Brand Marketing là gì? Công việc của Brand Marketing là làm gì?
Brand Marketing là gì? Đây là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh thu và mở rộng quy mô. Vậy, công việc cụ thể của Brand Marketing là làm gì? Thu nhập ra sao? Hãy cùng TOS tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Social Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Social Marketing
- CAC Marketing là gì? Vai trò và cách tính chỉ số CAC
- Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing
- Marketing trực tiếp là gì? Các hình thức, chiến lược và ví dụ cụ thể
Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là hoạt động tiếp thị thương hiệu, dựa trên chiến lược quảng bá ngắn hoặc dài hạn tùy theo chiến dịch nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu. Hiểu đơn giản, đây là hoạt động “đánh” vào cảm xúc hoặc lợi ích của người xem, làm họ ấn tượng và nhớ đến toàn bộ thương hiệu.
Một trong những dấu hiệu cho thấy Brand Marketing thành công chính là người dùng tin và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ trong thời gian dài. Điều này cho thấy, thương hiệu đã xây dựng lòng trung thành khách hàng, khơi dậy cảm giác về sự khác biệt và nhận được sự công nhận từ chính họ.
Xem thêm: Internet Marketing là gì – Tổng quan, thuật ngữ về Internet Marketing

Xem thêm:
Tại sao làm Brand Marketing lại quan trọng?
Khi thị trường vào giai đoạn bão hòa và sự kết nối người tiêu dùng gặp khó khăn, điều này khiến các doanh nghiệp nhận ra việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu giúp thu hút khách hàng, tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ với nhau. Điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy thoải mái.
Khi thương hiệu để lại ấn tượng tốt trong tâm trí người tiêu dùng thì họ thường có xu hướng trung thành, tin tưởng lâu dài. Càng nhiều người tin tưởng thì mức độ nhận diện thương hiệu càng tăng, trở nên phổ biến trong tâm trí của người tiêu dùng. Vì vậy, việc tăng độ nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online hiệu quả
- Lead Generation Marketing là gì trong Inbound Marketing?
Brand Marketing và Trade Marketing khác nhau như thế nào?
Branding Marketing và Trade marketing luôn hỗ trợ nhau để đạt được mục đích, đó là làm người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu của họ. Thoạt nhìn, cả hai trông có vẻ giống nhau nhưng thực tế đều có sự khác biệt rõ rệt.
- Brand marketing: Tập trung vào bằng sự kiện, quảng cáo,… xây dựng chiến lược để có được lòng tin cũng như sự tin tưởng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng là đối tượng chính. Hoạt động hướng đến nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng.
- Trade marketing: Hướng đến người mua hàng tại điểm bán, xây dựng tập trung các hoạt động ngay điểm bán hàng. Đối tượng chính là đối tác hệ thống kênh phân phối như nhà bán sỉ, bán lẻ,… Hoạt động hướng đến việc thúc đẩy người mua hàng tại điểm bán ra quyết định mua hay không mua.
Để dễ hình dung, bạn có thể xem qua bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Brand Marketing | Trade Marketing |
Mục tiêu | Xây dựng lòng tin và sự tin tưởng của người tiêu dùng | Thúc đẩy quyết định mua hàng tại điểm bán |
Đối tượng chính | Người tiêu dùng | Đối tác kênh phân phối (nhà bán sỉ, bán lẻ, cửa hàng) |
Hoạt động chính | Quảng cáo, tổ chức sự kiện, xây dựng chiến lược thương hiệu | Trưng bày sản phẩm, khuyến mãi tại điểm bán, tối ưu kênh phân phối |
Hướng tiếp cận | Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, tạo dựng hình ảnh thương hiệu dài hạn | Tác động trực tiếp đến hành vi mua hàng tại điểm bán |
Địa điểm triển khai | Truyền thông đại chúng (TV, mạng xã hội, báo chí…) | Ngay tại điểm bán, siêu thị, cửa hàng, kênh phân phối |
Mục đích cuối cùng | Xây dựng thương hiệu mạnh, tạo độ nhận diện và lòng trung thành của khách hàng | Tăng doanh số bán hàng thông qua các kênh phân phối |

Xem thêm:
- Content Marketing Là Gì? UPDATE 5 Xu Hướng Marketing Mới Nhất
- Brand Personality là gì? Hiểu đúng về tính cách thương hiệu
Làm Brand Marketing là làm gì? Chi tiết công việc Brand Marketing
Chúng ta vẫn thường nghe nói đến cụm từ “làm Brand Marketing”. Vậy, “làm Brand Marketing” là làm gì?
Brand Marketing chính là quá trình xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu của một công ty hoặc sản phẩm trong tâm trí khách hàng thông qua các chiến lược và hoạt động. Mục tiêu cuối cùng của hoạt động này là tăng cường nhận diện, tạo dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Về cơ bản, công việc chung của một Brand Marketer bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường và khách hàng: Thu thập và phân tích dữ liệu về đối thủ cạnh tranh, thị trường và khách hàng mục tiêu để nắm bắt nhu cầu và xu hướng.
- Xây dựng chiến lược thương hiệu: Phát triển các chiến lược dài hạn để định vị thương hiệu, bao gồm việc xác định giá trị cốt lõi, thông điệp và hình ảnh thương hiệu.
- Quản lý hình ảnh thương hiệu: Đảm bảo mọi hoạt động marketing và truyền thông đều nhất quán với hình ảnh và giá trị của thương hiệu.
- Phát triển nội dung và chiến dịch quảng cáo: Tạo ra các nội dung và chiến dịch quảng cáo sáng tạo nhằm tăng cường nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.
- Đo lường và đánh giá hiệu suất: Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu suất các chiến dịch marketing và điều chỉnh kịp thời.

Công việc cụ thể mà một Branding Marketing là làm gì? Tùy vào chức vụ và yêu cầu của mỗi doanh nghiệp thì sẽ có công việc khác nhau. Về cơ bản, Brand marketing tuyển dụng ba cấp bậc dưới đây:
Cấp độ chuyên viên Brand Marketing
Đối với vị trí chuyên viên Brand Marketing thì thường sẽ làm việc như sau:
- Phụ trách, xây dựng kênh truyền thông như mạng xã hội, website,…
- Đề xuất, phân tích phương án phát triển thương hiệu từ kết quả nghiên cứu thị trường đến cấp trên.
- Xây dựng những content truyền thông và bộ nhận diện thương hiệu như slogan, hình ảnh, logo, video marketing,…
- Liên hệ trực tiếp đối tác. Phản hồi câu hỏi của khách hàng qua các kênh liên lạc hằng ngày.
- Theo dõi và báo cáo ngân sách hoạt động cho thương hiệu đến cấp trên.
Xem thêm: Top 8 việc làm tại nhà hấp dẫn, mức thu nhập cao
Cấp độ nhân viên Brand Marketing Executive
Tùy vào quan niệm mỗi quốc gia nên sẽ có vị trí Brand executive hay không. Tại Việt Nam, Brand executive có bậc cấp thấp hơn Brand manager. Công việc của vị trí này thường được tuyển là:
- Hỗ trợ Brand manager trong việc triển khai thực hiện chiến dịch, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
- Đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả.
- Quản lý ngân sách cho các chiến dịch quảng bá.
- Theo dõi và triển khai các hoạt động marketing của doanh nhiệp.
- Triển khai thương mại sản phẩm mới.
- Hợp tác với bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường,…
Xem thêm:
- Blogging là gì? Viết blog có phải là một nghề hay không?
- Copywriting là gì? Tất tần tật về Copywriting dành cho người mới bắt đầu
Cấp độ Brand Marketing Manager (Nhà quản trị thương hiệu)
Còn về vị trí Brand Manager (Giám đốc thương hiệu) thì bao hàm những việc liên quan như:
- Nghiên cứu từ kết quả của Brand Marketing Executive để đưa ra giải pháp và ý tưởng cho hoạt động.
- Giám sát các hoạt động Brand Advertising (quảng bá thương hiệu) đã và đang diễn ra.
- Chuẩn bị/ Sẵn sàng phản ứng nhanh và đúng đắn khi khủng hoảng thương hiệu xảy ra.
- Đề xuất mục tiêu về thương hiệu.
- Phối hợp cùng các phòng ban khác để kế hoạch diễn theo đúng thời gian và lịch trình có sẵn.
- Thảo luận về dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp với nhà đầu tư, đối tác.
- Nghiên cứu thị trường và trình bày kế hoạch chi tiết lên ban giám đốc để thực hiện.

Xem thêm: Manager là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và tố chất để trở thành Manager
5 Kỹ năng cần có để làm Brand Marketing
Để có thể nghiên cứu được các đối thủ cạnh tranh thì người làm Brand marketing cần có 5 kỹ năng cơ bản sau đây:
Kỹ năng nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
Người làm Brand Marketing trước tiên cần phải nghiên cứu, phân tích tất cả thông tin và thông điệp từ đối thủ cạnh tranh và lập bản đồ thị trường. Từ đó, họ sẽ tìm những lỗ hổng để lên chiến lược brand marketing và truyền thông thương hiệu thật tốt, gây ấn tượng với người tiêu dùng.
Về cơ bản, có 2 đối thủ cạnh tranh đối với một thương hiệu, bao gồm:
- Cạnh tranh trực tiếp: Đối thủ cùng ngành hàng, cùng sản phẩm với doanh nghiệp.
- Cạnh tranh gián tiếp: Đối thủ có sản phẩm thay thế sản phẩm của doanh nghiệp làm thương hiệu. Ví dụ, sản phẩm kinh doanh của bạn là cà phê, còn của đối thủ cạnh tranh gián tiếp chính là nước ngọt, trà,…
- Cạnh tranh tiềm thức: Đối thủ “đánh” vào quan điểm của người tiêu dùng. Thay vì uống cà phê (sản phẩm kinh doanh của bạn) để tỉnh táo, họ sẽ khuyên chọn uống trà hoặc các thức uống tăng lực khác.
Xem thêm:
- Thị trường ngách là gì? 5 Cách tìm thị trường ngách tiềm năng
- 21 Phần mềm quản lý KPI miễn phí, tốt nhất hiện nay
Định vị xây dựng thương hiệu
Xây dựng định vị thương hiệu được tập trung bởi các yếu tố sau:
- Đối tượng mà thương hiệu muốn tiếp cận.
- Giá trị thương hiệu mang đến giá trị cho người tiêu dùng.
- Thương hiệu tiếp xúc với người tiêu dùng.
Nếu phân tích phân tích đối thủ cạnh tranh là tìm hiểu thông tin chính xác thì định vị xây dựng thương hiệu sẽ dựa vào nhiều dữ liệu hơn, từ đó có thể sáng tạo thêm cho thông điệp.
Xây dựng chiến lược cho vị thế thương hiệu
Chiến lược xây dựng thương hiệu là lộ trình mà các doanh nghiệp thực hiện để phát triển thương hiệu. Xác định rõ ràng về chiến lược. Mỗi chiến lược đều được kết hợp từ các yếu tố như:
- Nghiên cứu: vạch ra bối cảnh cạnh tranh giải quyết nhu cầu.
- Mục tiêu, mục đích: đo lường tổng thể. Trả lời những câu hỏi về lười hứa, trải nghiệm và mục đích của người tiêu dùng.
- Định nghĩa đối tượng: được xác định rõ ràng dựa vào thông tin bên trong và bên ngoài.
- Thời gian triển khai: bao gồm lịch trình chi tiết và thời điểm để bổ sung, hỗ trợ chiến dịch.
- Đo lường thương hiệu: các số liệu báo cáo, phân tích, đo lường thành công trong ngắn và dài hạn.
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng
Quản lý thương hiệu
Chiến lược thương hiệu cần tư duy tổng thể nên người làm Brand marketing cần kỹ năng quản lý thương hiệu. Việc này thực hiện theo nguyên tắc ở từng cấp độ bộ phận và từng trường hợp cụ thể. Các Brand marketing thường phải giải quyết các câu hỏi như:
- Lựa chọn hợp tác cùng người nổi tiếng có giúp được gì cho thương hiệu không?
- Liệu người được chọn này có phù hợp với thông điệp hay không?
- Thông điệp, logo này có thể gây ấn tượng để người xem cảm nhận được hay không?
Nếu thực hiện không tốt thì thương hiệu chỉ nhận được kết quả không phù hợp, thậm chí là điều tiêu cực nào đó. Ngược lại, nếu thực hiện tốt thì xây dựng và duy trì được mối quan hệ với người tiêu dùng.
Nếu thực hiện không tốt, thương hiệu có thể nhận kết quả không tốt, thậm chí vướng phải những điều tiêu cực. Ngược lại, nếu thực hiện thành công thì người làm Brand Marketing có thể duy trì mối quan hệ với người tiêu dùng.
Trong trường hợp xấu hơn thì có thể bị biến thành cuộc khủng hoảng thương hiệu. Một ví dụ thực tế từ Adidas, vào năm 2017, sau khi gửi email thông điệp quảng bá cho cuộc thi Boston Marathon. Cứ ngỡ lần này sẽ gây được sự ấn tượng tích cực nhưng thực tế chỉ là tưởng tượng. Adidas đã gửi với tiêu đề “Chúc mừng, bạn đã sống sót tại Boston Marathon!” mà quên mất sự kiện bị đánh bom trong chính cuộc đua vào năm 2013 làm bị thương gần 300 người.
Xem thêm: Quản trị thương hiệu là gì? Chiến lược xây dựng quy trình
Quản lý dự án
Kỹ năng quản lý dự án một cách logic là điều cần có ở một brand marketing. Phải đảm bảo tính xuyên suốt của dự án từ lúc lập kế hoạch cho đến đo lường hiệu quả truyền thông. Mất đi quy trình thì sẽ khó và có thể mất kiểm soát.
Bên cạnh đó, khi làm brand marketing cũng không nên quá cứng nhắc, nên vừa đủ linh hoạt giải quyết và vừa đảm bảo quy trình để thực hiện trơn tru. Việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý và tư duy.

Xem thêm: Brand Strategy là gì? 7 yếu tố giúp xây dựng chiến lược
Cách triển khai chiến lược Brand Marketing hiệu quả
Để triển khai chiến dịch Marketing, bạn cần có chiến lược rõ ràng dựa trên ngân sách đã đề xuất. Dưới đây là các bước triển khai chiến lược tiếp thị thương hiệu hiệu quả:
Xác định khách hàng mục tiêu
Trước khi lên kế hoạch marketing, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng nhóm khách hàng mục tiêu: họ là ai, có nhu cầu gì, hành vi tiêu dùng ra sao. Việc này giúp tối ưu chiến dịch, đảm bảo thông điệp chạm đúng mong muốn của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả tiếp cận.
Xác định vị thế cạnh tranh
Muốn nổi bật trên thị trường, doanh nghiệp cần xác định vị thế của mình so với đối thủ. Hãy nghiên cứu kỹ hoạt động marketing truyền thống, marketing trực tuyến của các thương hiệu lớn, tìm ra điểm khác biệt để thu hút khách hàng. Quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện cũng là những công cụ hữu ích giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu.
Truyền tải thông điệp thương hiệu
Một chiến lược marketing nội dung thành công không chỉ đơn thuần là giới thiệu sản phẩm, mà còn phải truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu. Dù nhấn mạnh sự sang trọng, tinh tế hay giá cả hợp lý, thông điệp phải rõ ràng, dễ nhớ và đánh trúng tâm lý khách hàng.
Kết hợp đa kênh để tương tác với khách hàng
Trong thời đại số, doanh nghiệp cần tận dụng marketing mạng xã hội, website, email marketing và các kênh khác để tiếp cận khách hàng. Kết hợp linh hoạt giữa marketing trực tuyến và marketing truyền thống giúp mở rộng phạm vi tiếp cận, giữ chân khách hàng trung thành và thu hút khách hàng mới.
Theo dõi và đo lường hiệu quả marketing
Để biết chiến dịch có thực sự hiệu quả hay không, doanh nghiệp cần thường xuyên đo lường hiệu quả marketing thông qua các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, mức độ tương tác, tăng doanh số bán hàng. Dựa vào dữ liệu thu thập, hãy liên tục điều chỉnh chiến lược để tối ưu hiệu quả và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.
Vai trò Brand Marketing trong thời đại công nghệ
- Tăng nhận thức thương hiệu: Brand marketing giúp thương hiệu tiếp cận rộng rãi khách hàng tiềm năng thông qua PR, quảng cáo, marketing mạng xã hội. Điển hình như Biti’s, nhờ chiến dịch truyền thông kết hợp với người nổi tiếng như Sơn Tùng M-TP, thương hiệu đã thành công đổi mới hình ảnh, mở rộng thị trường từ trẻ em sang giới trẻ với dòng sản phẩm Biti’s Hunter.
- Thu hút khách hàng tiềm năng: Không chỉ nâng cao nhận diện thương hiệu, brand marketing còn giúp mở rộng tệp khách hàng. Khi một thương hiệu có hình ảnh trẻ trung, sáng tạo, họ có thể thu hút nhóm khách hàng mới. Ví dụ, Biti’s từ thương hiệu giày trẻ em đã phát triển thành nhãn hiệu được giới trẻ ưa chuộng.
- Tăng độ tin cậy với khách hàng: Sự hợp tác với KOLs, Influencer Marketing giúp thương hiệu tạo dựng uy tín. Khi một nghệ sĩ nổi tiếng quảng bá sản phẩm, thương hiệu đó dễ dàng chiếm được lòng tin của công chúng và tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
- Tạo sự khác biệt so với đối thủ: Một chiến lược brand marketing sáng tạo giúp thương hiệu nổi bật giữa thị trường cạnh tranh. Điện Máy Xanh là một ví dụ điển hình khi tạo dấu ấn với loạt quảng cáo hài hước, giai điệu vui nhộn, giúp thương hiệu ghi dấu trong tâm trí khách hàng.
- Gia tăng doanh số và phát triển bền vững: Mục tiêu cốt lõi của brand marketing là tăng doanh số bán hàng bằng cách thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng trung thành và tạo ra sự kết nối lâu dài. Khi thương hiệu được nhận diện rộng rãi và xây dựng uy tín vững chắc, doanh nghiệp có thể mở rộng thị phần, phát triển bền vững trên thị trường.
Một số câu hỏi thường gặp về Brand Marketing
1. Mức thu nhập của Brand Marketing là bao nhiêu?
Tùy vào vị trí cấp bậc và tính chất doanh nghiệp nên mức thu nhập trung bình mỗi bậc được chia thành từng nhóm như sau:
Vị trí | Mức thu nhập trung bình (triệu/tháng) |
Brand Marketing Intern | 2,5 – 5 |
Nhân viên chưa có kinh nghiệm / Sinh viên mới ra trường | 8 – 10 |
Chuyên viên (1-2 năm kinh nghiệm) | 10 – 15 |
Brand Manager (3-5 năm kinh nghiệm) | 14 – 22 |
Brand Manager (>5 năm kinh nghiệm) | 25+ |
Xem thêm: Brand Equity là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của tài sản thương hiệu
Riêng nhân viên Brand Executive thì sẽ có khung thu nhập như sau:
Kinh nghiệm | Mức thu nhập trung bình (triệu/tháng) |
1 – 3 năm | 6 – 10 |
3 – 5 năm | 10 – 15 |
Hơn 5 năm | Trên 30 |
Ở vị trí chuyên viên Brand marketing cần có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm để thăng chức lên Brand marketing. Từ cấp độ Brand Manager, nếu năng lực và đạt hiệu quả công việc cao thì lương có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/ tháng.
Và cũng tùy thuộc vào nơi bạn làm việc thì mức thu nhập cũng khác nhau, ví dụ như làm cho một công ty Brand Agency. Chẳng hạn như ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ có mức lương cao một chút hơn so với thành phố khác.

Xem thêm: Cách viết content kiếm tiền tại nhà dễ dàng, hiệu quả nhất
2. Brand Manager và Brand Executive khác nhau như thế nào?
Brand Manager và Brand Executive là hai vị trí quan trọng trong đội ngũ xây dựng chiến lược thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Mặc dù cả hai đều liên quan đến quản trị thương hiệu, nhưng có những điểm khác biệt rõ ràng giữa chúng.
- Brand Manager chịu trách nhiệm toàn diện về chiến lược thương hiệu, từ việc phát triển đến thực hiện các kế hoạch dài hạn. Họ quản lý ngân sách marketing và đảm bảo các hoạt động marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, Brand Manager phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả.
- Brand Executive thì ngược lại, vị trí này thường đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể hơn như quản lý nội dung, tổ chức sự kiện, và theo dõi hiệu quả của các hoạt động marketing. Họ hỗ trợ Brand Manager trong việc thực hiện các chiến dịch marketing và đảm bảo các hoạt động này tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của công ty.
3. Làm Brand Marketing thì học ngành gì?
Để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực Brand Marketing, bạn có thể học các ngành sau:
- Marketing: Đây là ngành học phổ biến nhất, cung cấp kiến thức toàn diện về các chiến lược và kỹ thuật marketing.
- Quản trị kinh doanh: Ngành này giúp bạn hiểu rõ hơn về quản lý doanh nghiệp và các khía cạnh liên quan đến thương hiệu.
- Truyền thông: Học ngành này giúp bạn nắm vững các kỹ năng giao tiếp và truyền thông, rất quan trọng trong việc xây dựng và quản lý thương hiệu.
- Kinh tế: Ngành kinh tế cung cấp nền tảng kiến thức về thị trường và hành vi tiêu dùng, hỗ trợ cho việc phát triển chiến lược thương hiệu hiệu quả.
4. Các kênh tuyển dụng làm Brand Marketing ở đâu?
Bạn có thể tìm việc làm Brand Marketing thông qua các kênh tuyển dụng sau:
- Trang web tuyển dụng: Các trang web như Indeed, LinkedIn, CareerViet, và VietnamWorks thường đăng tải nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực Brand Marketinghttps://jobs.vn.indeed.com/q-brand-marketing-jobs.html.
- Mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng như LinkedIn để kết nối với các nhà tuyển dụng và theo dõi các tin tuyển dụng mới nhất.
- Trang web công ty: Truy cập trực tiếp vào trang web của các công ty bạn quan tâm để tìm kiếm các vị trí tuyển dụng.
- Sự kiện nghề nghiệp: Tham gia các hội chợ việc làm để có cơ hội gặp gỡ các nhà tuyển dụng và tìm hiểu về việc làm.
Xem thêm:
5. Gợi ý một số câu phỏng vấn về Brand Marketing
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp khi ứng tuyển vào vị trí Brand Marketing:
- Bạn sẽ đo lường thành công của một chiến dịch marketing thương hiệu như thế nào?
- Chiến lược của bạn để tạo ra một nhận diện thương hiệu thành công là gì?
- Làm thế nào để bạn đảm bảo các chiến dịch marketing của mình phù hợp với sứ mệnh và giá trị của công ty?
- Hãy kể về một lần bạn phải quản lý tình huống khủng hoảng liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm.
- Bạn có kinh nghiệm gì với việc phát triển và thực hiện các chiến dịch marketing trên mạng xã hội?
Trên đây là tổng hợp kiến thức về Brand marketing. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu thêm và định hướng được lựa chọn của bản thân. Đừng quên truy cập TOS để cập nhập thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Xem thêm:
- Dịch vụ SEO trọn gói, chuyên nghiệp, uy tín nhất tại Việt Nam – TOS
- 8 bậc của tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng nhu cầu con người
- Google Keyword Planner là gì ? Cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả
- Mẫu lập kế hoạch truyền thông cho sự kiện, thương hiệu hiệu quả
– Hiểu được người tiêu dùng mục tiêu.
– Lập kế hoạch chiến lược thương hiệu.
– Triển khai thiếp thị thương hiệu.
– Hỗ trợ hoạt động marketing.
– Theo dõi hiệu quả và tối ưu hóa đo lường.
Brand Marketing sẽ phụ trách xây dựng kênh truyền thông bằng bộ nhận diện thương hiệu như logo, hình ảnh,… Liên hệ trực tiếp và phản hồi câu hỏi của khách hàng, đối tác.
Brand Marketing Executive là nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch và trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ để thúc đẩy danh tiếng thương hiệu. Đồng thời khảo sát và báo cáo về xu hướng thị trường sắp tới.
Nguồn tham khảo:
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





