Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

Account Executive

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 30/04/2024

Bí mật Marketing không thể bỏ qua: 4P là gì và tại sao nó quan trọng?

Tác giả : Ngọc Hiền   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (2 bình chọn)
Ngày đăng: 16/04/2024

Là một marketer gạo cội, bạn có từng bối rối trước vô số mô hình và phương pháp Marketing đầy phức tạp? Hay bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “4P” nhưng chưa hiểu rõ bản chất của nó? Vậy 4P là gì? Tại sao mô hình này lại quan trọng đến vậy? Đừng lo lắng, bài viết này TopOnSeek sẽ giúp bạn có câu trả lời cho hai câu hỏi này nhé. 

Xem thêm

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là một mô hình tiếp thị bao gồm bốn yếu tố chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), và Xúc tiến (Promotion). Đây là sự kết hợp của nhiều công cụ chiến lược tiếp thị, được các nhà tiếp thị sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị của họ. Mô hình 4P này giúp các doanh nghiệp xác định và điều chỉnh các yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị của họ, từ việc phát triển sản phẩm đến việc quảng bá sản phẩm và tăng cường khả năng tiếp cận đến khách hàng. Đây là một công cụ mạnh mẽ và cần thiết trong việc xây dựng và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh.

Khái niệm này được đề cập lần đầu tiên bởi Neil Borden, một giáo sư tại Đại học Harvard vào những năm 1950. Ông đưa ra khái niệm về Marketing Mix bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát để ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của khách hàng.

Dựa trên công trình của Borden , giáo sư E. Jerome McCarthy, tại Đại học Michigan State, đã phát triển mô hình 4P vào năm 1960. 

Mô hình 4P là một công cụ Marketing cơ bản và quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh số bán hàng và giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh.

4p trong marketing là gì
Khái niệm 4P trong Marketing là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Marketing trực tiếp là gì? Các hình thức, chiến lược và ví dụ cụ thể

Tầm quan trọng của 4P trong Marketing 

Với 4 yếu tố Product, Price, Place, Promotion, mô hình 4P đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả và đưa sản phẩm đến tay khách hàng. 

kết quả marketing
Tầm quan trọng của 4P trong marketing  (Nguồn: Internet)

Product (Sản phẩm)

Product là yếu tố nền tảng trong mô hình 4P Marketing, đóng vai trò cốt lõi trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Khác biệt với định nghĩa thông thường, sản phẩm trong Marketing không chỉ giới hạn ở hình thức vật lý mà còn bao gồm các sản phẩm kỹ thuật số, dịch vụ thậm chí là trải nghiệm.

Product có thể là hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường để đáp ứng nhu cầu và mong muốn khách hàng.

Việc phát triển và bán sản phẩm đòi hỏi xem xét nhiều yếu tố, phải có một chiến lược sản phẩm nhất định bao gồm khả năng giải quyết vấn đề, sự đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và lý do tại sao khách hàng muốn mua sản phẩm đó. Chất lượng, thiết kế, bao bì, tính đa dạng, khả năng thích ứng, tính bền vững và an toàn đều là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi phát triển sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được mong đợi của khách hàng và phản ánh chất lượng và giá trị mà doanh nghiệp mang lại.

Xem thêm: Product Life Cycle – Ý nghĩa của vòng đời sản phẩm trong Marketing

Price (Giá)

Price (giá cả) là yếu tố quan trọng thứ hai trong mô hình 4P, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm không chỉ đơn giản là một con số mà nó còn phản ánh giá trị, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Có một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định về giá cả như chi phí sản xuất, nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng.

Ngoài ra, giá cả của sản phẩm cũng phải cân nhắc đến giá cả của các sản phẩm tương tự trên thị trường để đưa ra một mức giá cạnh tranh. Một phần của chiến lược giá cả có thể là sử dụng giá để thu hút khách hàng mới, tăng thị phần và xây dựng thương hiệu.

Ví dụ: Walmart sử dụng phương pháp định giá chi phí thấp để thu hút lượng lớn người mua sắm quan tâm đến giá trị, trong khi Saks Fifth Avenue duy trì mức giá cao hơn nhiều, điều này thường xảy ra ở những người bán hàng xa xỉ nhắm đến người mua giàu có. 

Ngoài ra còn có yếu tố tâm lý trong việc định giá sản phẩm, đó là lý do tại sao sản phẩm thường có giá 9,99 USD thay vì 10 USD. Các sản phẩm có giá kết thúc bằng 0,99 có vẻ rẻ hơn so với những sản phẩm có giá kết thúc bằng 0 và do đó, nhiều người mua hàng bị thu hút bởi mức giá 9,99 USD.

chiến lược giá cả
Mỗi sản phẩm và dịch sẽ có một chiến lược giá khác nhau  (Nguồn: Internet)

Place (Phân phối)

Trong mô hình 4P, chữ P thứ ba là Place, nhấn mạnh vào các kênh và địa điểm mà sản phẩm và dịch vụ của bạn được bán.

Có nhiều phương thức khác nhau để phân phối sản phẩm, từ cửa hàng truyền thống đến các sự kiện đặc biệt, hội chợ, cửa hàng tạm thời, hoặc thậm chí là các nền tảng thương mại điện tử như trang web riêng hoặc các thị trường trực tuyến như Shopee, Lazada, eBay, Amazon, hay Etsy.

Sự lựa chọn về nơi bán hàng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn quản lý hàng tồn kho và vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, vị trí cũng có thể ảnh hưởng đến quy mô của thị trường mà bạn có thể tiếp cận. Một số doanh nghiệp nhận ra rằng việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ qua nhiều điểm bán hàng có thể giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng.

Điều quan trọng là phải chọn các kênh phân phối phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn và đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ được đưa đến đúng đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

Promotion (Khuyến mại)

Yếu tố cuối cùng của 4P là Promotion, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo nhu cầu mua hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Khuyến mãi bao gồm các hoạt động truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm, thương hiệu và tạo ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. 

Chiến lược quảng cáo của bạn có thể bao gồm quảng cáo truyền thống hoặc Social Marketing, Content Marketing, Email Marketing … Ngoài ra, việc tổ chức các chương trình giảm giá và ưu đãi đặc biệt cũng là một phần quan trọng của chiến lược khuyến mãi, giúp tạo ra doanh thu.

Việc xác định ngân sách cho các hoạt động khuyến mại cần phải dựa trên mục tiêu Marketing của doanh nghiệp, ngân sách tổng thể và đặc điểm cụ thể của sản phẩm. Quan trọng nhất là cân nhắc hiệu quả của từng chiến lược khuyến mãi, để đảm bảo rằng các khoản đầu tư được thực hiện một cách hợp lý và chi phí được tối ưu hóa.

sale khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi là một phần của Promotion (khuyến mại)  (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online hiệu quả

Ưu và nhược điểm của 4P là gì ?

Với thành phần và tầm quan trọng kể trên, 4P là một công cụ Marketing hữu ích giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những ưu và nhược điểm nhất định cần phải cân nhắc trước khi áp dụng.

Ưu điểm của mô hình 4P

  • Đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng: 4P bao gồm 4 yếu tố cơ bản, dễ dàng hiểu và áp dụng cho nhiều loại hình kinh doanh. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng xây dựng chiến lược Marketing dựa trên mô hình này 
  • Tập trung vào các yếu tố quan trọng: 4P bao gồm các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, giúp doanh nghiệp tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược Marketing. 
  • Phù hợp với nhiều loại mô hình kinh doanh 
  • Dễ dàng đo lường hiệu quả: Hiệu quả của các hoạt động Marketing trong mô hình 4P dễ dàng được đo lường và đánh giá, giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược phù hợp. 
Đo lường hiệu quả marketing
Ưu điểm của  mô hình 4P là gì?  (Nguồn: Internet)

Nhược điểm của mô hình 4P

  • Không chú trọng vào trải nghiệm khách hàng: Mô hình 4P tập trung vào các yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối và khuyến mãi nhưng không chú trọng vào trải nghiệm khách hàng. Doanh nghiệp cần bổ sung các yếu tố khác để đảm bảo trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
  • Có thể dẫn đến cạnh tranh về giá: Doanh nghiệp có thể tập trung hạ giá để thu hút khách hàng, dẫn đến cạnh tranh giá cả gay gắt và ảnh hưởng đến lợi nhuận. 
  • Ít linh hoạt: Mô hình 4P có thể ít linh hoạt trong việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và hành vi khách hàng.

Xem thêm: Agency Marketing là gì? TOP 10 mô hình Agency trong Marketing

Sự khác biệt giữa 4P và 7P là gì?

Mô hình 4P tập trung vào sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và khuyến mại (Promotion), tạo nên cơ sở của chiến lược tiếp thị truyền thống. Trong khi đó, mô hình 7P bổ sung thêm ba yếu tố mới là con người (people), quy trình (process), và cơ sở vật chất (physical Evidence), nhấn mạnh vào trải nghiệm khách hàng và quản lý quy trình.

Yếu tố “con người” đưa vào sự chú ý đến vai trò của nhân viên trong tạo ra trải nghiệm khách hàng, tạo nên văn hóa tổ chức tập trung vào khách hàng. “Quy trình” tập trung vào cách sản phẩm được đưa đến tay khách hàng, với sự chú trọng vào việc tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng. Trong khi “cơ sở vật chất” đặt ra câu hỏi về các yếu tố như môi trường cửa hàng, thiết kế sản phẩm, và các chứng chỉ chất lượng, hỗ trợ khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.

Sự khác biệt giữa mô hình 4P và 7P không chỉ là về số lượng yếu tố mà còn liên quan đến cách tiếp cận và tầm quan trọng của chúng trong chiến lược tiếp thị.

Mô hình 7P mở rộng cái nhìn của doanh nghiệp từ việc chỉ tập trung vào sản phẩm và dịch vụ như mô hình 4P đến việc đặt khách hàng vào trung tâm và cung cấp một trải nghiệm toàn diện hơn. 

Lựa chọn 4P hay 7P phụ thuộc và loại hình kinh doanh, mục tiêu marketing và nguồn lực của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần linh hoạt áp dụng mô hình kinh doanh phù hợp để đạt mục tiêu hiệu quả Marketing cao nhất. 

Mô hình 7P
Mô hình 7P trong marketing (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Trade Marketing là gì? Các hình thức Trade Marketing và ví dụ

Kết luận 

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, bạn đã có được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi “4P là gì?” và hiểu rõ tầm quan trọng của mô hình này trong chiến lược Marketing. Mô hình 4P là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược Marketing. Tuy nhiên, doanh nghiệp doanh nghiệp cũng nên kết hợp 4P với các mô hình Marketing khác để tạo dựng chiến lược Marketing phù hợp và hiệu quả hơn. Đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cho chúng tôi nhé! 

Nguồn kham thảo: https://www.forbes.com/advisor/business/4-ps-marketing/


TOS – PREMIUM SEO PERFORMANCE AGENCY

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) – Global Award-winning Agency luôn tự hào là một trong những công ty mang lại giải pháp SEO tổng thể, toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành cùng với đội ngũ chuyên viên SEO dày dặn kinh nghiệm, TOS cam kết không chỉ cung cấp các dịch vụ như kiểm tra audit website, tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên bền vững mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi mang lại nguồn doanh thu ổn định cho khách hàng.

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) vinh hạnh khi được CLUTCH vinh danh với các danh hiệu:

  • Top 3 công ty SEO tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho Cơ Sở Giáo Dục tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO hàng đầu cho Công nghệ tài chính tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

QUÝ DOANH NGHIỆP VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ HỢP TÁC: 

Hotline: 028 7302 2558

Email: long.bui@toponseek.com

Báo giá: Liên hệ

Địa chỉ: 

  • HCM: Lầu 4 Tòa nhà Nguyên Giáp, 42/37 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM, Việt Nam. 
  • Đà Nẵng: Lầu 6 DanaBook, 76-78 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Disavow Link là gì? Disavow Link (nghĩa là: từ chối liên kết) là một công cụ của Google Search Console, ...

25/04/2024

Hải Yến
Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh