Một sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng phải trải qua những chủ thể trung gian khác nhau. Wholesale là một trong những chủ thể đóng quan trọng trong nền kinh tế. Trong bài viết hôm nay, TopOnSeek sẽ cùng bạn tìm hiểu Wholesale là gì nhé.
Mục lục
Wholesale là gì?
Wholesale là hình thức kinh doanh khá phổ biến hiện nay, được hiểu là nhà bán buôn với số lượng lớn. Tuy nhiên, Wholesaler không phải là nhà bán hàng trực tiếp cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng.
Wholesaler mua hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà phân phối, sau đó bán lại số lượng lớn sản phẩm với giá chiết khấu cho các nhà bán hàng khác. Mặc dù hàng hóa được bán lại với giá thấp hơn nhưng Wholesaler vẫn thu được lợi nhuận vì giá bán của họ vẫn cao hơn giá mua ban đầu.

Sự khác biệt giữa kênh Distributor, Wholesale và Retail là gì?
Distributor, Wholesale hay Retail đều là những thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh nhưng không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau của những thuật ngữ này. Distributor, Wholesale, Retail đều là những nhà bán hàng trung gian trên thị trường. Tuy nhiên:
Distributor – Nhà phân phối
Distributor là nhà phân phối sản phẩm, làm việc trực tiếp với nhà sản xuất với số lượng sản phẩm rất lớn. Tuy nhiên, việc trở thành nhà phân phối là điều không dễ dàng bởi chỉ những nhà phân phối uy tín mới có cơ hội hợp tác với nhà sản xuất. Distributor có thể kinh doanh với Wholesale và Retail.
Wholesale – Nhà bán buôn
Wholesale là nhà bán hàng làm việc với nhà sản xuất, nhà phân phối và không trực tiếp làm việc với người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ bán hàng hóa cho nhà bán buôn với mức giá chiết khấu. Sản phẩm được cung cấp đến nhà bán bán buôn không giới hạn.
Retail – Nhà bán lẻ
Retail là nhà bán lẻ, lấy hàng từ nhà phân phối (distributor), nhà bán hàng (Wholesaler) và cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng. Nhà bán lẻ tùy thuộc vào hoàn cảnh và hành vi tiêu dùng để lựa chọn những sản phẩm phù hợp. Hơn nữa, Retail có thể tự do lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, giá cả hợp lý để hợp tác.
>> Bài viết liên quan: Google giới thiệu: Retail Search là gì? Cách thức và xu hướng tìm kiếm bán lẻ tốt nhất hiện nay
Ưu điểm của hình thức Wholesale
Hình thức Wholesale đang thịnh hành trong mô hình kinh doanh hiện nay, những ưu điểm nào đã giúp Wholesale được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đến như vậy.
- Khả năng mở rộng quy mô doanh nghiệp
Wholesale được biết là nhà bán buôn không trực tiếp quan hệ với người dùng. Tuy nhiên kết hợp giữa bán sỉ và bán lẻ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh phát triển, tăng doanh số, thu hút lượng khách hàng lớn với mức giá tốt hơn.
Để tăng quy mô doanh nghiệp, nhà bán buôn có thể không cần tự quảng bá thương hiệu của mình mà chỉ cần cung cấp đến nhiều nhà bán lẻ khác nhau. Càng nhiều nhà bán lẻ thì độ nhận diện thương hiệu càng lớn, càng được nhiều người dùng tin tưởng và sử dụng. Hiệu ứng domino giúp cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh hơn.
- Drop-shipping
Drop-shipping là hình thức bán hàng mà Retail không cần trữ hàng, lập đơn hàng và vận chuyển. Thay vào đó, nhà bán lẻ chỉ cần cung cấp thông tin đơn hàng, Wholesale sẽ thực hiện các bước tiếp theo để sản phẩm đến tay người dùng.
Hình thức này vừa giúp cho nhà bán lẻ không cần lo về tình trạng trữ hàng, vốn nhập hàng, vừa giúp nhà bán buôn có thể trực tiếp kết nối, tạo mối quan hệ với người dùng thay vì thông qua nhà bán lẻ như trước đây.

- Mở rộng ra thị trường quốc tế
Đối với nhà bán buôn với số lượng lớn thì việc đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế là điều không quá khó khăn nhờ mức giá cạnh tranh cùng hình thức vận chuyển đa dạng.
Kênh Wholesale thực hiện Marketing như thế nào?
Hình thức bán hàng Wholesale thúc đẩy tốc độ phát triển mạnh mẽ cùng mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, kênh Wholesale cần có những kế hoạch Marketing phù hợp để tối ưu hóa.

Xác định thị trường mục tiêu
Mọi hình thức Marketing đều hiệu quả nhất khi xác định đúng thị trường mục tiêu, cũng như Wholesale cần dựa vào định hướng sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cụ thể để xác định đúng thị trường mục tiêu.
Sử dụng Internet để làm Marketing
Trong thời đại kỹ thuật số 4.0, việc sử dụng Internet Marketing vừa giúp tối ưu tiếp thị, vừa tăng mức độ phủ sóng thương hiệu. Ứng dụng Internet vào việc bán hàng và xây dựng thương hiệu giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu. Người làm chủ công nghệ sẽ là người giành được ưu thế.
Đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh
Nhu cầu khách hàng ngày càng cao, ngoài việc cung cấp sản phẩm tốt còn cần sản phẩm có tính thẩm mỹ cao nên đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh là hình thức tiếp cần thiết. Trong khi đối thủ cạnh tranh luôn tìm kiếm những sản phẩm tiên tiến để phát triển doanh nghiệp cửa mình thì để không bị “đè bẹp”, doanh nghiệp cần phải không ngừng đổi mới sản phẩm. Hơn thế nữa, đây cũng là giải pháp để tránh tình trạng tồn hàng dẫn đến giải thể.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về Wholesale mà TopOnSeek muốn mang đến cho bạn. Chúc bạn sẽ lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình.