Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi Anh Nguyễn
4.6/5 - (21 bình chọn)
Ngày đăng: 22/05/2023

Phân khúc thị trường được biết đến là việc phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xác định tệp khách hàng và mục tiêu kinh doanh. Vậy phân khúc thị trường được xác định như thế nào? Bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu ngay những thông tin liên quan đến khái niệm này qua bài viết bên dưới nhé.

Phân khúc thị trường là gì?

Khi hiểu rõ phân khúc thị trường là gì, bạn sẽ có kế hoạch quảng bá sản phẩm hợp lý. Khái niệm này được hiểu là việc phân chia những tệp khách hàng khác nhau thành từng nhóm nhỏ. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng xây dựng quảng cáo phù hợp với từng nhóm. Đặc biệt, việc tiếp cận cũng đem đến hiệu quả cao hơn nhờ các chiến dịch phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. 

Thông thường, việc xây dựng nội dung quá chung thường không thu hút nhiều khách hàng. Nguyên nhân là vì không phải ai cũng có nhu cầu và đặc điểm giống nhau. Chính vì vậy, phân khúc thị trường sẽ giúp bạn tập trung vào những phạm vi nhỏ hơn và tìm ra điểm khác biệt để hấp dẫn người tiêu dùng. Cụ thể, bạn sẽ chạy quảng cáo với nội dung và thời điểm khác nhau cho từng nhóm đối tượng.

>> Bài viết liên quan:

Phân khúc khách hàng: Các nội dung cơ bản

Marketing là gì? Tổng quan kiến thức ngành Marketing từ A-Z 2023

Phân khúc thị trường là phân chia những tệp khách hàng khác nhau thành nhóm nhỏ
Phân khúc thị trường là phân chia những tệp khách hàng khác nhau thành nhóm nhỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi ích của phân khúc thị trường đem đến cho doanh nghiệp

Tại sao phải phân khúc thị trường là câu hỏi được khá nhiều marketer quan tâm. Thông thường, khách hàng sẽ có nhiều nhu cầu khác nhau về sản phẩm ở từng thời điểm. Chính vì thế, việc xác định thị trường mục tiêu sẽ giúp thương hiệu thu hẹp được phạm vi. Từ đó, bạn có thể tạo nên chiến dịch quảng cáo phù hợp với từng nhóm khách hàng và tiết kiệm nhiều ngân sách.

Mỗi nhóm nhỏ sẽ gồm các khách hàng có điểm chung về tính cách và nhu cầu. Bạn chỉ cần thu thập thêm thông tin và dữ liệu về để hiểu rõ hơn về những người dùng này. Khi đó, việc triển khai chiến dịch quảng cáo sẽ vô cùng hiệu quả. Đồng thời, mỗi phòng ban cũng dễ dàng hơn trong việc theo dõi và đánh giá khách hàng. Bạn chỉ cần đào tạo cho từng bộ phận quy trình chăm sóc người tiêu dùng theo từng tệp. 

Đặc biệt, việc xác định phân khúc thị trường còn là cơ hội để thương hiệu nhận ra ưu và nhược điểm. Khi phát hiện ra điểm yếu, bạn sẽ kịp thời đưa ra chiến lược mới để thu hút nhiều khách hàng. Thêm vào đó, doanh nghiệp có thể đủ sức cạnh tranh với nhiều thương hiệu khác trên thị trường. 

>>>Xem thêm: Customer experience là gì? Làm gì để đẩy mạnh trải nghiệm khách hàng?

Phân khúc thị trường giúp bạn hiểu về khách hàng
Phân khúc thị trường giúp bạn hiểu về khách hàng (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại phân khúc thị trường

Tiêu chí để thương hiệu phân khúc thị trường là gì? Mỗi nhóm khách hàng sẽ có đặc điểm khác nhau dựa trên địa lý, nhân khẩu học hoặc tâm lý. Chính vì thế, doanh nghiệp cần xác định những yếu tố quyết định sẽ khác nhau giữa tệp khách hàng. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá các loại phân khúc thị trường nhé. 

Phân khúc lựa chọn theo đặc điểm địa lý

Doanh nghiệp có thể dựa trên đặc điểm về địa lý để lựa chọn thị trường mục tiêu. Cụ thể, bạn hãy phân chia dựa theo vùng đồng bằng, thành phố, nông thôn hoặc miền núi. Nếu phát triển ở thị trường quốc tế, bạn hãy chia thị trường thành từng châu lục hoặc từng vùng. 

Nguyên nhân là vì những khách hàng ở các địa điểm giống nhau sẽ có nhiều tính cách tương đồng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể nghiên cứu và thực hiện quảng cáo một cách hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng xác định được các khu vực tiềm năng và có chiến lược quảng bá hợp lý. 

Ví dụ: Một thương hiệu bán đồ ăn nhanh cần nghiên cứu vị trí địa lý để chọn ra khu vực có tiềm năng nhất. Thông thường, các nước phương Tây sẽ ưa chuộng thức ăn nhanh hơn phương Đông. Chính vì thế, thương hiệu có thể tập trung phát triển ở những khu vực này.

Phân khúc thị trường theo địa lý
Phân khúc thị trường theo địa lý (Nguồn: Sưu tầm)

Phân khúc phân theo nhân khẩu học

Một tiêu chí khác để lựa chọn thị trường mục tiêu là nhân khẩu học. Doanh nghiệp sẽ dựa trên độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp hoặc tôn giáo để xác định tệp khách hàng. Loại phân khúc thị trường đã giúp nhiều thương hiệu gia tăng doanh số nhờ tập trung đúng nhóm người tiêu dùng.

Các thương hiệu thời trang có thể phân khúc tệp khách hàng dựa trên độ tuổi. Bạn sẽ nghiên cứu phong cách phù hợp cho tuổi vị thành niên hoặc trung niên. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận đúng tệp khách hàng. Nhờ đó, sản phẩm sẽ bán chạy và gia tăng doanh thu.

Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học (Nguồn: Sưu tầm)

Phân khúc dựa trên đặc điểm hành vi

Việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng sẽ giúp chiến dịch marketing trở nên hiệu quả. Bên cạnh việc mua sắm trực tiếp, khách hàng thường có xu hướng shopping online. Chính vì thế, mỗi thương hiệu cũng cần tập trung xây dựng sàn thương mại điện tử hoặc website. Đồng thời, bạn hãy phân tích và nghiên cứu hành vi mua sắm online của người tiêu dùng bằng việc làm khảo sát hoặc tiếp nhận ý kiến.

Mạng xã hội và website là nguồn tiếp cận khách hàng lớn của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ để phân tích và đánh giá tệp khách hàng tiềm năng. Hơn thế nữa, không phải sản phẩm nào cũng có thể quảng cáo trực tiếp bằng banner hoặc poster. Website chính là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn tiếp thị tới người dùng một cách nhanh chóng.

>> Bài viết cùng chủ đề:

Phân khúc thị trường theo hành vi
Phân khúc thị trường theo hành vi (Nguồn: Sưu tầm)

Phân khúc theo đặc điểm tâm lý học

Khi nghiên cứu về tâm lý học, bạn sẽ thấy mỗi đối tượng thường có tính cách và thói quen khác nhau. Đây là yếu tố quyết định khả năng mua hàng của khách hàng. Thông thường, người tiêu dùng sẽ lựa chọn các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Chính vì thế, việc nghiên cứu tâm lý của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng tâm lý khách hàng để tối ưu hóa chiến dịch marketing. 

Ví dụ: Bạn có thể tập trung vào nhóm khách hàng yêu thích những sản phẩm khuyến mãi hoặc giảm giá. Nhiều nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng thường bị hấp dẫn bởi các dịch vụ tặng kèm. Khi tạo ra các chiến dịch khuyến mãi, thương hiệu có thể gia tăng doanh số.

Phân khúc thị trường theo tâm lý học
Phân khúc thị trường theo tâm lý học (Nguồn: Sưu tầm)

Các bước xác định đúng phân khúc thị trường của doanh nghiệp

Xác định đúng phân khúc thị trường giúp bạn thực hiện chiến dịch marketing tốt hơn. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo đúng các bước  tìm kiếm thị trường mục tiêu. Vậy làm thế nào để xác định phân khúc thị trường chính xác. Hãy để TopOnSeek bật mí ngay cho bạn nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

Tiến hành nghiên cứu về thị trường

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần thực hiện khảo sát và nghiên cứu. Bạn có thể tận dụng những dữ liệu có sẵn để hiểu hơn về khách hàng. Đồng thời, việc thu thập ý kiến từ người tiêu dùng thông qua internet cũng là phương án hay để nghiên cứu.

Bạn hãy khảo sát ý kiến khách hàng để xác định phân khúc thị trường của doanh nghiệp
Bạn hãy khảo sát ý kiến khách hàng để xác định phân khúc thị trường của doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)

Nghiên cứu, phân tích các số liệu

Sau khi tiến hành khảo sát, bạn hãy tiến hành đánh giá và phân tích dữ liệu. Quá trình này cần dựa trên mục tiêu, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp và xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại. 

Doanh nghiệp cần phân tích số liệu để xác định phân khúc thị trường của mình
Doanh nghiệp cần phân tích số liệu để xác định phân khúc thị trường của mình (Nguồn: Sưu tầm)

Thực hiện phân khúc thị trường

Cuối cùng, bạn cần dựa trên những đánh giá để bắt đầu phân khúc thị trường. Cụ thể, doanh nghiệp nên xếp những khách hàng có điểm tương đồng về đặc điểm, nhu cầu và thái độ. Bạn có thể dựa trên 4 loại phân khúc thị trường hoặc phân khúc theo các tiêu chí sau:

  • Tính đồng nhất: Khách hàng có nhiều điểm tương đồng với nhau. 
  • Tính dị thể: Những nhóm khách hàng khác nhau về đặc điểm hoặc tính chất. Việc phân chia nhiều nhóm chung đặc điểm sẽ không tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Tính đo lường: Việc đo lường hiệu quả đòi hỏi dữ liệu phải thật chính xác. 
  • Tính hữu ích: Phân khúc thị trường cần mang đến lợi ích lâu dài cho việc quảng cáo. 
  • Tính đa dạng: Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều chiến lược quảng cáo cho các phân khúc.
  • Tính phản ứng nhanh: Phân khúc thị trường là cơ hội để doanh nghiệp hiểu rõ insight khách hàng. Vì vậy, việc người tiêu dùng tương tác với chiến dịch quảng cáo phải hiệu quả. 
Bạn có thể thực hiện phân khúc thị trường theo 4 loại
Bạn có thể thực hiện phân khúc thị trường theo 4 loại (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ về phân khúc thị trường tại Việt Nam và thế giới

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư tìm kiếm thị trường mục tiêu. Quá trình này đòi hỏi bạn phải xây dựng chiến lược phân khúc đúng đắn và hiệu quả. Để giúp các doanh nghiệp có hướng đi chính xác, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu các ví dụ về phân khúc thị trường của hai thương hiệu lớn bên dưới nhé.

Phân khúc thị trường của Vinamilk – doanh nghiệp trong nước

Vinamilk là thương hiệu lớn được nhiều người Việt nam lựa chọn. Một trong những lý do giúp Vinamilk phổ biến với người tiêu dùng là chiến lược phân khúc hiệu quả. 4 market segment và thương hiệu đang hướng đến là: 

  • Theo nhân khẩu học: Vinamilk chia khách hàng thành từng nhóm tuổi khác nhau như người già, người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng hướng đến các loại sữa cho từng gia đình hoặc cá nhân. 
  • Theo hành vi khách hàng: Vinamilk đánh giá dựa trên nhu cầu về sức khỏe của người già, người béo phì hoặc suy dinh dưỡng. 
  • Theo địa lý: Thương hiệu chia phân khúc dựa trên vùng địa lý là nông thôn và thành phố.
Vinamilk có chiến lược phân khúc thị trường tốt
Vinamilk có chiến lược phân khúc thị trường tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Phân khúc thị trường của Coca Cola – doanh nghiệp quốc tế

Coca Cola tập trung phát triển toàn cầu nên sẽ sử dụng nhiều phân khúc thị trường. Điều này giúp thương hiệu tiếp cận được nhiều tệp khách hàng tiềm năng. Cụ thể, 4 thị trường mục tiêu mà Coca Cola hướng tới là:

  • Phân khúc theo địa lý: Coca cola chia nhỏ thị trường thành từng khu vực và vùng miền như vùng ngoại ô, thành phố hoặc quốc gia. Ví dụ: TP. HCM, Singapore, New York, Seoul.
  • Phân khúc theo nhân khẩu học: Thương hiệu phân chia người dùng theo quốc tịch, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ tôn giáo và văn hóa. Nhờ đó, Coca Cola có thể xác định được các nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Phân khúc theo tâm lý: Coca Cola chia người tiêu dùng theo lối sống, tính cách và sở thích. Việc nắm bắt tâm lý khách hàng giúp thương hiệu có chiến lược quảng bá hiệu quả.
  • Phân khúc theo hành vi: Thương hiệu tập trung vào việc phân chia khách hàng theo yếu tố hành vi. Cụ thể, Coca Cola sẽ chia nhỏ tệp người dùng theo lợi ích, thói quen, thái độ và nhu cầu mua hàng. 
Coca Cola tập trung vào 4 thị trường mục tiêu
Coca Cola tập trung vào 4 thị trường mục tiêu (Nguồn: Sưu tầm)

Xác định đúng phân khúc thị trường là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công. Nguyên nhân là vì mỗi khách hàng đều không tương đồng về tính cách và đặc điểm. Chính vì thế, bạn cần chia nhỏ nhóm người tiêu dùng để có chiến dịch marketing phù hợp.  Đồng thời, doanh nghiệp cũng dễ xác định nhóm khách hàng tiềm năng để đẩy mạnh doanh số. TopOnSeek hy vọng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên cho thương hiệu của mình nhé.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

SEO Copywriting Là Gì? 10 Mẹo Viết SEO Copywriting Hiệu Quả

Tạo kết nối và tương tác với khách hàng tiềm năng là điều cần thiết nếu bạn muốn thu hút ...

05/09/2023

Tú Chinh
Cập nhật mới nhất về Google Broad Core Update Tháng 8 2023

Google Search bắt đầu tung ra bản cập nhật Broad Core II của năm 2023 và nó được đặt tên ...

25/08/2023

Lê Duyên
6 Cách Tạo Website Bán Hàng Online Miễn Phí, Nhanh Chóng, Chuyên Nghiệp

Hiện nay có rất nhiều cách tạo website bán hàng miễn phí, đơn giản và nhanh chóng. Nếu bạn còn ...

24/08/2023

Tú Chinh