Hiện nay, một hình thức tiếp thị mới – KOC đã xuất hiện và được khẳng định sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu hình ảnh. Vậy KOC là gì? Cùng TopOnSeek tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau.
Mục lục
KOC là gì?
KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt). Khái niệm KOC được hình thành dựa trên hoạt động cơ bản của KOL và Influencer (người có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường), công việc chính của KOC là đưa ra đánh giá, cảm nhận về một sản phẩm từ đó giúp người tiêu dùng có thể hình dung rõ hơn về sản phẩm và định hướng cho hành vi tiêu dùng của mình.
Mặc dù hầu hết KOC không có lượng người hâm mộ lớn, nhưng họ chính là chìa khóa giúp mở ra cánh cửa quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Nếu vai trò của KOL là đảm bảo “độ phủ sóng” của thương hiệu thì KOC có nhiệm vụ đưa ra những đánh giá chân thực nhất về sản phẩm.
>>>Phân khúc khách hàng: Các nội dung cơ bản
>>>Insight là gì? 5 Phương pháp tìm kiếm Insight khách hàng
>>>ChatGPT là gì? ChatGPT được dùng như thế nào?

Người tiêu dùng thường đánh giá cao KOC hơn nhờ vào giá trị xác thực và độ đáng tin cậy của hình thức marketing này. Hiện nay tại thị trường Việt Nam, tiếp thị KOC phổ biến rộng rãi trên các nền tảng Facebook, TikTok và Youtube.
Một số KOC nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như:
- Call me Duy: một trong những beauty blogger hoạt động năng nổ trong cộng đồng review làm đẹp.
- Nguyễn Bùi Nam Phương: TikToker nổi tiếng với những clip hướng dẫn phối quần áo và review sản phẩm làm đẹp.
- Bé Đăng: Food Blogger với hơn 350.000 lượt theo dõi trên TikTok.
- Châu Muối: Người sáng tạo nội dung trên TikTok với hơn 1 triệu lượt theo dõi, nội dung của Châu xoay quanh các chủ đề như: đời sống hằng ngày, nấu ăn và du lịch.
Top 3 sự khác biệt giữa KOL và KOC là gì?
Mặc dù độ phổ biến cao, trên thực tế, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa KOC và KOL. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa KOL và KOC? Dưới đây là ba tiêu chí lớn chỉ ra sự khác nhau giữa hai hình thức tiếp thị này.

1. Quy mô khán giả
KOL:
- Mức độ nổi tiếng của KOL sẽ dựa trên chính lượng người theo dõi (followers) trên các nền tảng social media như: Facebook, Instagram, TikTok và Youtube.
- Chia thành các nhóm như: Nano KOL (10k – 20k người theo dõi) hoặc Macro KOL (Tối đa 500k người theo dõi).

KOC:
- Hầu hết KOC có lượng người theo dõi thấp hơn KOL, nhưng lại nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng nhiều hơn.
- Trên thực tế, các nhãn hàng sử dụng tiếp thị KOC chủ yếu để khảo sát mức độ hài lòng và phản ứng của thị trường đối với sản phẩm/dịch vụ của họ.
2. Tính chủ động
KOL:
Các nhãn hàng sẽ chủ động tiếp cận với các KOL để thực hiện việc ký hợp đồng quảng cáo, đồng thời sẽ trả lương trực tiếp hoặc thông qua các hình thức khuyến mãi để quảng bá sản phẩm/dịch vụ.
KOC:
Vì vai trò của KOC là người tiêu dùng, cho nên họ sẽ tự chủ động lựa chọn sản phẩm để trải nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm bằng cách đưa bài đánh giá của mình lên các trang mạng xã hội, sau đó nhận lại tiền hoa hồng từ chủ nhãn hàng dựa trên số đơn hàng mà Key Opinion Consumer bán được cho người tiêu dùng.
3. Tính xác thực
KOL:
- Để mà so sánh, những người theo dõi KOL nhận thức được sự hợp tác có lợi đôi bên giữa thương hiệu và Influencer, vì thế, độ uy tín và tính xác thực của các KOL không mạnh bằng KOC.
- Bên cạnh đó, do những trường hợp bê bối của một vài Influencer, người tiêu dùng bắt đầu mong cầu nhiều hơn vào những nội dung không bị tác động về mặt lợi ích thương mại.
KOC:
- Các bài đánh giá từ KOC có độ tin cậy cao hơn đối với người tiêu dùng vì những đánh giá/nhận xét sản phẩm không bị phụ thuộc vào bất cứ yếu tố quảng cáo hay bất kỳ lợi ích thương mại chủ quan nào.
- Họ sẽ là người chủ động lựa chọn sản phẩm sau đó đưa ra những đánh giá khách quan và chân thực nhất chứ không nhất quyết phải chạy theo kịch bản có sẵn bên phía thương hiệu đưa ra.

>>> 9 cách sử dụng Social Media để thúc đẩy các chiến lược marketing
Lý do KOC đang có xu hướng dần thay thế KOL?
Tiết kiệm chi phí hơn cho nhãn hàng
Khi hợp tác với KOL, nhãn hàng phải chi trả một khoản tiền booking tỷ lệ thuận với độ nổi tiếng của KOL. KOL càng nổi tiếng thì số tiền mà nhãn hàng phải chi trả sẽ càng cao, chưa kể đến những phát sinh khác trong quá trình sáng tạo nội dung hay các sản phẩm truyền thông đi kèm.

Góp phần tăng doanh thu hiệu quả
KOC trực tiếp trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, sau đó đưa ra những đánh giá cá nhân chân thực nhất mà không bị tác động bởi nhãn hàng. Chính vì thế, những đánh giá của KOC sẽ mang lại trải nghiệm thực tế hơn tới khách hàng, hỗ trợ quyết định mua hàng của người tiêu dùng và tăng hiệu quả kinh doanh cho nhãn hàng, thương hiệu.
Tính xác thực, độ tin cậy cao hơn
So sánh với Marketing KOL thì KOC mang đến cho người tiêu dùng những thông tin hữu ích và tính xác thực cao hơn, từ đó tăng độ tin tưởng của người tiêu dùng giúp nâng cao tỷ lệ mua hàng hơn. Thêm vào đó còn khiến người tiêu dùng có cái nhìn thiện cảm về thương hiệu.
Cách thức kiếm tiền của KOC là gì?
Hình thức mà KOC và KOL kiếm tiền không có sự khác biệt nhiều. Nguồn thu nhập của họ sẽ tới từ việc quảng cáo qua các clip review trên các nền tảng như TikTok, Youtube, tham gia làm mẫu ảnh, tham dự các sự kiện, chiến dịch truyền thông quảng bá thương hiệu.
Tạo thu nhập thông qua Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là một trong những hình thức dễ và rất phổ biến hiện nay mà các bạn từ micro influencer cho đến macro influencer áp dụng để tạo ra nguồn thu. Nghe thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất hình thức này đơn giản là bạn sẽ đánh giá sản phẩm mình đã sử dụng và gắn link mua hàng trên mô tả của bài đăng.

Sau khi gắn link sản phẩm, nếu có người vào mua hàng thông qua đường link KOC chia sẻ thì KOC sẽ nhận được khoản tiền hoa hồng. Mức hoa hồng mà KOC kiếm được sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực cũng như mức chi tiêu của khách hàng khi click vào link.
Bên cạnh đó, KOC có thể kiếm tiền thông qua Affiliate Marketing bằng các đường link liên kết trực tiếp tới website của các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada,…
Kiếm tiền bằng hình thức Livestream của KOC là gì?
Hình thức kiếm tiền rất “hot” hiện nay đối với KOC là livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Chính vì sự thịnh hành rộng rãi của hình thức này mà TikTok đã cho ra đời TikTok Shop để đáp ứng nhu cầu booking KOC của các thương hiệu, nhãn hàng, các shop kinh doanh online.

Các KOC sẽ vừa phát sóng trực tiếp bán hàng, vừa trò chuyện vui vẻ cũng người theo dõi. Đặc biệt là nền tảng livestream bán hàng trên TikTok còn cho phép người theo dõi bấm vào link mua hàng trực tiếp trên livestream mà không cần chuyển qua trang khác, làm gián đoạn quá trình theo dõi livestream.
Sáng tạo nội dung được tài trợ bởi thương hiệu
Đây là hình thức tựa như review sản phẩm nhưng quy mô lớn và đầu tư hơn. Ví dụ như các quán ăn sẽ gửi lời mời trải nghiệm quá trình ăn uống tại quán của họ để đổi lấy những bài đánh giá dịch vụ trên kênh của KOC . Hay là những shop thời trang sẽ tài trợ quần áo, phụ kiện để KOC lên những clip phối đồ, mix & match,…

Tùy thuộc vào loại chiến dịch, sản phẩm mà các KOC sẽ trao đổi với thương hiệu về khoản tài trợ, cách thức thực hiện và quyền lợi được hưởng. Ngoài ra, đối với những KOC có mức độ nổi tiếng nhất định, họ còn có thể kiếm tiền qua những lời mời tham gia event ra mắt sản phẩm mới để PR cho các thương hiệu, nhãn hàng.
Các nhãn hàng, thương hiệu tận dụng lợi thế KOC như thế nào?
Nếu bạn đưa ra thị trường một sản phẩm thành công, bạn sẽ có nhiều lợi thế trong việc thu hút sự chú ý của các KOC, những người sẽ giúp truyền tải thông tin sản phẩm của bạn. Nhưng nếu các nhãn hàng muốn thực sự tận dụng tối đa ưu thế của tiếp thị KOC, họ cần tích cực khuyến khích và thúc đẩy lợi thế tiềm năng của hình thức tiếp thị này.
Các nhãn có thể cân nhắc để tận dụng những lợi ích của tiếp thị KOC dưới đây:
- Độ nhận diện thương hiệu: Các KOC có khả năng sáng tạo những chủ đề mới mẻ về thương hiệu của bạn hoặc một số sản phẩm nhất định của thương hiệu, từ đó giúp khơi gợi, thúc đẩy sự tương tác và trải nghiệm của khách hàng.
- Nội dung có tính truyền tải cao: Nội dung các KOC truyền tải dựa trên đánh giá và nhận xét chân thực thông qua quá trình trải nghiệm sản phẩm của họ, điều này giúp thúc đẩy cuộc thảo luận về sản phẩm, góp phần quảng bá sản phẩm.
- Tạo sự gắn bó lâu dài với các khách hàng tiềm năng: Các KOC sau đó có thể mời những người theo dõi của họ đưa ra ý kiến và đánh giá cá nhân. Điều này sẽ giúp tăng độ tương tác và giúp chuyển đổi lượng người theo dõi thụ động sang hoạt động tích cực hơn.
- Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của người tiêu dùng KOC đến khách hàng tiềm năng: Có khoảng hơn 2/3 người tiêu dùng đồng ý rằng đánh giá trực tuyến là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đưa ra quyết định của họ. Đem yếu tố KOC vào chiến lược marketing sẽ mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong việc gia tăng uy tín thương hiệu.
>>>Tham khảo thêm: QC là gì? QC làm gì? Các phương pháp QC
Những bước để bắt đầu một chiến dịch hiệu quả cho Marketing KOC là gì?
Với vai trò một nhà tiếp thị, bạn luôn mong muốn đi đầu trong các kỹ thuật marketing mới và hiệu quả nhất, và tiếp thị KOC chắc chắn là một trong những hình thức nhận được sự chú ý nhất hiện nay. Nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để tiếp thị KOC hiệu quả cho thương hiệu của bạn?

1. Thu hút KOC như thế nào?
- Tạo ra một sân chơi khuyến khích và thúc đẩy khách hàng đưa ra những đánh giá trên các nền tảng thương mại điện tử của bạn. Trang đánh giá là một trong những cách tốt nhất để thu hút các KOC tiềm năng. Ngoài ra, bằng cách này, thương hiệu cũng thúc đẩy được sự tương tác với người dùng trực tuyến và tăng mức độ tìm kiếm trên mạng xã hội của thương hiệu.
- Đưa ra các chiến dịch quảng cáo nhắm đến đối tượng khách hàng lý tưởng và tiềm năng của bạn.
- Tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội những người dùng có mức độ tương tác với thương hiệu của bạn nhiều nhất.
2. Xem xét lựa chọn KOC ra sao?
Sau bước kết nối là bước xem xét đánh giá để xác định ai có thể trở thành KOC của thương hiệu. Có 3 tiêu chí để xem xét lựa chọn KOC lý tưởng, đó là:
- KOC có một kênh truyền thông bao gồm những người theo dõi chất lượng.
- KOC có hiểu biết và thật sự quan tâm tới thương hiệu.
- KOC thuộc nhóm thị trường mục tiêu của thương hiệu.

3. Thỏa thuận hợp tác với KOC là gì?
Bước cuối cùng sau khi đã xác định được các KOC phù hợp là bước thỏa thuận hợp tác. Vậy chúng ta thỏa thuận hợp tác như thế nào? Có thể áp dụng một số cách như:
- Tạo ra các hoạt động livestream cho các KOC để giúp tiếp cận mạng lưới người theo dõi của họ cho thương hiệu.
- Gửi tặng sản phẩm để khuyến khích họ đánh giá và đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội.
- Đưa ra nhiều chiến dịch hơn nữa để khuyến khích sự hưởng ứng của họ.
>>>Tham khảo thêm: IT là gì? Học và làm IT: Yêu cầu và cơ hội việc làm [Cập nhật 2023]
Chi phí cho KOC liệu có “đắt đỏ”?
Nói một cách đơn giản là không, tiếp thị KOC vẫn có thể miễn phí. Hoạt động tiếp thị của KOC chủ yếu dựa trên các ưu đãi sản phẩm để thử nghiệm và bạn không cần phải ký bất kỳ hợp đồng nào để chính thức hóa quan hệ đối tác của KOC.
Ngoài ra, bạn có thể chủ động trong việc quyết định cách thức bạn sẽ thanh toán cho KOC của mình, là thông qua thanh toán tiền trực tiếp hoặc quà tặng, khuyến mãi để thúc đẩy các bài đăng đánh giá trên các nền tảng thương mại điện tử.

Đây cũng là điểm khác biệt giữa KOC và KOL, vì tiếp thị KOL đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là KOL có hàng triệu người theo dõi, hiển nhiên chi phí sẽ cao hơn rất nhiều. Các công ty lớn thường chọn KOL cho chiến dịch tiếp thị, nhưng đó là bởi vì họ có thể dễ dàng chi trả cho việc này. Nếu bạn muốn tiếp thị thành công và hiệu quả, hãy chọn đúng KOC phù hợp với thương hiệu của bạn và áp dụng lời khuyên của chúng tôi để có chiến lược tiếp thị tốt nhất.
>>> Xem thêm: QA là gì? Kỹ năng để trở thành nhân viên QA giỏi [Cập nhật 2023]
Các nền tảng tại Việt Nam phổ biến nhất cho KOC là gì?
1. Tiktok
TikTok là một nền tảng mạng xã hội phổ biến hiện nay được rất nhiều người ưa dùng, nó cho phép mọi người được quyền tự do sáng tạo, bày tỏ quan điểm của bản thân về một sản phẩm nào đó kèm hashtag #review và rất dễ được đẩy cao lên xu hướng nếu nội dung thật sự mang lại giá trị. Chính vì thế, đây sẽ là “mảnh đất màu mỡ” cho các KOC hoạt động.

>>>Có thể bạn sẽ quan tâm:
Cách tạo Quảng cáo TikTok hiệu quả 2022 cho người mới
“NẮM RÕ” Khung Giờ Đăng Tik Tok Giúp Video Lên Xu Hướng 2022
TikTok Là Gì? Chi Tiết Cách Hoạt Động Của TikTok 2022
2. Facebook
Trên Facebook có rất nhiều hội nhóm được thành lập từ các beauty blogger, chuyên gia make-up dành cho hội chị em đam mê trang điểm và chăm sóc da tham gia. Hoạt động chính của các KOC trong các nhóm này là đăng bài nhận xét và đánh giá quá trình trải nghiệm sản phẩm của bản thân bằng cách đưa ra những ưu nhược điểm, lời khuyên cho sản phẩm đi kèm đường link mua sắm cho những ai có nhu cầu.
>>> Facebook Ads là gì? Cách chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả 2023

3. Youtube
Youtube cũng là một nền tảng mạng xã hội rất phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc không bị giới hạn thời lượng video sẽ giúp cho nội dung review của KOC chân thật, cụ thể và truyền tải được thông tin sản phẩm tốt hơn. Các KOC cũng có thể gắn link sản phẩm ở dưới phần mô tả để người xem có thể bấm vào mua hàng.

KOC đang dần trở thành một xu hướng tiếp thị được nhiều thương hiệu, nhãn hàng lựa chọn nhờ vào những lợi ích mà nó mang lại. Ở trên, TopOnSeek đã giúp bạn giải đáp thắc mắc KOC là gì cũng như những phương pháp để tận dụng hiệu quả chiến lược tiếp thị KOC. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có thể nắm bắt rõ và áp dụng hình thức tiếp thị này phù hợp để mang lại hiệu quả cho thương hiệu của mình nhé!
>>>Hướng dẫn kiếm tiền trên Youtube 2022
>>>Cách làm Content Youtube: 15 ý tưởng làm viedeo hay, triệu view
>>> Mẹo Tối Ưu Hóa Tìm Kiếm Video Trên Youtube
Nguồn tham khảo:
- https://cosmeticschinaagency.com/what-is-koc-behind-chinas-latest-influencer-trend/
- https://digital-launch.com/koc-marketing-in-vietnam/
Các bước KOC cần lưu ý nếu muốn ổn định thu nhập thông qua Affiliate Marketing
- Luôn đề cao tính chân thật
Hãy dựa đúng vào trải nghiệm của bản thân để nhận xét, đánh giá và đưa ra gợi ý về các sản phẩm. Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng thông qua link affiliate của bạn vì họ tin tưởng vào độ uy tín của đường link bạn chia sẻ. Đừng “công nghiệp hóa” nội dung review của bản thân khi mà bạn chỉ chăm chăm nêu những điểm tốt của sản phẩm khi mà trải nghiệm của bản thân về sản phẩm không thật sự tốt như vậy.
- Biết cách bảo vệ thương hiệu cá nhân
Mục tiêu mà bạn cần hướng đến không phải là số lượng người theo dõi lớn tới mức nào mà điều quan trọng ở đây là sự tin tưởng mà họ dành cho bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải bảo vệ và phát triển thương hiệu cá nhân của mình thật tốt, điều này sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng về lựa chọn sản phẩm, dịch vụ sau này.
- Luôn trau dồi thêm nhiều kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và không ngừng tìm kiếm cơ hội
Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội cũng như trau dồi, học hỏi thêm nhiều cơ hội cho mình thông qua các hội nhóm, nền tảng social dành cho KOC để tìm định hướng tương lai cho bản thân.
- Tiêu chí để đánh giá chất lượng KOC là gì?
Đánh giá chất lượng KOC dựa trên 3 tiêu chí chính:
– Relevant: chỉ số mức độ phổ biến của nội dung mà KOC chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.
– Performance: chỉ số đo lường mức hiệu quả của hoạt động truyền thông sản phẩm của KOC khi mà hoạt động tiếp thị này góp phần tăng doanh thu nhãn hàng, thương hiệu.
– Growth: chỉ số đo lường mức độ lan tỏa của KOC. Các KOC sẽ cung cấp tới người theo dõi những thông tin mới nhất của sản phẩm theo xu hướng thị trường, chứ không chỉ là cập nhật thông tin sản phẩm thông thường. - KOC AccessTrade là gì?
KOC AccessTrade là nơi kết nối KOC với nền tảng tiếp thị AccessTrade. Có thể hiểu là khi người mua thực hiện một hành động nào đó (ví dụ: mua hàng, click vào sản phẩm, điều form, đăng ký…) thông qua đường link tiếp thị liên kết của AccessTrade cung cấp, thì KOC sẽ nhận được phần trăm hoa hồng.
- KOC cần có bao nhiêu người theo dõi?
Lượng người theo dõi không phải là yếu tố quyết định của KOC mà thứ họ hướng tới là sự tin tưởng của khách hàng. Với những KOC mới bước đầu phát triển thì không cần quá nhiều người theo dõi. Tuy nhiên, nếu có nhóm followers lớn thì KOC cũng sẽ được nhiều người quan tâm và tin tưởng hơn.
- KOC TikTok là gì?
KOC TikTok là những người trải nghiệm, dùng thử các sản phẩm/dịch vụ sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá qua các video đăng tải trên nền tảng mạng xã hội TikTok.
- Để trở thành KOC Shopee thì tài khoản cần bao nhiêu người theo dõi?
Lượng người theo dõi đáp ứng từ 5.000 trở xuống (YouTube, Tiktok) và từ 10.000 trở xuống (Facebook, Instagram). Bạn có thể đăng ký trở thành KOC Tập Sự với Shopee thông qua link: https://affiliate.shopee.vn/.
- KOC kiếm tiền như thế nào?
Khác với KOL sẽ được nhãn hàng trả tiền để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động chọn lựa và trải nghiệm sản phẩm, sau đó nhận lại mức hoa hồng từ nhãn hàng trên số đơn đã bán được.
- Tại sao nên sử dựng Marketing KOC?
1. Tiết kiệm chi phí cho thương hiệu.
2. Xây dựng lòng tin nơi khách hàng.
3. Giúp tăng trưởng doanh thu hiệu quả. - KOC là gì?
KOC là viết tắt của Key Opinion Consumer (Người tiêu dùng chủ chốt), là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của KOC là thử nghiệm sản phẩm, sau đó đưa ra đánh giá, nhận xét khách quan.
- Phân biệt KOC và KOL
Phân biệt KOC và KOL dựa trên 3 tiêu chí chính: tính chủ động, tính xác thực và quy mô khán giả.