Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 07/04/2023

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào thị trường thương mại điện tử, tạo nên một thị trường đa dạng với mức độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Điều này đã tạo ra các mô hình kinh doanh mới để phù hợp với từng mục đích của từng loại hình doanh nghiệp. Tiêu biểu nhất có thể kể đến mô hình C2C, B2C và B2B. Vậy mô hình C2C là gì? Có điểm khác biệt gì so với những mô hình kinh doanh khác? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của TOS.

Xem thêm:

C2C là gì?

C2C (Consumer To Consumer) là một mô hình kinh doanh cho phép người tiêu dùng giao dịch với nhau, thường được thực hiện trên môi trường trực tuyến. Để thực hiện giao dịch thương mại điện tử, người tiêu dùng phải thông qua một bên thứ ba, thường là qua các trang web bán hàng trung gian hoặc đấu giá trung gian.

C2C là hình thức mua bán, trao đổi giữa những người tiêu dùng với nhau

C2C là hình thức mua bán, trao đổi giữa những người tiêu dùng với nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu

Ưu điểm

Mô hình C2C trong kinh doanh có rất nhiều ưu điểm nổi bật, chẳng hạn như:

  • Lợi nhuận cao, chi phí thấp: Việc loại bỏ trung gian khỏi sàn thương mại C2C cho phép người bán kiếm được lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán hàng. Đồng thời, người mua sẽ tìm được giá thấp hơn cho các món hàng mà họ cần.
  • Đăng tin rao bán dễ dàng: Những món hàng không có nhu cầu sử dụng đến hoặc đã qua sử dụng nhưng còn cần thiết nữa sẽ được rao bán một cách dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C. Hơn nữa, bạn có thể thoải mái rao bán tùy thích mà không bị giới hạn về số lượng.
  • Sản phẩm đa dạng: Sàn thương mại điện tử C2C là nơi lý tưởng cho những ai muốn mua bán đồ cũ khó tìm thấy từ các cơ sở kinh doanh truyền thống hoặc những người kinh doanh đồ sưu tầm quý hiếm.
  • Thuận lợi cho cả hai bên: Mô hình C2C loại bỏ nhiều rào cản cho người tiêu dùng so với khi sử dụng các mô hình kinh doanh khác. Đối với người mua, việc tìm kiếm hàng hóa có giá cả hợp lý tại các cửa hàng truyền thống có thể khiến họ cảm thấy rắc rối. Mô hình C2C có thể loại bỏ những bất tiện này và khiến cho việc kinh doanh trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Brief là gì? 9 Yếu tố tạo nên bản Brief chuẩn chỉnh, hoàn hảo 2024

Nhược điểm

Mô hình C2C mang lại rất nhiều lợi ích cho người mua và người bán, nhưng mô hình này cũng có những nhược điểm như:

  • Quản lý chất lượng kém chặt chẽ: Mô hình C2C không trực tiếp sản xuất và bán hàng hóa nên không điều chỉnh được chất lượng của sản phẩm trên trang web của họ.
  • Bước thanh toán có thể gặp khó khăn: Không phải mô hình C2C nào cũng được tích hợp hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng. Do đó, việc thanh toán phải thực hiện thông qua tiền mặt hoặc một nền tảng thanh toán riêng biệt và có tính phí chuyển khoản.
  • Tỷ lệ lừa đảo: Đôi khi các nền tảng C2C gặp phải kẻ gian nhằm lừa gạt người mua và người bán. Vì thế, người mua cần phải cảnh giác với những người bán yêu cầu thanh toán bất hợp lý và không nên cung cấp thông tin cá nhân để tự bảo vệ mình. Đối với người bán thì cần phải nhận được thanh toán đầy đủ trước khi giao hàng. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ các yêu cầu xác minh từ phía khách hàng.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh là gì?

Đặc điểm của mô hình C2C

C2C là mô hình giao thương giữa các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mô hình này sẽ sở hữu những đặc điểm nổi bật như:

  • Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Do không phải doanh nghiệp sản xuất nên những sản phẩm họ bán có sự giới hạn, thậm chí là đồ cổ, không còn xuất hiện trên thị trường. Chính điều này đã thu hút sự quan tâm và ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng.
  • Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn do không có sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất hay nhà bán lẻ trung gian.
  • Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Vì không có sự tham gia của các nhà sản xuất hay nhà bán lẻ (Retail) nên mọi sản phẩm trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát về chất lượng cũng như khâu thanh toán.
Mô hình C2C thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán
Mô hình C2C thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Hướng dẫn AI SEO cho người mới bắt đầu cải thiện hiệu quả trang web

Tiềm năng phát triển của mô hình C2C

Ở thời điểm hiện tại, mô hình C2C rất phát triển và được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Có được thành quả này là do số lượng sản phẩm được bán bởi người tiêu dùng tăng lên không ngừng, trong khi đó chi phí sử dụng bên thứ ba ngày càng giảm. Bên cạnh đó, sự phát triển của các kênh phương tiện truyền thông trực tuyến khiến các nhà bán lẻ dần biết đến mô hình C2C và trở thành kênh kinh doanh thiết yếu.

Lấy ví dụ rõ hơn cho sự lớn mạnh của mô hình C2C, chúng ta có thể nhìn vào eBay và Amazon. Đây được biết đến là 2 nhà cung cấp C2C nổi bật hàng đầu thế giới hiện nay. eBay là một trang web đấu giá – nơi mà khách hàng có thể đấu giá để sở hữu sản phẩm. Trong khi đó, Amazon là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, thậm chí còn hoạt động ở cả hai thị trường là B2C và C2C. Nghĩa là, ngoài việc cho phép người tiêu dùng tự trao đổi hàng hóa với nhau, Amazon còn cho phép doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa đến khách hàng.

mô hình C2C được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai

Mô hình C2C được dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Hoạt động trong mô hình kinh doanh C2C

Những hoạt động chủ yếu trong mô hình kinh doanh C2C gồm:

  • Đấu giá: Đây là hoạt động phổ biến của mô hình C2C với sự xuất hiện eBay – một trang đấu giá nổi tiếng toàn cầu. Nền tảng này cho phép cá nhân đăng bán các sản phẩm của mình và đặt một mức giá sàn nhất định. Sau đó, những ai có nhu cầu mua sản phẩm sẽ đấu giá và người đưa ra mức giá cao nhất sẽ sở hữu được sản phẩm.
  • Giao dịch trao đổi: Đây là hoạt động trao đổi của người dùng hoặc thông tin sản phẩm. Những người dùng sẽ trao đổi với nhau dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm khác ngang giá.
  • Dịch vụ hỗ trợ: Các giao dịch trong mô hình kinh doanh C2C là giữa những người xa lạ với nhau. Vì thế, các dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để tăng độ tin cậy về mặt chất lượng sản phẩm hay đảm bảo về mặt thanh toán. Chẳng hạn như PayPal được sử dụng nhằm hỗ trợ thanh toán.
  • Bán tài sản ảo: Tài sản ảo là các vật phẩm trong các trò chơi mà người chơi sở hữu được. Họ sẽ đem vật phẩm trao đổi, buôn bán với những người chơi khác, đặc biệt là trang bị càng hiếm thì càng có giá trị.
Đấu giá là hoạt động phổ biến của mô hình C2C

Đấu giá là hoạt động phổ biến của mô hình C2C (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Top 22 Công ty dịch vụ SEO TPHCM uy tín & chuyên nghiệp | TopOnSeek

Sự khác biệt giữa mô hình B2C và C2C là gì?

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa B2C và C2C chính là đặc điểm cốt lõi của 2 mô hình này. C2C là mô hình kinh doanh giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng, còn B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Chính vì thế, mô hình C2C sở hữu những đặc điểm trái ngược với mô hình B2C. Điển hình nhất chính là sự đa dạng về sản phẩm, hàng hóa cũng như sự hỗ trợ trong phương thức mua hàng và thanh toán. 

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa B2C và C2C chính là đặc điểm cốt lõi

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa B2C và C2C chính là đặc điểm cốt lõi (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Hướng dẫn SEO TikTok lên Top từ A-Z cho người mới + Tool miễn phí

Ví dụ về mô hình C2C ở Việt Nam

Dưới đây là một số ví dụ về mô hình kinh doanh C2C điển hình hiện nay ở Việt Nam:

Mô hình C2C của Tiki

Tiki là một cái tên không còn xa lại với những ai thường xuyên mua sách và các đồ dùng văn phòng phẩm. Thời điểm mới ra mắt, Tiki đã triển khai theo mô hình kinh doanh B2C giữa nhà sản xuất với khách hàng nhằm đảm bảo về vấn đề bản quyền và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên những năm gần đây, Tiki đã triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C và mở rộng thêm nhiều hạng mục hàng hóa khác như điện tử, đồ gia dụng,…

Mặc dù vậy, Tiki vẫn duy trì phương châm hoạt động ban đầu khi yêu cầu khắt khe về giấy tờ kinh doanh bằng cách chứng minh sản phẩm của người bán để đảm bảo chất lượng hàng hóa chính hãng. Đồng thời, Tiki cũng kiểm soát giá sản phẩm để không quá chênh lệch so với giá thị trường.

Xem thêm: FMCG là gì? Top 5 xu hướng marketing của ngành FMCG

Bên cạnh hình thức B2C, Tiki triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C
Bên cạnh hình thức B2C, Tiki triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C (Nguồn: Sưu tầm)

Mô hình C2C của Shopee

Hiện nay, Shopee là sàn thương mại điện tử C2C có lượng người dùng “khủng” tham gia giao dịch mỗi ngày. Shopee có nhiều gian hàng lớn,  hấp dẫn ở cả trong và ngoài nước, chính sách hỗ trợ người bán và người mua cùng quy trình giao dịch trao đổi, mua sắm dễ dàng. Bên cạnh đó, Shopee đang mở rộng sang hình thức B2C với các gian hàng Shopee Mall. Đây là những gian hàng chính hãng đã thông qua các bước kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Thêm vào đó, Shopee còn cung cấp rất nhiều chương trình ưu đãi lớn với giá hợp lý nên đang dần trở thành kênh mua sắm trực tuyến được yêu thích nhất hiện nay.

Shopee là sàn thương mại điện tử C2C có lượng người dùng “khủng”
Shopee là sàn thương mại điện tử C2C có lượng người dùng “khủng” (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing

Mô hình C2C của Lazada

Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử từ lâu đời tại Việt Nam. Để kinh doanh trên Lazada, người bán phải cung cấp giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, Lazada đã mở rộng thêm nhiều ngành hàng giúp người dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu.

Xem thêm: Cách đăng sản phẩm chuẩn SEO Lazada: Tăng Traffic và đơn hàng nhanh, hiệu quả

Mô hình C2C của Lazada
Mô hình C2C của Lazada (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây, TOS vừa giới thiệu đến bạn đặc điểm mô hình C2C. Đây là một trong những mô hình rất có tiềm năng phát triển, vì thế người bán hàng không nên bỏ lỡ cơ hội mua, bán hàng hóa mà mô hình này cung cấp. Theo dõi TOS để đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé.

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh
Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn

Bạn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp để website của bạn bứt phá trong top tìm kiếm Google? Bạn ...

17/04/2024

Ngọc Hiền