Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Thị trường là gì? Các chức năng và vai trò của thị trường

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 28/03/2023

Khái niệm và đặc trưng của thị trường là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Có thể hiểu, đây là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán. Cả hai đối tượng này đều tác động qua lại lẫn nhau để đáp ứng nhu cầu đôi bên. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm và vai trò của thị trường qua bài viết bên dưới nhé.

Thị trường là gì?

Thị trường là nơi trao đổi các giao dịch liên quan đến hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán. Nói cách khác, đây là nơi diễn ra các hoạt động cạnh tranh về giá cả và cung cầu mà trong đó, bạn có thể xác định được số lượng và giá tiền của sản phẩm. Thị trường sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Đối tượng giao dịch: Thị trường ăn uống, thị trường thương mại điện tử, thị trường du lịch,…
  • Phạm vi giao dịch: Thị trường nước ngoài, thị trường nội địa,…

>> Có thể bạn chưa biết:

Thị trường ngách là gì? Cách tìm thị trường ngách tiềm năng 2023

Target Market là gì? Tầm quan trọng, cách xác định, phân loại và ví dụ về Target Market

Thị trường là nơi giao dịch của người mua và người bán
Thị trường là nơi giao dịch của người mua và người bán (Nguồn: Sưu tầm)

Những điểm đặc trưng cơ bản của thị trường

Thị trường có những đặc trưng cơ bản gì? Đây là nơi tập hợp một loại hàng hóa cụ thể để người mua và người bán trực tiếp trao đổi. Một số ví dụ là thị trường thức ăn nhanh, thị trường cà phê, thị trường dược phẩm,… Điểm đặc biệt của thị trường là không bị giới hạn trong một phạm vi nhất định mà bao gồm các khu vực lớn nơi có lượng cung và cầu. Các đối tượng cấu thành thị trường đều phải có nhận thức và hiểu biết nhất định về sản phẩm.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, thị trường không còn là một phiên chợ hay siêu thị như truyền thống mà đã mở rộng sang các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Amazon hoặc Ebay. Nhờ đó, người mua và người bán có thể dễ dàng kết nối và trao đổi hàng hóa theo nhu cầu.

Quá trình trao đổi sản phẩm và dịch vụ sẽ được niêm yết bởi một mức giá cụ thể. Nếu giá trị của hàng hóa được quyết định do lượng cung cầu và không bị tác động bởi người bán thì đây được xem là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

Thị trường tập hợp một sản phẩm cụ thể
Thị trường tập hợp một sản phẩm cụ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại hình thái thị trường hiện nay

Thị trường là nơi các giao dịch giữa người mua và bán diễn ra. Để hiểu hơn về khái niệm này, bạn hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu thêm một số hình thái thị trường hiện nay nhé.

>> Tìm hiểu thêm:

Phân khúc thị trường là gì? 4 loại phân khúc thị trường và ví dụ

Market Share là gì? Thông tin cơ bản về thị phần trong Marketing

Thị trường hàng hoá

Tại thị trường hàng hóa, các loại nguyên liệu thô hoặc sản phẩm sơ cấp sẽ được mua bán qua lại. Hàng hóa này thường chia thành 2 loại là hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Loại sản phẩm cứng sẽ bao gồm những tài nguyên cần có sự khai thác như cát, dầu thô hoặc cao su. Trong khi đó, hàng hóa mềm sẽ là những sản phẩm trong nông nghiệp như lúa mì, cà phê, đậu nành,…

Thị trường hàng hóa phát triển mạnh
Thị trường hàng hóa phát triển mạnh (Nguồn: Sưu tầm)

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là nơi có các giao dịch liên quan đến nguồn vốn. Cụ thể, ngân hàng, người vay, nhà đầu tư và nhà nước sẽ là những bên cung và cầu vốn. Những hoạt động bạn có thể thấy ở thị trường tiền tệ là mua chứng khoán, chứng từ, vay ngân hàng hoặc gửi tiết kiệm.

Thị trường tiền tệ liên quan đến nguồn vốn
Thị trường tiền tệ liên quan đến nguồn vốn (Nguồn: Sưu tầm)

Thị trường tự do

Thị trường tự do là nơi chính phủ và nhà nước không can thiệp và áp đặt những quy định riêng ngoại trừ thực hiện quyền sở hữu tài sản và hợp đồng tư nhân. Tại đây, người mua và bán có thể giao dịch một cách tự do. Tuy nhiên, loại hình thái này thường xảy ra việc chèn ép và nâng giá cho người mua.

Thị trường tự do không chịu sự áp đặt của nhà nước
Thị trường tự do không chịu sự áp đặt của nhà nước (Nguồn: Sưu tầm)

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi các chủ thể trao đổi và mua bán cổ phiếu được niêm yết giá trị tại sàn. Với các nhà đầu tư, đây được xem là thị trường béo bở và hấp dẫn vì có khả năng thu về nguồn tiền cao. Tuy nhiên, việc chơi chứng khoán khá rủi ro nên yêu cầu bạn phải có kiến thức rõ ràng.

>> Khám phá ngay: Cách giải mã chiến lược phân tích cổ phiếu bằng ChatGPT

Thị trường chứng khoán hấp dẫn nhiều nhà đầu tư
Thị trường chứng khoán hấp dẫn nhiều nhà đầu tư (Nguồn: Sưu tầm)

Vai trò quan trọng của thị trường với doanh nghiệp

Thị trường không chỉ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Sau đây là một số lợi ích mà các công ty có thể nhận được khi tham gia vào thị trường.

  • Thu thập thông tin cần thiết: Khi tiến hành nghiên cứu thị trường, bạn sẽ có thêm dữ liệu để đánh giá khách hàng mục tiêu (Target Audience) và nhận biết được xu hướng mua hàng hiện nay. Đặc biệt, thị trường còn cho doanh nghiệp nguồn thông tin về lượng cung cầu và đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm dữ liệu để định hướng hoạt động mua bán sau này.
  • Phục vụ chiến lược kinh doanh: Khi đã có nguồn dữ liệu, bạn sẽ tìm ra được nhu cầu của người tiêu dùng và những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có. Nhờ vào đó, bạn có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
  • Giảm bớt rủi ro: Nghiên cứu thị trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp dự đoán được những rủi ro sắp xảy đến. Nhờ đó, bạn có thể chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để giải quyết các vấn đề. Thêm vào đó, thị trường còn giúp bạn nắm bắt được xu hướng của khách hàng nhằm cải thiện sản phẩm và dịch vụ.
Thị trường giúp doanh nghiệp thu thập những dữ liệu cần thiết
Thị trường giúp doanh nghiệp thu thập những dữ liệu cần thiết (Nguồn: Sưu tầm)

Chức năng của thị trường là gì trong Marketing?

Thị trường được xem là cầu nối giữa người sản xuất và người mua để trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, đây còn là cơ sở công nhận giá trị của hàng hóa cũng như kích thích lượng cung cầu. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các chức năng này của thị trường nhé.

>> Bài viết cùng chủ đề:

Marketplace là gì? Mô hình bán hàng online trên Marketplace 2023

Target là gì? 7 khái niệm liên quan và cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Chức năng cung cấp thông tin

Tại thị trường, bên sản xuất và bên mua sẽ nhận được những thông tin liên quan đến cung và cầu cũng như những yếu tố tác động đến hàng hóa và dịch vụ. Nhờ đó, các đơn vị sản xuất và bán hàng có thể ước tính được số lượng sản phẩm và khách hàng tiềm năng của mình. Ngược lại, người tiêu dùng sẽ nhận được những thông tin về giá cả để biết nên mua hàng hóa ở đâu và không bị ép giá.

Chức năng công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa

Thị trường có chức năng quan trọng trong việc công nhận tính giá trị xã hội của một loại hàng hóa nào đó. Bạn có thể đánh giá điều này thông qua số lượng tiêu thụ và giá bán của sản phẩm. Những loại hàng hóa có mức giá tương xứng với giá trị sẽ được chấp nhận công dụng. Ngược lại, các mặt hàng không được công nhận thường được bán với giá thấp hơn so với giá trị hiện có. Một sản phẩm có tính giá trị cao phải đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng và có chất lượng tốt.

>> Tìm hiểu thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing

Thị trường công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa
Thị trường công nhận tính giá trị xã hội của hàng hóa (Nguồn: Sưu tầm)

Chức năng điều tiết và kích thích hoạt động sản xuất, tiêu dùng

Giá cả và mức cung của hàng hóa có tác động lớn đến quá trình mua sắm của người tiêu dùng. Khi nhu cầu của khách hàng tăng, hoạt động sản xuất cũng được thúc đẩy mạnh mẽ để đáp ứng lượng cầu trên thị trường.

Hướng dẫn các bước nghiên cứu thị trường thành công

Trước khi tiến hành ra mắt sản phẩm, mỗi doanh nghiệp đều phải tập trung nghiên cứu và phân tích thị trường. Đây là quá trình quan trọng giúp bạn có thêm dữ liệu cho chiến lược kinh doanh. Cùng tìm hiểu các bước nghiên cứu thị trường hiệu quả nhé.

>> Khám phá ngay:

Nghiên cứu thị trường là gì? Top 7 phương pháp nghiên cứu phổ biến

Xác định mục tiêu/vấn đề của doanh nghiệp

Việc xác định mục tiêu của doanh nghiệp là bước quan trọng khi nghiên cứu thị trường. Giai đoạn này giúp bạn giải quyết được các vấn đề đang gặp phải. Điển hình như “Liệu doanh nghiệp có nên đẩy mạnh sản xuất ở thị trường đó không?” hoặc “Sản phẩm cần có đặc điểm gì để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Thông qua việc xác định mục tiêu, bạn sẽ biết được vấn đề của doanh nghiệp là gì để tập trung nghiên cứu.

Xác định mục tiêu là bước quan trọng trong nghiên cứu thị trường
Xác định mục tiêu là bước quan trọng trong nghiên cứu thị trường (Nguồn: Sưu tầm)

Xác định phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp

Khi đã có mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần chọn được hình thức nghiên cứu thích hợp. Bạn có thể tham khảo những phương pháp được sử dụng phổ biến sau:

  • Điều tra, khảo sát: Doanh nghiệp sẽ thiết kế một bảng hỏi bao gồm các câu hỏi hướng tới mục tiêu mà mình đã đặt ra. Sau đó, bạn cần khảo sát khách hàng để tổng hợp câu trả lời. Quy mô doanh nghiệp điều tra càng lớn thì mức độ đáng tin cậy sẽ càng cao.
  • Phỏng vấn nhóm: Ở phương pháp này, bạn sẽ tìm một nhóm người có tính cách hoặc đặc điểm giống nhau để trả lời cho các câu hỏi có sẵn.
  • Phỏng vấn cá nhân: Hình thức này sẽ phỏng vấn một cá nhân với những câu hỏi mở khác nhau. Do đó, người điều phối cần có kinh nghiệm và biết cách dẫn dắt để khách hàng sẵn sàng chia sẻ.
  • Quan sát: Doanh nghiệp có thể đặt camera tại cửa hàng hoặc nơi bán hàng để quan sát hành vi mua sắm của khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể tổng hợp và tìm ra thói quen hoặc sở thích của người tiêu dùng cho sản phẩm.
  • Thử nghiệm: Doanh nghiệp sẽ đặt các sản phẩm mới và chưa được ra mắt tại cửa hàng. Sau đó, bạn có thể quan sát để biết phản ứng của người mua. Nếu khách hàng có thái độ tích cực, cơ hội thành công trên thị trường của sản phẩm là rất cao.
Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp
Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)

Lựa chọn công cụ nghiên cứu và tiến hành khảo sát

Bạn cần thiết kế công cụ nghiên cứu phù hợp với phương pháp mình đang sử dụng. Ví dụ, nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức khảo sát online, bạn phải tạo ra một bảng câu hỏi rõ ràng để khách hàng trả lời. Ngược lại, nếu doanh nghiệp quan tâm đến phản ứng của người tiêu dùng khi ra mắt sản phẩm mới, bạn hãy chuẩn bị các mẫu dùng thử tại cửa hàng và bắt đầu quan sát phản ứng của người mua.

Điền form khảo sát thị trường là công cụ nghiên cứu phổ biến hiện nay
Điền form khảo sát thị trường là công cụ nghiên cứu phổ biến hiện nay (Nguồn: Sưu tầm)

Thu thập thông tin liên quan

Sau khi chuẩn bị các công cụ nghiên cứu cần thiết, bạn cần tổ chức khảo sát, phỏng vấn hoặc thử nghiệm tùy theo phương pháp mình đã chọn. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần lưu lại thông tin hoặc ghi chú về thái độ và hành vi khách hàng để làm cơ sở dữ liệu.

Doanh nghiệp thu thập thông tin để tiến hành nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp thu thập thông tin để tiến hành nghiên cứu thị trường (Nguồn: Sưu tầm)

Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Khi đã thu thập thông tin và có kết quả từ các phương pháp nghiên cứu, doanh nghiệp tiến hành phân tích dữ liệu. Bạn hãy tổng hợp những ghi chép có được thành một bản hoàn chỉnh. Sau đó, bạn cần dùng các phần mềm phân tích như SPSS, Excel hoặc Minitab để cho ra kết quả chính xác. Những tiện ích này sẽ giúp bạn tạo các biểu đồ hoặc đồ thị và phân chia các phân khúc khách hàng theo độ tuổi, sở thích hoặc giới tính.

Doanh nghiệp tiến hành phân tích dữ liệu để tiến hành nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp tiến hành phân tích dữ liệu để tiến hành nghiên cứu thị trường (Nguồn: Sưu tầm)

Minh họa dữ liệu và trình bày kết quả

Khi đã có kết quả nghiên cứu bao gồm các biểu đồ và đồ thị, doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tìm ra chân dung khách hàng hoặc thị trường tiềm năng cho sản phẩm của mình. Từ đó, bạn sẽ xác định được đâu là câu trả lời cho vấn đề mà ban đầu mình đã đặt ra.

Bước cuối cùng, doanh nghiệp hãy trình bày kết quả một cách rõ ràng với dữ liệu minh họa cụ thể. Bạn hãy đặt ra vấn đề và cho biết lý do công ty chọn phương pháp nghiên cứu này. Sau đó, doanh nghiệp cần trình bày rõ hơn về quá trình thực hiện cũng như nêu rõ thông điệp và ý nghĩa của kết quả.

Bạn cần trình bày kết quả kèm dữ liệu sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu thị trường
Bạn cần trình bày kết quả kèm dữ liệu sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu thị trường (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu chức năng và vai trò của thị trường là gì. Nhờ vào sự cân bằng từ các hoạt động trao đổi và mua bán trên thị trường, nền kinh tế sẽ được điều phối tốt hơn. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để phát triển chiến lược và sản phẩm của mình. TopOnSeek hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh
Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn

Bạn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp để website của bạn bứt phá trong top tìm kiếm Google? Bạn ...

17/04/2024

Ngọc Hiền
Dịch vụ SEO cam kết chuyển đổi cao, chất lượng bền vững

Việc tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự là một hành ...

12/04/2024

Bảo Trân