Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Mô hình kinh doanh là gì? TOP 15 mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 11/04/2023

Mô hình kinh doanh là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của các tổ chức hay doanh nghiệp. Thế nhưng, lựa chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp là điều không hề đơn giản, đặc biệt là những cá nhân mới bắt đầu bước vào con đường khởi nghiệp. Trong bài viết này, ngoài giúp các bạn hiểu rõ khái niệm mô hình kinh doanh là gì, TopOnSeek  sẽ tổng hợp các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay để bạn tham khảo và áp dụng hiệu quả trong công việc của mình.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh được hiểu là một chiến lược khuôn mẫu được các doanh nghiệp áp dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh và mang lại lợi nhuận. Thông qua mô hình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được dịch vụ, sản phẩm, thị trường mục tiêu (Target Market), các khoản chi phí cho hoạt động Marketing,…

Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp mới, giúp thu hút đầu tư, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên. Đối với các doanh nghiệp đã thành lập lâu đời, việc này lại giúp họ dự đoán được xu hướng và thách thức ở hiện tại và trong tương lai.

>> Khám phá ngay:

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter: Khái niệm, áp dụng, ví dụ

Mô hình Freemium: Chiến lược kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp mới

Mô hình kinh doanh được các doanh nghiệp áp dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh và mang lại lợi nhuận
Mô hình kinh doanh được các doanh nghiệp áp dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh và mang lại lợi nhuận (Nguồn: Sưu tầm)

Vai trò quan trọng của việc xác định mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công cũng như thất bại của doanh nghiệp. Mô hình này không chỉ giúp các nhà quản trị quyết định cách thức kinh doanh, hoạt động mà còn giúp kiếm tiền một cách hiệu quả. Ngoài ra, việc xác định mô hình kinh doanh còn mang lại nhiều lợi ích như:

  • Xác định được chiến lược kinh doanh sản phẩm/dịch vụ dài và ngắn hạn.
  • Nghiên cứu, định vị, phân nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến, mang lại nguồn doanh thu tối ưu. 
  • Xác định các kênh tiếp cận khách hàng và cung cấp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng. 
  • Định vị và phát triển những nguồn lực chính của doanh nghiệp như nguồn vốn, nhân lực, công nghệ kỹ thuật,…
  • Mở rộng cơ hội phát triển thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng, đưa ra các giải pháp tối ưu cho khách hàng.

Các yếu tố của mô hình kinh doanh

Trên thực tế, mỗi mô hình kinh doanh sẽ mang những nét đặc trưng riêng để phù hợp với định hướng và điều kiện phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết mô hình kinh doanh hiệu quả đều bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

  • Xác định ý tưởng kinh doanh
  • Cung cấp giải pháp 
  • Nguồn lực doanh nghiệp
  • Phân khúc khách hàng
  • Đề xuất giá trị
  • Kênh bán hàng
  • Bối cảnh thị trường
  • Lợi thế cạnh tranh
  • Luồng doanh thu
  • Đối tác
  • Cấu trúc chi phí 
  • KPI 
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ mang những nét đặc trưng riêng
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ mang những nét đặc trưng riêng (Nguồn: Sưu tầm)

Các mô hình kinh doanh trên thế giới

Dưới đây là những mô hình kinh doanh trên thế giới được nhiều doanh nghiệp nổi tiếng áp dụng.

Mô hình kinh doanh Canvas

Mô hình Canvas được tạo bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Đây là một khung đồ họa chiến lược giúp trình bày và hệ thống hóa thông tin. Mục tiêu (Target) của mô hình này là định vị, thực hiện kế hoạch kinh doanh để ổn định và tăng trưởng tài chính. Mô hình kinh doanh Canvas được nhiều công ty hàng đầu thế giới lựa chọn để hình thành chiến lược kinh doanh, tạo động lực tăng trưởng mới.

Mô hình kinh doanh B2B

B2B (Business To Business) là mô hình hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trên các kênh thương mại điện tử lớn. Thực tế, các giao dịch phức tạp sẽ diễn ra dựa trên hợp đồng, đề nghị mua bán hàng hóa và sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên.

>> Khám phá ngay: B2B là gì? Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh B2B với doanh nghiệp

Mô hình kinh doanh B2C

B2C là thuật ngữ mô tả hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp với người dùng cuối cùng. Cơ chế hoạt động của mô hình B2C rất đơn giản, thương nhân bán sản phẩm/dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân.

>> Tìm hiểu thêm: B2C là gì? Điểm khác biệt của mô hình kinh doanh B2C và B2B

Mô hình kinh doanh C2C

Mô hình C2C cho phép khách hàng mua bán sản phẩm/dịch vụ trên website, nhưng phải trả một khoản phí nhỏ cho sàn thương mại điện tử. Mô hình kinh doanh này có đặc điểm là bán các sản phẩm khó tìm trên thị trường, chất lượng khó đảm bảo và lợi nhuận của người bán được tối đa hóa. Tại Việt Nam, các giao dịch thường được thực hiện trên các trang web, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử như Skype, Facebook, Zalo, Shopee, Lazada, Tiki,…

>> Có thể bạn quan tâm: C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam

Mô hình C2C cho phép người bán tối đa hóa lợi nhuận
Mô hình C2C cho phép người bán tối đa hóa lợi nhuận (Nguồn: Sưu tầm)

Các mô hình kinh doanh online

Hai mô hình kinh doanh online phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Mô hình tiếp thị liên kết

Mô hình tiếp thị liên kết là hình thức kiếm tiền online bằng cách giới thiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của người khác đến những người có nhu cầu trên các nền tảng trực tuyến. Thông qua lượt click chuột mua hàng hay lượt xem mà người tiếp thị sẽ nhận được một khoản phí gọi là hoa hồng.

Ví dụ cụ thể cho mô hình kinh doanh này là Affiliate Marketing cho các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki hay Shopee. Các KOL sở hữu số lượng lớn người theo dõi có thể dễ dàng kiếm bộn tiền hoa hồng thông qua cách giới thiệu sản phẩm, gắn đường dẫn sản phẩm tiếp thị và thực hiện lời kêu gọi hành động.

>> Bài viết liên quan:

KOL Shopee là gì? Cách đăng ký làm KOL Shopee

KOC là gì? Sự khác biệt giữa KOL và KOC có thể bạn chưa biết

Mô hình kinh doanh thị trường thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử là một miếng mồi ngon mà các doanh nghiệp hiện nay đang tập trung khai thác. Nhu cầu và hành vi khách hàng đang dần thay đổi, xu hướng mua hàng hóa trên nền tảng trực tuyến đang tăng cao. Cụ thể, sàn thương mại điện tử Shopee tại Việt Nam ghi nhận sở hữu lượng người truy cập đạt hơn 88 triệu lượt mỗi tháng và doanh thu gần 10 tỷ USD trong năm 2021.

Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh online được nhiều doanh nghiệp hướng tới
Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh online được nhiều doanh nghiệp hướng tới (Nguồn: Sưu tầm)

Các mô hình kinh doanh phổ biến ở Việt Nam

Một số mô hình kinh doanh tiềm năng ở Việt Nam như:

Mô hình kinh doanh gia đình

Mô hình kinh doanh gia đình thường là các doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp và các thành viên quản lý điều hành có mối quan hệ máu mủ với nhau. Chẳng hạn như, công ty Samsung với người sáng lập là Lee Kun Hee và các thành viên trong gia tộc họ Lee nắm giữ cổ phần của tập đoàn. 

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu

Hình thức kinh doanh này hoạt động bằng cách tạo ra nhiều thương hiệu khác nhau ngoài thương hiệu chính của doanh nghiệp và có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Lợi ích của mô hình kinh doanh nhiều thương hiệu là có thể giảm thiểu rủi ro hình ảnh thương hiệu chính bị ảnh hưởng khi sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu nhánh không được lòng người tiêu dùng.

Minh họa điển hình của mô hình kinh doanh đa thương hiệu là 2 ông lớn trong ngành FMCG như P&G (Comfort, Head&Shoulder, Downy,…) và Unilever (Lifebuoy, Dove, Vim, Close Up,…).

Mô hình kinh doanh đa thương hiệu giúp giảm thiểu rủi ro hình ảnh thương hiệu chính bị ảnh hưởng
Mô hình kinh doanh đa thương hiệu giúp giảm thiểu rủi ro hình ảnh thương hiệu chính bị ảnh hưởng (Nguồn: Sưu tầm)

Các mô hình kinh doanh nhỏ

Mô hình kinh doanh nhỏ phổ biến hiện nay có thể kể đến:

Mô hình kinh doanh dành cho các công ty tư vấn

Đây là mô hình kinh doanh dành cho những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn. Mô hình này hoạt động dựa trên việc khách hàng phải chi trả một khoản phí được tính theo giờ hoặc ngày để thuê những nhân tài trong ngành giải quyết các khó khăn đang gặp phải.

Ví dụ: HRchannel là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân tài cho những doanh nghiệp có nhu cầu. Ngoài việc tuyển dụng, các nhân sự còn làm dịch vụ tư vấn, giáo dục để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Mô hình Agency

Mô hình Agency hoạt động chủ yếu dựa trên việc tư vấn và cung cấp các giải pháp Marketing cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu. Nhân sự của doanh nghiệp Agency đều là các chuyên gia Marketing có chuyên môn và kinh nghiệm. Ví dụ, thương hiệu Durex với các chiến lược Marketing độc đáo, thu hút sự quan tâm của đông đảo người xem được sản xuất bởi doanh nghiệp Agency – Dentsu Aegis.

Mô hình Agency có nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing
Mô hình Agency có nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Các mô hình kinh doanh mới trên thế giới

Dưới đây là 2 mô hình kinh doanh mới trên thế giới được nhiều người quan tâm.

Mô hình kinh doanh khách sạn chăm sóc cho thú cưng

Mô hình kinh doanh khách sạn chăm sóc thú cưng ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng thú cung của nhiều người. Riêng ở Châu Âu có khoảng 200 triệu thú cưng được các hộ gia đình nuôi dưỡng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì mô hình này chỉ mới bắt đầu tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố HCM. Trong tương lai, dịch vụ chăm sóc thú cưng chính là thị trường tiềm năng (Target Market) cho các nhà kinh doanh đầu tư và phát triển.

Mô hình kinh doanh đấu giá cao nhất

Mô hình kinh doanh này sẽ giúp khách hàng tiếp cận với các sản phẩm/dịch vụ tốt nhất qua hình thức ai đưa ra mức giá cao hơn thì người đó sẽ sở hữu sản phẩm. Chúng ta có thể bắt gặp mô hình kinh doanh đấu giá cao nhất trên sàn thương mại điện tử Amazon.

Một số mô hình kinh doanh khác

Ngoài những mô hình kinh doanh mà TopOnSeek đề cập ở trên thì còn có một số mô hình kinh doanh khác cũng khá phổ biến như:

Mô hình kinh doanh nhượng quyền – mô hình kinh doanh cửa hàng

Kinh doanh nhượng quyền được xem là mô hình quen thuộc phổ biến trên thị trường hiện nay. Theo đó, bên nhượng quyền thương hiệu sẽ ủy thác cho phép bên nhận nhượng quyền được kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh,… của mình trong một thời gian nhất định và 2 bên sẽ có sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ. Ví dụ, các thương hiệu chuỗi cửa hàng như gà rán KFC, Lotteria hay bánh mì Má Hải, lẩu băng chuyền Kichi Kichi,…

Mô hình kinh doanh nhượng quyền là mô hình quen thuộc trong lĩnh vực F&B
Mô hình kinh doanh nhượng quyền là mô hình quen thuộc trong lĩnh vực F&B (Nguồn: Sưu tầm)

Mô hình kinh doanh lưu động – mô hình kinh doanh khởi nghiệp

Mô hình kinh doanh lưu động được thể hiện thông qua hình thức bán hàng tích hợp trên các phương tiện di chuyển như xe máy, xe đẩy, xe tải nhỏ,… Mô hình này hoạt động một cách độc lập, không có địa điểm cố định và không cần đăng ký kinh doanh.

Mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối – mô hình kinh doanh ở nông thôn

Mô hình kinh doanh này tồn tại bằng cách kết nối với người tiêu dùng thông qua hệ thống các thành viên trong kênh phân phối. Hầu hết các doanh nghiệp được nhận định là hoạt động theo mô hình kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối.

Minh họa điển hình là Công ty sữa Vinamilk sở hữu hệ thống kênh phân phối đa dạng với nhiều cấp độ như siêu thị, nhà phân phối, đại lý, bán buôn (Wholesale), cửa hàng bán lẻ (Retail), chuỗi cửa hàng,…

Mô hình kinh doanh là một trong những phương pháp giúp hợp lý hoá các quy trình và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một ý tưởng để mở khoá cho cánh cổng kinh doanh thì những mô hình được giới thiệu bên trên sẽ giúp ích cho bạn. TopOnSeek hy vọng, bạn sẽ lựa chọn được mô hình phù hợp và mang đến nhiều lợi ích doanh thu cho doanh nghiệp.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh
Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn

Bạn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp để website của bạn bứt phá trong top tìm kiếm Google? Bạn ...

17/04/2024

Ngọc Hiền
Dịch vụ SEO cam kết chuyển đổi cao, chất lượng bền vững

Việc tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự là một hành ...

12/04/2024

Bảo Trân