Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

8 bậc của tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng trong Marketing

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi Anh Nguyễn
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 23/03/2023

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình dạng kim tự tháp thể hiện các nhu cầu trong cuộc sống của con người. Do đó, doanh nghiệp có thể áp dụng để bảo vệ trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy năng suất của nhân sự. Vậy tháp Maslow bao gồm những nhu cầu gì và làm thế nào để ứng dụng các cấp bậc này trong Marketing? Bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá ngay khái niệm này qua bài viết bên dưới nhé.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là một học thuyết do nhà tâm lý học Abraham Maslow sáng lập ra vào năm 1943. Khái niệm này chỉ rõ những mong muốn cơ bản dựa trên hành vi tâm lý của con người. Cụ thể, mỗi con người đều sẽ có các nhu cầu căn bản để sinh sống và tồn tại. Đó là sinh lý, an ninh, xã hội, kính trọng và thể hiện bản thân.

Tuy nhiên, mức độ xử lý cho từng nhu cầu trong tháp Maslow thường không giống nhau. Tháp sẽ phân chia thành các tầng với cấp bậc từ thấp đến cao để biểu thị cho những nhu cầu cơ bản nhất cần được đáp ứng trước. Chẳng hạn, tầng 1 là mức độ cấp thiết nhất mà con người phải có trước khi bước sang tầng khác.

>> Khám phá ngay:

Marketing Mix là gì

Mô hình PEST là gì? Phân tích môi trường kinh doanh 2023

Tháp nhu cầu Maslow chỉ rõ những mong muốn cơ bản dựa trên hành vi tâm lý của con người
Tháp nhu cầu Maslow chỉ rõ những mong muốn cơ bản dựa trên hành vi tâm lý của con người (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trong kinh doanh và nhân sự bởi ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, thuyết tâm lý học này vẫn tồn tại khá nhiều điểm chưa rõ ràng. Cùng tìm hiểu ngay ưu và nhược điểm của tháp Maslow nhé.

Ưu điểm

  • Các nhu cầu được hệ thống và thể hiện rất logic dựa theo hành vi và tâm của con người. Do đó, bạn có thể ứng dụng vào kinh doanh hiệu quả.
  • Dựa vào mô hình tháp Maslow, doanh nghiệp sẽ xác định được phân khúc khách hàng chính của mình. 
  • Tháp thể hiện rõ nhu cầu căn bản của con người. Vì vậy, bạn có thể ứng dụng để hiểu rõ về hành vi và tâm lý của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các chiến thuật bán hàng hiệu quả dựa trên chân dung khách hàng (Customer Persona) của mình.
  • Hiện nay, các nhóm ngành làm việc đều xem tháp Maslow là định hướng học tập cơ bản.

Nhược điểm

  • Mỗi quốc gia và môi trường sẽ có nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, các nhu cầu trong tháp vẫn có thể sai lệch.
  • Tháp Maslow sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự cơ bản. Tuy nhiên, bạn sẽ khó đo lường được đâu là mức độ thỏa mãn cần có để chuyển sang tầng tiếp theo.
  • Từng tầng của tháp sẽ có rất nhiều nhu cầu nhỏ cần được đáp ứng. Tuy vậy, các yếu tố này lại không được xếp theo thứ tự.
  • Mô hình không quá phức tạp nên sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể cùng một lúc thỏa mãn được nhiều nhu cầu.

>> Tìm hiểu thêm: DISC là gì? 4 nhóm tính cách của con người trong mô hình DISC

Tháp Maslow giúp xác định chân dung khách hàng
Tháp Maslow giúp xác định chân dung khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

5 nhu cầu cơ bản của con người theo tháp nhu cầu Maslow

Dựa vào tháp Maslow, bạn có thể xác định được các nhu cầu cấp thiết của con người theo thứ tự. Vậy 5 tầng của tháp sẽ đại diện cho những yếu tố nào? Hãy để TopOnSeek giúp bạn khám phá ngay nhé.

Tầng 1: Nhu cầu sinh lý

Tầng 1 nằm ở dưới đáy tháp thể hiện các nhu cầu về sinh lý của con người. Cụ thể, mức độ này sẽ bao gồm thức ăn, không khí, nước, nơi sinh sống, quần áo, tình dục,… Tất cả những yếu tố kể trên là nhu cầu cần có để con người tồn tại và sinh sống.

>> Khám phá ngay: Chiến lược đại dương xanh là gì? So sánh với chiến lược đại dương đỏ

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người - 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow
Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người – 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Tầng 2: Nhu cầu về an ninh, an toàn

Ở tầng thứ 2, Abraham Maslow đã chỉ rõ về nhu cầu an ninh của con người. Khi đã có những yếu tố cơ bản ở tầng 1 để tồn tại, bạn luôn mong muốn một cuộc sống phát triển và tốt đẹp hơn. Lúc đó, con người sẽ bắt đầu có nhu cầu được bảo vệ và cảm thấy an toàn.

Tầng 2 biểu thị rõ nhu cầu an toàn về cả tinh thần lẫn vật chất. Bảo hiểm, sức khỏe, tài chính và việc làm là những yếu tố chính ở mức độ này. Để tìm kiếm được sự an toàn, con người sẽ tìm kiếm và thực hiện các hoạt động như:

  • Các loại bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thất nghiệp,…).
  • Con người luôn tìm kiếm nghề nghiệp với mức lương ổn định để phục vụ mức sống.
  • Đăng ký khám sức khỏe hàng năm hoặc tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
  • Tạo tài khoản tiền kiệm nhằm lo liệu cuộc sống sau này.
Con người mong muốn được an toàn - 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow
Con người mong muốn được an toàn – 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội

Tầng 3 thể hiện nhu cầu về xã hội như quan hệ giao tiếp, tình yêu, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp,… của con người. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp mỗi cá nhân không ngừng phát triển. Thêm vào đó, nhu cầu xã hội cũng tạo thêm màu sắc cho cuộc sống của con người. Nhờ đó, bạn sẽ giảm thiểu các căn bệnh về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc cô đơn.

Tầng 3 biểu thị nhu cầu giao tiếp - 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow
Tầng 3 biểu thị nhu cầu giao tiếp – 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Tầng 4: Nhu cầu về được quý trọng

Nhu cầu kính trọng xuất hiện khi bạn bắt đầu nhận ra được giá trị mà bản thân đang có. Qua những nghiên cứu về tâm lý, con người thường có xu hướng muốn được đánh giá tốt và công nhận bởi người khác. Khi được quý trọng, mỗi cá nhân sẽ tự tin hơn và có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống.

Con người có mong muốn được kính trọng - 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow
Con người có mong muốn được kính trọng – 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Tầng 5: Nhu cầu thể hiện bản thân

Tầng trên cùng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu thể hiện bản thân của mỗi cá nhân. Cụ thể, con người sẽ mong muốn được khẳng định chính mình thông qua những điểm mạnh và khả năng tiềm ẩn. Đồng thời, tháp Maslow cũng cho bạn thấy được mỗi cá nhân đều sẽ có sức hút và tầm ảnh hưởng của riêng mình.

>> Có thể bạn quan tâm: Nghiên cứu thị trường là gì

Tầng 5 biểu thị nhu cầu thể hiện bản thân - 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow
Tầng 5 biểu thị nhu cầu thể hiện bản thân – 5 cấp bậc cơ bản trong tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow

Bên cạnh 5 tầng biểu thị cho 5 nhu cầu cơ bản của con người, tháp Maslow còn có thêm 3 cấp bậc mở rộng. Đó là nhận thức, thẩm mỹ và lòng tự tôn. Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu kỹ hơn về 3 tầng mở rộng này nhé.

Tầng 6: Nhu cầu về nhận thức

Maslow đã đề cập đến nhu cầu về nhận thức như một yếu tố quan trọng để con người phát triển. Ở tầng này, mỗi cá nhân khi muốn xác định được giá trị của mình sẽ cần học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và bài học thực tiễn. Con người thường tò mò và khám phá những điều mới để thỏa mãn sự hiểu biết của bản thân.

Con người mong muốn học hỏi nhiều kiến thức - 3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow
Con người mong muốn học hỏi nhiều kiến thức – 3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Tầng 7: Nhu cầu thẩm mỹ

Tầng thứ 7 biểu thị rõ nhu cầu tìm kiếm cái đẹp ở mỗi cá nhân. Khi đó, con người sẽ luôn đề cao tính thẩm mỹ ở mọi thứ xung quanh mình. Mức độ này cho thấy nhu cầu đắm chìm trong vẻ đẹp thông qua các lĩnh vực như nghệ thuật hoặc âm nhạc.

Mỗi cá nhân đều tìm kiếm cái đẹp - 3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow
Mỗi cá nhân đều tìm kiếm cái đẹp – 3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Tầng 8: Nhu cầu về tự tôn bản ngã

Ở tháp nhu cầu Maslow, tầng thứ 8 cho thấy được nhu cầu về lòng tự tôn và bản ngã của con người. Khi đã thỏa mãn được các mong muốn của bản thân, mỗi cá nhân bắt đầu quan tâm đến mọi người xung quanh và đem lại những giá trị tích cực cho xã hội. 

Ngoài ra, con người cũng dần khám phá về thế giới tâm linh để tìm ra những giá trị vô hình. Nhiều cá nhân bắt đầu quan tâm và mong muốn được biết nhiều hơn về các điều thần bí không thể giải thích.

Con người có nhu cầu quan tâm người khác - 3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow
Con người có nhu cầu quan tâm người khác – 3 cấp bậc mở rộng của tháp nhu cầu Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Trong Marketing, tháp nhu cầu Maslow được tham khảo khá nhiều bởi các doanh nghiệp. Dựa vào các mức độ bên trong kim tự tháp, công ty có thể hiểu rõ khách hàng và điều chỉnh sản phẩm của mình. Sau đây là những ứng dụng thường gặp trong Marketing bạn có thể tham khảo.

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Để sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, việc xác định tệp khách hàng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, doanh nghiệp phải tìm được Insight của người tiêu dùng để tìm ra các chiến lược Marketing phù hợp. Do đó, tháp Maslow sẽ giúp bạn khoanh vùng tệp khách hàng và hiểu rõ nhu cầu mà người sử dụng cần đáp ứng.

Tháp nhu cầu Maslow giúp doanh nghiệp xác định chân dung khách hàng
Tháp nhu cầu Maslow giúp doanh nghiệp xác định chân dung khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Định vị phân khúc khách hàng

Dựa vào tháp Maslow, doanh nghiệp có thể xác định được phân khúc khách hàng cho sản phẩm. Điểm lưu ý là mỗi nhóm người tiêu dùng đều có nhu cầu và đặc điểm khác nhau. Vì thế, tháp Maslow sẽ giúp bạn định vị phân khúc khách hàng và lên ý tưởng Marketing hợp lý.

Bạn có thể xác định phân khúc khách hàng bằng tháp Maslow
Bạn có thể xác định phân khúc khách hàng bằng tháp Maslow (Nguồn: Sưu tầm)

Nghiên cứu nhu cầu khách hàng và đưa ra thông điệp

Khi doanh nghiệp đã có tệp khách hàng mục tiêu, giai đoạn tiếp theo sẽ là nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng. Cụ thể, bạn hãy tìm hiểu đâu là những yếu tố tác động lên quyết định mua hàng của người dùng. Một số gợi ý cho bạn là sự tiện lợi, giá cả, thói quen, địa vị xã hội hoặc sở thích. Bạn có thể dựa vào tháp Maslow để xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu.

Tháp Maslow giúp nghiên cứu hành vi khách hàng
Tháp Maslow giúp nghiên cứu hành vi khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ về học thuyết tháp nhu cầu Maslow trong cuộc sống

Tháp nhu cầu Maslow là cơ sở tương đối chính xác để áp dụng vào các lĩnh vực. Các ngành giáo dục, quản lý và kinh doanh đều tham khảo các mức độ trong kim tự tháp để hoạt động hiệu quả hơn. Cùng điểm qua một số ví dụ về học thuyết này nhé.

Trong giáo dục

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng khá nhiều trong môi trường giáo dục. Phần lớn, phụ huynh sẽ phối hợp với nhà trường để lồng ghép 5 mức độ của tháp vào những bài học khác nhau.

Ở tầng 1, các bé sẽ học về những nhu cầu thiết yếu của con người như không khí, ăn mặc, tập luyện thể thao và ăn uống. Qua tầng thứ 2, trẻ bắt đầu nhận thức được cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân. Nếu gặp khó khăn và nguy hiểm, bé phải nhờ sự giúp đỡ từ người lớn để ngăn chặn.

Mức độ thứ 3 là nhu cầu được giao tiếp và trò chuyện với bạn bè, thầy cô cũng như bố mẹ. Thông qua việc giáo dục, bé sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc tương tác với người khác. Bài học ở tầng thứ 4 cho bé nhận ra được giá trị bản thân và tích cực học tập để phát triển. Cuối cùng, mức độ cao nhất của tháp là bài học giúp trẻ thoải mái thể hiện khả năng của chính mình.

Các mức độ trong tháp Maslow được ứng dụng trong dạy học
Các mức độ trong tháp Maslow được ứng dụng trong dạy học (Nguồn: Sưu tầm)

Trong kinh doanh

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi mô hình kinh doanh vì nhận thấy rõ sự dịch chuyển về nhu cầu của khách hàng. Dựa vào tháp Maslow, bạn có thể xây dựng chiến lược giá và sản phẩm đáp ứng đúng mong muốn của người tiêu dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tăng lượng bán hàng hóa và thu về nhiều lợi nhuận.

Doanh nghiệp áp dụng tháp Maslow để thiết lập chiến lược kinh doanh
Doanh nghiệp áp dụng tháp Maslow để thiết lập chiến lược kinh doanh (Nguồn: Sưu tầm)

Trong quản lý

Phần lớn, các nhà quản trị tại những tập đoàn lớn đều áp dụng tháp Maslow để quản lý nhân sự. Theo các mức độ, doanh nghiệp cần đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nhất của nhân viên như lương, thưởng, tiền xăng và ăn uống. Sau đó, để mở rộng sự hài lòng của người lao động, những phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp là điều không thể thiếu.

Tháp nhu cầu Maslow được áp dụng trong quản lý nhân sự
Tháp nhu cầu Maslow được áp dụng trong quản lý nhân sự (Nguồn: Sưu tầm)

Qua bài viết trên, bạn có thể nhận thức được tầm quan trọng của tháp nhu cầu Maslow. Mô hình kim tự tháp này thể hiện rõ các nhu cầu cơ bản của con người. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh và mua bán. TopOnSeek hy vọng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhé.

>> Xem thêm:

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

SEO Copywriting Là Gì? 10 Mẹo Viết SEO Copywriting Hiệu Quả

Tạo kết nối và tương tác với khách hàng tiềm năng là điều cần thiết nếu bạn muốn thu hút ...

05/09/2023

Tú Chinh
Cập nhật mới nhất về Google Broad Core Update Tháng 8 2023

Google Search bắt đầu tung ra bản cập nhật Broad Core II của năm 2023 và nó được đặt tên ...

25/08/2023

Lê Duyên
6 Cách Tạo Website Bán Hàng Online Miễn Phí, Nhanh Chóng, Chuyên Nghiệp

Hiện nay có rất nhiều cách tạo website bán hàng miễn phí, đơn giản và nhanh chóng. Nếu bạn còn ...

24/08/2023

Tú Chinh