star star star star star

✔️ Hướng dẫn chạy quảng cáo Google ADS 2024 hiệu quả

ads Google marketing quảng cáo Google
avt
Hiền Trần
12 tháng 7, 2024  

Kinh doanh trên nền tảng trực tuyến là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ hóa và đang phát triển cực mạnh mẽ. Từ doanh nghiệp lớn đến nhà bán hàng nhỏ lẻ đa phần đều áp dụng công nghệ vào kinh doanh. Trong đó, vấn đề tiếp cận khách hàng mục tiêu (Target Audience) và tăng lưu lượng truy cập (traffic) cho gian hàng trực tuyến luôn là vấn đề quan trọng cần được cân nhắc. Và Google ADS chính là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề quan trọng đó. Trong bài viết này, TopOnSeek sẽ hướng dẫn chạy ADS Google hiệu quả và tối ưu ngân sách để bạn có thể áp dụng một cách tốt nhất. 

Xem thêm:

Quảng cáo Google ADS (Google Adwords) là gì?

Google ADS là chương trình internet marketing của công cụ tìm kiếm Google (SERP). Chương trình này nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận được thị trường trực tuyến mục tiêu thông qua Google và các trang web đối tác của mình. Nói đơn giản hơn, chạy quảng cáo Google chính là hình thức doanh nghiệp trả tiền cho Google để được hiển thị quảng cáo trên kết quả tìm kiếm mà không cần phải thực hiện thao tác SEO từ khóa.

Quảng cáo Google ADS (Google Adwords) là gì?
(Nguồn: Sưu tầm)

Những lợi ích khi chạy quảng cáo Google ADS

Quảng cáo đúng thời điểm khách hàng tìm kiếm

Khi bạn lựa chọn đúng từ khóa và mẫu quảng cáo thì thông điệp của bạn sẽ xuất hiện đúng khách hàng mục tiêu khi họ đang thực hiện tìm kiếm. 

Xuất hiện trên nhiều mạng quảng cáo

Google sở hữu một mạng lưới liên kết rất nhiều các website khác nhau trong chương trình Google Adsense và hệ thống mạng hiển thị của mình. Nổi bật trong số đó phải kể đến 2 sản phẩm mà Google hiện đang sở hữu là YoutubeGmail. Ngoài ra, hàng loạt trang báo lớn cũng nằm trong mạng lưới liên kết đó. Chính vì như vậy mà các bạn dễ dàng nhận thấy một hệ quả tất yếu đó là quảng cáo Google sẽ giúp bạn tiếp cận khoảng 90% người dùng Internet trên toàn thế giới.

lợi ích khi chạy quảng cáo Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Chỉ mất tiền khi có người nhấp vào quảng cáo Google ADS

“Khi quảng cáo hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google thì có mất tiền hay không?”. Đây chính là câu hỏi mà bất kỳ người dùng nào khi chọn hình thức quảng cáo này cũng thắc mắc. Thực tế, bạn chỉ cần phải trả tiền cho Google khi khách hàng nhấp vào quảng cáo và truy cập vào trang web của bạn. Đây chính là một ưu thế giúp Google trở thành kênh quảng cáo minh bạch và tiết kiệm được nhiều chi phí cho người dùng.

Quảng cáo Google dễ kiểm soát ngân sách

Khi sử dụng ADS Google, bạn có thể kiểm soát lượng ngân sách chi tiêu một cách dễ dàng. Bạn có thể kiểm soát theo ngày hoặc toàn chiến dịch. Với hình thức chạy quảng cáo này sẽ không có hạn mức chi tiêu tối thiểu. Chính vì thế mà bạn có thể đặt và kiểm soát ngân sách của riêng mình hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Cách đạt hiệu quả cao với ngân sách Google Ads thấp

Dễ đo lường hiệu quả chiến lược quảng cáo Google ADS

Tùy vào từng mục tiêu mà cách chạy quảng cáo Google cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế mà khi thực hiện hình thức quảng cáo này, Google sẽ cung cấp cho bạn các chỉ số nhằm theo dõi hiệu quả chiến dịch. 

Chẳng hạn như chiến dịch quảng cáo với mục tiêu gia tăng nhận diện thương hiệu, các chỉ số mà bạn có thể kiểm soát như: lượt hiển thị, chi phí trên 1000 lượt hiển thị, lượt xem video, tỉ lệ nhấp chuột,…. Còn như với chiến dịch gia tăng lượng mua hàng thì các chỉ số mà bạn có thể đo lường như: số lượng chuyển đổi, mua hàng, chi phí trên một lượt chuyển đổi, Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi),…

Dễ đo lường hiệu quả chiến lược
(Nguồn: Sưu tầm)

Cách thức hoạt động của quảng cáo Google

Giá thầu (hay CPC trong quảng cáo Google)

Google ADS hoạt động dưới mô hình trả tiền theo lượt nhấp hay còn được gọi với thuật ngữ PPC Model. Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn mẫu quảng cáo của mình xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm sẽ cần đặt một giá thầu để đấu với các đối thủ cạnh tranh khác. Giá thầu này được gọi là giá thầu tối đa hay CPC tối đa. Đó chính là chi phí tối đa mà bạn phải chi trả cho một lần khác hàng nhấp vào quảng cáo. Bạn có thể đặt giá thầu theo 4 cách cơ bản sau: 

  • Chi phí trên mỗi một lượt nhấp.
  • Chi phí trên một nghìn lượt hiển thị.
  • Chi phí trên một hành động.
  • Chi phí trên một lượt xem.
Cách thức hoạt động của quảng cáo Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Điểm chất lượng của quảng cáo Google ADS

Ngoài tiêu chí giá thầu thì một tiêu chí để Google có thể so sánh có hiển thị mẫu quảng cáo của bạn không nữa đó chính là điểm chất lượng hay còn được gọi là Quality Score. Điểm chất lượng là một ước tính và chất lượng của mẫu quảng cáo, từ khóa và cả trang đích của bạn. Mẫu quảng cáo có chất lượng cao đồng nghĩa với việc chi phí thấp hơn và vị trí hiển thị cao hơn. Chính vì vậy mà việc cải thiện điểm chất lượng chính là chìa khóa tiết kiệm nhất để bạn có thể hiển thị quảng cáo với chi phí thấp hơn đối thủ. 

Cách thức hoạt động của quảng cáo Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Các hình thức quảng cáo Google hiện nay

Hiện nay có nhiều loại hình quảng cáo Google khác nhau, ứng với nhiều đối tượng và mục đích phù hợp với nhau.

Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads)

Quảng cáo tìm kiếm là một loại hình quảng cáo mà Google cung cấp trên công cụ tìm kiếm. Khi người dùng tìm kiếm các câu hỏi như sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm, Google trả lại kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị các thuật ngữ thực hoặc tương tự có liên quan đến từ khóa của quảng cáo của bạn.

Quảng cáo Google mạng hiển thị (Google Display Network)

Nghe tên có vẻ dài dòng nhưng có rất nhiều người biết đến hình thức quảng cáo này. Quảng cáo trên mạng hiển thị có thể giúp bạn tiếp cận mọi người khi họ đang sử dụng: tài khoản Youtube, Gmail, duyệt bất kỳ trang web yêu thích nào của họ hoặc trong khi họ đang sử dụng thiết bị di động và ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing)

Loại quảng cáo này nhắm mục tiêu người dùng đã tương tác với trang web của bạn trước đây bằng cách hiển thị cho họ nội dung về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khi họ đang trực tuyến. Đây chính xác là ý nghĩa của từ tiếp thị lại, nó nhắc nhở khách hàng hoàn thành một hành động mà họ đã thực hiện trước đó.

Quảng cáo Video Youtube

Quảng cáo video là quảng cáo tiếp cận khách hàng tiềm năng dưới dạng video trên Youtube và các trang đối tác của Google.

Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)

Quảng cáo mua sắm là một loại quảng cáo mới của Google dành cho những người bán hàng trên trang web và đáp ứng tất cả các tiêu chí.

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (App Ads)

Quảng cáo ứng dụng toàn cầu (Apps) là hình thức quảng cáo dành riêng cho ứng dụng, có ưu điểm tiếp cận nhanh chóng và chính xác tập khách hàng mục tiêu giúp tăng hiệu quả phân phối quảng cáo và doanh thu của các cửa hàng, thương nhân.

Quảng cáo Email (Gmail ADS)

Quảng cáo qua email cũng quen thuộc với nhiều người, một hình thức quảng cáo cho phép tab quảng cáo xuất hiện trong hộp thư đến Gmail của bạn. Quảng cáo trên Gmail cũng mở rộng sang email nếu bạn nhấp để xem.

Quảng cáo thông minh (Smart)

Quảng cáo thông minh sẽ giúp bạn tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của mình và tiếp cận khách hàng thông qua Google Ads, Google Maps và các trang web đối tác.

 Các hình thức quảng cáo Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn chạy quảng cáo Google ADS

Các điều kiện để triển khai quảng cáo Google

Để có thể chạy được quảng cáo Google bạn bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây. Những tiêu chí này rất quan trọng khi bạn học cách hướng dẫn chạy ADS Google

  • Tài khoản Gmail chính chủ đang hoạt động.
  • Website: tuân thủ luật pháp Việt Nam và các chính sách của Google.
  • Thẻ ngân hàng Visa/ Master hoặc ví điện tử Momo.

Tạo tài khoản quảng cáo Google Ads và lên chiến dịch

Điều đầu tiên bạn cần làm khi đăng ký tài khoản Google ADS đó chính là truy cập vào trang tạo quảng cáo. Sau đó, bạn tiếp tục nhấn chọn “Bắt đầu ngay” và thực hiện đăng nhập và gmail.

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn cần xác định và chọn được mục tiêu quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đây là bước quan trọng, có lợi hơn cho bạn khi tiếp cận được đúng đối tượng và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. 
  • Bước 2: Bạn tiếp tục thực hiện điền thông tin như hướng dẫn bao gồm tên công ty, địa chỉ hay website,…
  • Bước 3: Đây là giai đoạn bạn cần thiết lập trang đích điều hướng như Landing page, Fanpage,… tùy vào mục tiêu doanh nghiệp.
  • Bước 4: Thực hiện bài viết quảng cáo theo các yêu cầu của Google. Bạn hãy sáng tạo nội dung sao cho thật thu hút để nâng cao hiệu quả quảng cáo hơn.
  • Bước 5: Bước cuối cùng để đăng ký đó chính là thiết lập vị trí quảng cáo. Có 3 mục thiết lập vị trí quảng cáo đó là: thiết lập vị trí theo bán kính, thiết lập vị trí quảng cáo Google Ads, thiết lập vị trí cụ thể.
Hướng dẫn chạy ADS Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Thiết lập thanh toán quảng cáo Google ADS

Để có thể thiết lập thanh toán quảng cáo Google, bạn hãy nhập tất cả thông tin thanh toán và nhập bất kỳ mã khuyến mãi nào mà bạn có. Chi tiết các bước như sau: 

  • Chọn biểu tượng cài đặt > Thiết lập hóa đơn và thanh toán > Chọn quốc gia hoặc lãnh thổ > Tiếp tục > Nhập địa chỉ doanh nghiệp của bạn > Tiếp tục > Chọn gửi và kích hoạt.
Hướng dẫn chạy ADS Google
(Nguồn: Sưu tầm)

Giao diện của Google ADS

Bảng điều hướng của quảng cáo Google

Bảng điều hướng của quảng cáo Google nằm ở phía bên trái hoặc có thể ở phía trên. Đây là nơi giúp bạn có thể chuyển đổi nhanh giữa các nhóm chiến dịch cũng như nhóm quảng cáo. 

Không gian làm việc chính của Google ADS

Đây là nơi bạn thực hiện các thao tác kiểm soát hiệu suất và tài khoản. Cùng với đó, các thông tin về kết quả triển khai cũng được thể hiện rõ ràng. 

Giao diện của Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Thanh công cụ của quảng cáo Google

Thanh công cụ có vị trí ở phía trên cùng bên phải. Trên thanh công cụ, bạn có thể thực hiện tìm kiếm nhanh, truy cập vào các tính năng của Google ADS.

Giao diện của Google ADS
(Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Cách tạo nhóm trên Messenger bằng máy tính, điện thoại trong 1 phút

Hướng dẫn thiết lập Search Google ADS

Ở phần nội dung trên, các bạn đã làm quen với giao diện quảng cáo và biết cách tạo một tài khoản quảng cáo. Vậy trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo một chiến dịch quảng cáo tìm kiếm để có thể nắm được đầy đủ nhất các bước cơ bản cách chạy ADS Google với hình thức Google Search:

Tạo chiến dịch quảng cáo Google ADS

Nhấp chuột vào Tất cả chiến dịch > Chiến dịch mới > Thêm chiến dịch mới > Mục tiêu chiến dịch > Loại chiến dịch (Tìm kiếm).

hướng dẫn chạy ads google
(Nguồn: Sưu tầm)

Lựa chọn ngân sách cho chiến dịch quảng cáo

Tại bước này, bạn sẽ cài đặt ngân sách cho chiến dịch ADS Google của mình theo từng ngày. Chẳng hạn như bạn đặt chi 1.000.000/ngày và chú trọng vào số nhấp chuột thì hãy chọn “giá thầu CPC thủ công”. 

Thêm từ khóa và xác định giá thầu cho chiến dịch Google ADS

Đầu tiên bạn hãy xác định từ khóa trong kế hoạch triển khai và đặt giá thầu. Trong bước này, bạn cần xác định dạng từ khóa theo 1 trong những hình thức đối sánh đó là: Đối sánh rộng – cụm từ – chính xác.  

hướng dẫn chạy quảng cáo
(Nguồn: Sưu tầm)

Viết mẫu quảng cáo quảng cáo Google ADS

Trong bước này, bạn sẽ thực hiện viết mẫu quảng cáo tìm kiếm thích ứng theo yêu cầu của Google. Để có thể thực hiện viết quảng cáo hiệu quả bạn nên viết đủ ý, ngắn gọn và sáng tạo. Đồng thời cũng phải đưa nhiều thông tin có giá trị để thu hút khách hàng.

viết mẫu quảng cáo
(Nguồn: Sưu tầm)

Tối ưu nội dung trang đích

Để khách hàng có thể nhấp vào quảng cáo của mình thật sự không dễ dàng. Nhưng để khách hàng có thể quyết định mua hoặc sử dụng dịch vụ của mình còn khó hơn rất nhiều. Vậy cho nên các bạn cần phải tối ưu trang đích trước khi thực hiện chạy quảng cáo. Một số tiêu chí tối ưu cần được chú trọng như: tốc độ tải, nội dung thông tin, từ ngữ phù hợp, CTA phù hợp với hành trình của người đọc,…

Cài đặt đối tượng tiếp thị lại (Remarketing hoặc Retargeting)

Khách hàng khi thực hiện tìm kiếm lại từ khóa đã truy cập trước đó tức là họ tiếp tục có nhu cầu với nó. Vì vậy các bạn cần cài đặt đối tượng tiếp thị lại để tránh bỏ sót khách hàng tiềm năng

Theo dõi và tối ưu quảng cáo

Nếu không muốn mình rơi vào tình trạng “tiền rơi qua cửa sổ” khi thực hiện chạy ADS Google, bạn hãy theo dõi thật sát sao quảng cáo của mình và tối ưu khi cần thiết.

Xem thêm: Chuyển ngữ chiến dịch quảng cáo Google Ads liệu có cần thiết?

Cách dùng Google Ads để chạy chiến dịch Remarketing

Để có thể chạy một Google Ads hiệu quả, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là 4 bước quan trọng để giúp chiến dịch của bạn hoàn hảo.

1. Chắc chắn rằng có hệ thống đính kèm Google ads phù hợp

Để khiến cho một chiến dịch Remarketing có thể gây ân tượng, việc trang web có hệ thống tìm kiếm phù hợp là điều cốt lõi.

Hầu hết các trang web bây giờ đều sử dụng từ Google Analytics hoặc Google Ads, riêng tôi thì khuyến khích các bạn dùng cả 2 nguồn.

Google Ads Tag

Nếu tài khoản Google Ads của bạn bắt đầu từ con số 0, bạn cần phải thực thi gắn thẻ trang web toàn cầu.

Để có thể làm được điều này, tìm theo thứ tự: Tools & Settings > Audience Manager > Audience Source.

Cách để bắt đầu chiến dịch Remarketing trên Google Ads

Tùy thuộc vào ngữ cảnh mà bạn có thể chọn một trong ba lựa chọn cài đặt mục Tag. Phần quan trọng nhất của bước này là sự sắp đặt đính kèm cho mỗi Goolge’s instruction; phải được đặt giữa đính kèmcho mỗi trang.

Google Analytics Tag

Google Analytics thì lại yêu cầu bật thăm dò trước khi có thể thực hiện bất kì danh sách tiệp thị lại nào trong nền tảng.

Để làm được thì cần phải theo thứ tự Admin > Proper View > Tracking Info > Tracking Code.

Thêm Google Analytics Tag

(Nguồn: Sưu tầm)

Kiểm tra Tag trên Google Ads

Cách dễ nhất để biết được đã thực hiện việc đính kèm chưa là tải “Tag Assistant” trong trình duyệt Chrome.

Mở trang web và chạy Tag Assistant. Nếu như hiện mặt cười xanh có nghĩa là những đính kèm đã hoàn tất như trong hình.

Kiểm tra Tag trên Google Ads

(Nguồn: Sưu tầm)

2. Tạo danh sách Intentional Remarketing

Khi đã chắc chắn việc dò tìm, bước tiếp theo là tạo danh sách Remarketing.

Mong muốn là vô cùng quan trọng khì mà tìm các khách hàng của chiến dịch Remarketing.

Nếu bạn chỉ đơn giản nhắm vào “Tất cả người truy cập”, thì bạn đã sai rồi.

Google Analytics và Google Ads đều cung cấp vô số tùy chọn để bạn phân ra cho người truy cập xem theo ý bạn muốn.

Lưu ý rằng, danh sách mà quá hẹp thì khó mà có thể thỏa mãn tốt

Mấu chốt là phải tìm được sự cân bằng giữa nhóm khách hàng và nhu cầu của họ.

Danh sách Google Analytics

Để tạo nhóm đối tượng trong Google Analytics, theo các bước thứ tự: Admin > Property View > Audience Definition > Audiences

Danh sách Google Analytics

(Nguồn: Sưu tầm)

Một vài ý tưởng là cân nhắc khi tạo một danh mục danh sách Remarketing:

  • Phân loại trang cho người xem
  • Người mua/ (để loại trừ trong chiến dịch)
  • Tất cả lượt truy cập ổn định (đánh giá bằng thời gian truy cập, bất kể trên mức trung bình của doanh nghiệp)
  • Những người xem Blog chất lượng (đánh giá bằng thời gian truy cập, bất kể trên mức trung bình của doanh nghiệp)
  • Người xem hàng

Xem thêm: Metric là gì? Hiểu rõ 15 chỉ số đo lường Marketing Metrics hiệu quả

Danh sách Google Ads

Để tạo danh sách từ Google Ads, chúng ta thực hiện theo các bước sau: Tools & Settings > Audience Manager > Audience Lists.

Danh sách Google Ads

(Nguồn: Sưu tầm)

Có 5 loại danh sách để tạo:

  • Khách hàng truy cập trang web
  • Đối tượng dùng ứng dụng
  • Người sử dụng Youtube
  • Danh sách khách hàng
  • Danh sách tổng hợp

Tùy vào mục tiêu, hãy tạo danh sách tiếp thị lại cần thiết và chọn một mốc thời gian. Thời gian tối đa một người dùng ở trong danh sách là 540 ngày.

3. Tạo chiến dịch tái Marketing với Google Ads

Thiết lập chiến dịch Remarketing

Việc thiết lập có thể tạo hoặc phá vỡ hoạt động của chiến dịch nếu không được quản lý đều đặn. Điển hình các cài đặt sau:

  • Observation vs. Target
  • Bid Strategy
  • Targeting Expansion
  • Location
  • Frequency Cap

Khi thêm đối tượng vào chiến dịch, hãy chọn “Targeting” thay “Observation”. Bởi vì nếu giữ cài đặt “Observation”, đối tượng nhắm đến sẽ không được rút gọn.

Thêm đối tượng vào chiến dịch

(Nguồn: Sưu tầm)

Luôn chuyển về 0 trong chiến dịch Remarketing

Mặc định cài đặt của Google sẽ là “People in, or who show interest, in your targeted locations” tuy nhiên, khuyến khích chuyển thành “in or regularly in targeted location” để rút gọn đối tượng hơn.

Luôn chuyển về 0 trong chiến dịch Remarketing

(Nguồn: Sưu tầm)

4. Phân tích, sàng lọc và tối ưu Google Ads

Sau khi chạy chiến dịch Remarketing, việc luôn theo dõi sát sao tiến trình của chiến dịch những thời gian đầu là rất quan trọng. Một vài lưu ý bao gồm:

  • Đảm bảo số lượng đối tượng phải lớn
  • Địa điểm (nơi quảng cáo giới thiệu)

Sau vài tuần thu thập dữ liệu, bạn sẽ có đủ thông tin dựa trên hiệu suất để bắt đầu tối ưu hóa.

Các sai lầm khi chạy Google Ads

Một số sai lầm mà các bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo Google hay gặp phải đó là:

Cho rằng cứ chạy Google Ads là có đơn hàng

Thực tế đây là một ý nghĩ khá sai lầm khi quảng cáo Google chỉ có nhiệm vụ duy nhất chính là phân phối quảng cáo của bạn đến với các khách hàng có nhu cầu và các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Không tối ưu quảng cáo Google thường xuyên

Bạn cần chú trọng theo dõi các đối thủ, sự thay đổi của nội dung theo từng giai đoạn để tối ưu quảng cáo của mình cho phù hợp. 

thường xuyên tối ưu quảng cáo
(Nguồn: Sưu tầm)

Chọn sai từ khóa mục tiêu để chạy quảng cáo

Bước phân tích từ khóa rất quan trọng trong chiến dịch Google ADS. Việc chọn đúng từ khóa sẽ giúp quảng cáo xuất hiện đúng người tìm kiếm. Và trường hợp chọn sai từ khóa thì hậu quả ngược lại.

Chia từ khóa không chính xác

Có không ít nhà quảng cáo mắc sai lầm ở điểm này. Việc chia đúng từ khóa sẽ giúp bạn biết đúng nhu cầu của khách hàng. Từ đó dẫn đến trang đích sẽ thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.

hướng dẫn chạy ads google
(Nguồn: Sưu tầm)

Trang đích có chất lượng kém

Trang đích có chất lượng kém, không đem được thông tin có ích cho khách hàng được chạy ADS Google không những không đem về hiệu quả mà còn phản tác dụng ngược.

Tự chạy chiến dịch quảng cáo khi chưa rõ cách vận hành của Google ADS

Bạn chưa hiểu rõ cách vận hành của ADS Google nhưng vẫn muốn tự thực hiện? Trong trường hợp này thì bạn không khác gì đang “ném tiền qua cửa sổ”. 

Thuê chạy quảng cáo google ở đơn vị kém uy tín

Đừng ham rẻ mà lựa chọn những đơn vị kém uy tín để thực hiện chiến dịch ADS Google. Có một số  tiêu chí mà bạn có thể cân nhắc để lựa chọn đơn vị thực hiện đó là: 

  • Nói không với blackhat (công nghệ đen).
  • Cam kết minh bạch về số liệu quy trình.
  • Cam kết chặt chẽ về các chỉ số (bao gồm cả những rủi ro).

Xem thêm: SEO Black hat Là Gì? 19 Kỹ Thuật SEO Black hat Cần Tránh Xa Tuyệt Đối

Bảng giá chạy quảng cáo Google Ads 2024

Tùy theo mục tiêu chiến dịch, loại hình quảng cáo và cam kết chỉ tiêu mà chi phí chi trả cho đơn vị thứ ba thực hiện là khác nhau.

Sách hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords

Một số cuốn sách hướng dẫn chạy ADS Google hay và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo đó là: 

  • Bùng nổ doanh số với Google Ads – MediaZ
  • Google AdWords for Beginners: A Do-It-Yourself Guide to PPC Advertising – Corey Rabazinsk
  • Ultimate Guide to Google AdWords: How to Access 100 Million People in 10 Minutes – Perry Marshall & Bryan Todd
  • Hướng dẫn chạy quảng cáo Google Adwords – Nguyễn Phúc Linh
  • The Definitive Guide to Google Adwords – Bart Weller & Lori Calcott

TopOnSeek đã chia sẻ, hướng dẫn chạy ADS Google đến các bạn trong nội dung bài viết này. Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể thực hiện thành công chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp của mình nhé!

Xem thêm:

Xem thêm: SEO agencySEO lazadaSEO trafficSEO từ khóa googleSEO web wordpresscông ty SEO chuyên nghiệpSEO tiktokTOSSEO từ khóadịch vụ SEO trafficAI cho SEOdịch vụ Entity SEOdịch vụ SEO hiệu quảdịch vụ SEOdịch vụ SEO tổng thể websitethuê SEO tổng thểSEO shopeeAI cho chat gptdịch vụ SEO từ khóa Top GoogleGPT cho SEO

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat