệp của sản phẩm để giới thiệu, tiếp cận đến khách hàng. Content Marketing có thể là video, blog,… tùy vào mục đích quảng cáo của thương hiệu.

Chiến lược Content Marketing sử dụng hệ thống nội dung, thông điệp của sản phẩm để tiếp cận khách hàng
Chiến lược Content Marketing sử dụng hệ thống nội dung, thông điệp của sản phẩm để tiếp cận khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Chiến lược Marketing định vị thương hiệu

Chiến lược thương hiệu là kế hoạch toàn diện để liên kết giá trị khác biệt với mục tiêu thích hợp tại mọi thời điểm.

Marketing định vị thương hiệu không những giúp thương hiệu đạt được doanh thu cao mà còn có thể tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu (Target Audience), từ đó có thể nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển khách hàng tiềm năng.

>> Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược Marketing cạnh tranh

Đây là chiến lược mà doanh nghiệp chủ yếu đưa ra các chính sách, kế hoạch cạnh tranh bán hàng với các đối thủ. Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có cái nhìn khách quan về vị trí của mình trong thị trường để có những chính sách phù hợp.

Chiến lược Marketing phân khúc

Marketing phân khúc là chiến lược mà doanh nghiệp cần chia nhóm khách hàng thành các phân đoạn khác nhau để dễ dàng triển khai và quản lý. Mỗi phân khúc khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau. Tóm lại, có 3 phân khúc khách hàng chủ yếu sau:

  • Phân khúc khác biệt hóa
  • Phân khúc tập trung
  • Phân khúc đại trà
Chiến lược Marketing phân khúc chia nhóm khách hàng thành các phân đoạn khác nhau
Chiến lược Marketing phân khúc chia nhóm khách hàng thành các phân đoạn khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả

Bước 1 – Xác định mục tiêu của chiến lược: Doanh nghiệp cần có những cái nhìn khách quan về doanh nghiệp, khách hàng, đối thủ để đưa ra những mục tiêu cụ thể.

Bước 2 – Nghiên cứu thị trường, khách hàng: Thị trường tiêu thụ thường có quy mô khá lớn, vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, phân tích thị trường cẩn thận, kỹ càng. Doanh nghiệp có thể tận dụng những công cụ hiện đại như phân tích  SWOT, Pestle,…

Bước 3 – Xác định khách hàng mục tiêu và phân khúc khách hàng, tìm hiểu khách hàng là các yếu tố để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng sản phẩm.

Bước 4 – Lựa chọn và lên kế hoạch các chiến lược Marketing: Đây là bước quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Họ cần những chiến lược, chính sách phát triển thích hợp. Trước tiên, nhãn hàng cần lựa chọn những hình thức Marketing phù hợp, song song với đó lên kế hoạch để thực hiện nó.

Bước 5 – Thực hiện các công việc trong kế hoạch: Sau khi lên kế hoạch, bước tiếp theo là triển khai như những gì đã nghiên cứu, ưu tiên thực hiện các chiến lược đem lại hiệu quả tốt nhất.

Bước 6 – Đo lường và đánh giá chiến lược: Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, đánh giá chiến lược để cho ra những kết quả tốt nhất. Nếu gặp vấn đề, cần xem xét và thay thế kế hoạch nếu cần thiết.

Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả thông qua 6 bước
Xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả thông qua 6 bước (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ về xây dựng chiến lược Marketing của các doanh nghiệp

Dưới đây là 2 ví dụ để bạn có thể hiểu thêm về cách xây dựng chiến lược Marketing, cùng tham khảo nhé!

Các chiến lược Marketing của Vinamilk

Sự thành công như ngày hôm nay của Vinamilk – thương hiệu sữa tươi lớn nhất thế giới – là kết quả của chiến lược Marketing bao gồm hình thức Marketing Mix kết hợp 4P.

Thương hiệu này tập trung vào phát triển sản phẩm, đa dạng hóa danh mục hàng hóa, cụ thể như sữa tươi Vinamilk, sữa bột Vinamilk,… Đồng thời, Vinamilk luôn cho ra mắt những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc tự nhiên 100%.

Chiến lược giá cũng là một chiến thuật vô cùng thành công của thương hiệu này khi cho ra mắt những sản phẩm đạt chất lượng cao, hương vị thơm ngon mà giá lại vô cùng hợp lý. Chính điều này đã giúp thương hiệu thu hút được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Thương hiệu này còn sử dụng nhiều chiến lược tăng tỉ lệ mua hàng như các voucher, khuyến mãi, ưu đãi dành riêng của Vinamilk. Hiện nay, Vinamilk đã được phân phối hơn 12500 chi nhánh vừa và nhỏ trên toàn quốc. 

Vinamilk sử dụng kết hợp nhiều chiến lược Marketing khác nhau
Vinamilk sử dụng kết hợp nhiều chiến lược Marketing khác nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Chiến lược Marketing của Biti’s

Biti’s là hãng giày nổi tiếng tại Việt Nam hoạt động với tuyên ngôn “nâng niu bàn chân Việt”. Chiến lược Marketing mà thương hiệu giày này sử dụng là Marketing Mix.

Ban đầu, sản phẩm có giá thành khá cao, nhưng sau khi nhận phản hồi của khách hàng, Biti’s đã dần hạ giá để có thể cung cấp đến nhiều đối tượng khách hàng tầm trung. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm của Biti’s đều có những nét riêng và luôn được đảm bảo chất lượng đầu ra, theo kịp xu hướng thời trang. Nhờ đó, thương hiệu đã nhận lại những đánh giá và nhận xét tích cực.

Không những có chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam mà Biti’s còn được xuất khẩu sang các nước lớn hơn như Ý, Mỹ, Pháp,… Nhãn hàng thường xuyên quảng bá trên các phương tiện truyền thông hay các siêu thị trong khu vực.

Biti’s thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện của người nổi tiếng hay trong các MV ca nhạc lớn. Những Promotion của Biti’s được sử dụng phổ biến là quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ.

Biti’s là một ví dụ điển hình trong việc triển khai chiến lược Marketing
Biti’s là một ví dụ điển hình trong việc triển khai chiến lược Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là tất cả những nội dung về chiến lược MarketingTopOnSeek mang đến cho bạn. Chúc bạn có thể tìm kiếm những chiến lược Marketing phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.

>> Xem thêm: 

Tags: Marketing Funnel là gì; Kế hoạch Marketing; Email Marketing là gì; SMS Marketing; môi trường Marketing; truyền thông Marketing là gì; CPA Marketing là gì; Video Marketing là gì; Influencer Marketing là gì

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Nguyễn Nhi
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Vân
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Vân

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Content là gì? Cấu trúc bài viết và 15 chiến thuật content đột phá

Trong marketing hay SEO website, content chính là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thông ...

30/05/2023

My Trần
Profit là gì? Tầm quan trọng của Profit đối với doanh nghiệp

Profit là gì có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Đây chính là ...

29/05/2023

Mai Hương
Facebook Ads là gì? Cách chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả 2023

Facebook Ads là gì? Việc tạo Facebook Ads (quảng cáo Facebook) có khác so với việc đăng bài trên trang ...

29/05/2023

Thảo Phạm