Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Phân tích thị trường là gì? Các bước phân tích thị trường kinh doanh

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi Anh Nguyễn
5/5 - (4 bình chọn)
Ngày đăng: 23/03/2023

Hiểu biết khách hàng là một trong những cơ sở tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Nếu không biết khách hàng của bạn là ai, họ muốn gì và họ nhận điều đó từ bạn như thế nào thì doanh nghiệp của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả. Đây là lúc phân tích thị trường xuất hiện. Phân tích thị trường có thể mất nhiều thời gian nhưng bạn có thể thực hiện trong 4 bước. Cùng TopOnSeek tìm hiểu xem phân tích thị trường là gì? Các bước phân tích thị trường kinh doanh ngay nhé!

Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường (Market Analysis) là đánh giá chi tiết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cụ thể. Phép phân tích này cho doanh nghiệp dự đoán được cơ hội trong tương lai khi mà họ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ này đến với người tiêu dùng.

Phân tích thị trường dựa trên nhiều yếu tố như quy mô thị trường thực tế mà bạn mong đợi, mức giá mà người dùng sẵn sàng trả và dự báo lợi nhuận.

Những khía cạnh trong phân tích thị trường mà doanh nghiệp cần quan tâm:

>> Khám phá thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Top 7 phương pháp nghiên cứu phổ biến

Phân tích thị trường là đánh giá chi tiết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cụ thể
Phân tích thị trường là đánh giá chi tiết về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cụ thể (Nguồn: Sưu tầm)

Mục tiêu của phân tích thị trường trong Marketing

Mục tiêu chung của hành vi phân tích thị trường đều hướng đến người tiêu dùng, sản phẩm tiêu thụ hay sự phát triển của doanh nghiệp,…

  • Nhu cầu mua hàng của người dùng: Phân tích những thói quen, sở thích và những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng.
  • Dẫn đầu xu hướng thị trường, nhu cầu xã hội: Phân tích đối thủ một cách kỹ càng để xem những chương trình khuyến mãi nào được sử dụng; xu hướng phát triển của sản phẩm như thế nào để từ đó có những định hướng cho thị trường của mình.
  • Phân tích khả năng tăng trưởng và thâm nhập thị trường: Thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn nên doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh một cách đúng đắn để mang sản phẩm đến gần nhiều người dùng hơn, và biết được thời điểm nào cần thay thế chiến lược mới,…
Mục tiêu của phân tích thị trường trong Marketing là hướng đến người tiêu dùng
Mục tiêu phân tích thị trường là hướng đến người tiêu dùng (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi ích của phân tích thị trường đối với doanh nghiệp

Phân tích thị trường có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, nắm bắt được xu hướng thị trường và tăng doanh thu cho dự án. Bạn có thể sử dụng nó vào những giai đoạn khác nhau trong năm, thậm chí điều này có thể có ích nếu tiến hành phân tích thị trường hàng năm để cập nhật bất kỳ thay đổi lớn nào trong kinh doanh.

Phân tích thị trường một cách chi tiết nên là một phần bắt buộc trong kế hoạch của doanh nghiệp, vì nó giúp họ hiểu rõ hơn về thị trường và đối thủ cạnh tranh. Cũng chính từ đây mà doanh nghiệp sẽ có những chiến lược thích hợp để phát triển. Ngoài ra, khi quá trình phân tích thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp có đủ cơ sở để biết được Customer experience là gì và ngày càng nâng cấp trải nghiệm khách hàng.

>> Tìm hiểu thêm: Competitor Analysis là gì? 10+ Cách thực hiện phân tích cạnh tranh hiệu quả

Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi triển khai các hoạt động kinh doanh
Phân tích đối thủ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi triển khai các hoạt động kinh doanh (Nguồn: Sưu tầm)

Các bước phân tích thị trường kinh doanh

Doanh nghiệp phải có những bước tiến thích hợp để việc phân tích thị trường đạt hiệu quả. Dưới đây là trình tự các bước tiến hành.

Xác định mục đích phân tích

Mỗi quá trình phân tích có nhiều mục đích khác nhau như đánh giá đối thủ cạnh tranh hay để tìm kiếm thị trường phát triển mới. Việc xác định được mục tiêu giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong suốt quá trình. Mục đích tiến hành phân tích của bạn là nội bộ – cải thiện dòng tiền hay hoạt động kinh doanh hay bên ngoài như tìm kiếm khoản đầu tư. Xác định mục đích kinh doanh sẽ quyết định hình thức và số lượng chiến lược mà bạn sẽ cần làm.

Xác định mẫu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp

Sản phẩm được tạo ra không phải dành cho tất cả mọi người, việc đưa sản phẩm đến cho người không quan tâm vừa tốn thời gian vừa không mang lại doanh thu. Chính vì thế, sử dụng phân tích thị trường mục tiêu để quyết định xem ai là người cần sản phẩm của bạn nhất và tập trung nỗ lực vào đó là điều cần thiết. Bạn muốn tìm hiểu quy mô thị trường, đối tượng khách hàng cần hướng đến thì hãy xem xét các yếu tố nhân khẩu học sau: Độ tuổi, giới tính, vị trí, công việc, giáo dục, nhu cầu, sở thích.

>> Khám phá ngay: Cách xác định chân dung khách hàng (Customer Persona) trong Marketing

Sử dụng phân tích thị trường để phân tích khách hàng mục tiêu
Sử dụng phân tích thị trường để phân tích khách hàng mục tiêu (Nguồn: Sưu tầm)

Tổng hợp dữ liệu, thông tin của khách hàng

Thu thập thông tin là bước vô cùng quan trọng trong việc phân tích, bởi khách hàng là mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Mặt khác, những dữ liệu có được yêu cầu phải chính xác, đầy đủ. Nguồn thông tin chính này là cơ sở mà doanh nghiệp dựa vào đó để xây dựng và phát triển tối ưu hóa chúng.

Thu thập thông tin có hai cách phổ biến sau:

  • Nghiên cứu thứ cấp: Chủ yếu dựa vào những thông tin và dữ liệu công khai. Nghiên cứu này hữu ích cho việc phân tích sự cạnh tranh và hiệu quả của kinh doanh.
  • Nghiên cứu sơ cấp: Đây là hình thức lấy thông tin trực tiếp của khách hàng thông qua những bản khảo sát, đánh giá hay điện thoại trực tiếp để thu thập những thông tin cụ thể hơn.

Tiến hành kiểm tra báo cáo và phân tích thị trường

Sau khi có những thông tin về mục đích phân tích, khách hàng mục tiêu thì bạn cần tổng hợp chúng lại. Thông tin ban đầu không phải là hoàn toàn chính xác, vì vậy, cần phải tổng hợp lại và kiểm tra nguồn dữ liệu mà bạn đã tham khảo.

Những yếu tố chính mà doanh nghiệp đang nghiên cứu bao gồm: 

  • Tổng quan về quy mô và tăng trưởng của ngành
  • Tỷ lệ phần trăm thị phần dự kiến của doanh nghiệp
  • Triển vọng của ngành
  • Xu hướng mua hàng của khách hàng
  • Mức tăng trưởng dự đoán
  • Khách hàng sẽ chi trả bao nhiêu cho sản phẩm, dịch vụ của bạn
Kiểm tra và phân tích thị trường là bước quan trọng để phân tích thị trường kinh doanh
Kiểm tra và phân tích thị trường là bước quan trọng để phân tích thị trường kinh doanh (Nguồn: Sưu tầm)

Những tài nguyên quan trọng khi phân tích thị trường tại Việt Nam

  • Khảo sát thực tế: Thu thập số liệu thông qua các nhà bán hàng sỉ (Wholesale) và lẻ (Retail), nhà cung cấp. Dữ liệu bán hàng là cơ sở chính xác nhất để phân tích thị trường.
  • Khảo sát qua điện thoại: Thông qua số điện thoại được cung cấp để trực tiếp khảo sát người tiêu dùng.
  • Khảo sát trên các trang mạng xã hội: Các trang mạng lớn như Google, Facebook, Zalo giúp doanh nghiệp Insight về nhóm tập trung rất nhanh và chính xác.
  • Khảo sát thông qua các cuộc hội thảo online hoặc nhóm tập trung: Từ đây, doanh nghiệp có thể nhận được những ý kiến đóng góp, những phản hồi từ khách hàng.
  • Thu thập từ nhóm trung gian như nhà bán hàng, nhà tư vấn: Những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với khách hàng sẽ có những thông tin đầy đủ và chính xác hơn.
  • Thu thập từ Email: Email là tài nguyên tiềm năng để khai thác thông tin.

Phân tích thị trường là quá trình vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều hướng đến những mục tiêu khác nhau nên việc phân tích phải tiến hành đầy đủ và chính xác. Và trên đây là toàn bộ những thông tin về phân tích thị trường mà TopOnSeek giới thiệu đến bạn. Chúc cho bạn thực hiện chiến lược phân tích thành công.

>> Xem thêm:

Tags: Phân khúc thị trường; Market Share là gì; Thị trường ngách là gì; Phân tích Marketing; Brand Guideline

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Nguyễn Nhi
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Vân
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Vân

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Content là gì? Cấu trúc bài viết và 15 chiến thuật content đột phá

Trong marketing hay SEO website, content chính là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thông ...

30/05/2023

My Trần
Profit là gì? Tầm quan trọng của Profit đối với doanh nghiệp

Profit là gì có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Đây chính là ...

29/05/2023

Mai Hương
Facebook Ads là gì? Cách chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả 2023

Facebook Ads là gì? Việc tạo Facebook Ads (quảng cáo Facebook) có khác so với việc đăng bài trên trang ...

29/05/2023

Thảo Phạm