star star star star star

BSC là gì? Ứng dụng Balanced Scorecard trong doanh nghiệp

avt
TOS Editor
28 tháng 4, 2023  

Khi mới tiếp cận với mô hình BSC nhiều người thường thắc mắc Balanced scorecard là gì và có vai trò gì trong doanh nghiệp. Có thể nói, BSC là một trong những phương pháp quản lý toàn diện các khía cạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bài viết dưới đây TOS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về BSC là gì và cách ứng dụng mô hình này trong doanh nghiệp.

Xem thêm: C2C là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh C2C ở Việt Nam

BSC (Balanced Scorecard) là gì?

BSC là viết tắt của từ Balanced Scorecard có nghĩa là thẻ điểm cân bằng. Đây là mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhằm thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả các chiến lược đặt ra của doanh nghiệp.

BSC còn tập trung tới 3 yếu tố phi tài chính khác bên cạnh vấn đề về tài chính, bao gồm: quá trình hoạt động nội bộ, khách hàng, học tập và phát triển.

BSC (thẻ điểm cân bằng) là viết tắt của từ Balanced Scorecard
BSC (thẻ điểm cân bằng) là viết tắt của từ Balanced Scorecard (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Branding là gì? Khái niệm đầy đủ và dễ hiểu cho thương hiệu

5 yếu tố tạo nên thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced Scorecard)

Dựa vào các yếu tố của mô hình BSC mà doanh nghiệp có thể phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nếu bạn muốn biết 5 yếu tố của Balanced Scorecard là gì thì hãy theo dõi nội dung sau đây.

Yếu tố tài chính

Đây là yếu tố trọng tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi đo lường thành công và không thể thiếu trong phân tích thẻ điểm cân bằng. Bạn cần phân tích góc độ này để tìm hiểu xem doanh nghiệp có đang kiếm tiền hay không, các cổ đông có hài lòng không,… Yếu tố này cũng cho bạn biết kết quả của các quyết định trong quá khứ. Quản lý tiền tệ thành thạo được đảm bảo bằng cách đo lường yếu tố tài chính của thẻ điểm cân bằng BSC.

Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? Cách lập kế hoạch theo mô hình kinh doanh Canvas

Yếu tố khách hàng

Ở quy trình này, các doanh nghiệp cần phải tập trung đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Dựa vào các chỉ số đánh giá mà doanh nghiệp nên điều chỉnh chất lượng sản phẩm/dịch vụ để làm tăng độ hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả hoạt động thì doanh nghiệp cần đáp ứng được những giá trị mà khách hàng yêu cầu. Kết quả của sự đáp ứng này là một trong những yếu tố mà doanh nghiệp cần phải đánh giá.

Xem thêm: Tâm lý khách hàng là gì? Cách khai thác tâm lý khách hàng

Yếu tố quá trình hoạt động nội bộ

Các doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi những quy trình nào thực sự gia tăng giá trị trong tổ chức và hoạt động nào nên thực hiện trong các quy trình này. Giá trị gia tăng sẽ được thể hiện qua hiệu suất hướng tới khách hàng do có sự liên kết tối ưu giữa quá trình, hoạt động và quyết định.

BSC được tạo nên bởi quá trình hoạt động nội bộ
BSC được tạo nên bởi quá trình hoạt động nội bộ (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: 4 ưu điểm B2B SEO agency mang lại cho doanh nghiệp

Yếu tố học tập & phát triển

Học tập và phát triển trong doanh nghiệp gồm ba nguồn chính đố là con người, hệ thống, quy trình tổ chức. Ở quy trình này, doanh nghiệp sẽ đào tạo nhân viên nhằm tiếp cận các công nghệ, tư duy mới. Để đo lường chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần kết hợp những yếu tố như sự trung thành, đào tạo và kỹ năng nhân viên. Từ đó, phát triển sự gắn kết của nhân viên và doanh nghiệp để tạo nên thành công cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Training là gì? 8 loại hình “TRAINING” hiệu quả nhất

Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình BSC (Balanced scorecard)

Trong những ngày đầu tiên xây dựng mô hình BSC, 4 yếu tố kể trên độc lập với nhau và doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện hoặc bỏ qua. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng các yếu tố trên đều quan trọng và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Có thể thấy, từng yếu tố mục tiêu (Target) trong một thước đo có mối quan hệ nhân – quả với nhau. Chẳng hạn như, trong thước đo tài chính thì việc tăng doanh thu, giảm chi phí đều hướng đến một mục đích đó là tối đa hoá lợi nhuận.

Các yếu tố mục tiêu trong BSC đều có mối quan hệ nhân - quả với nhau
Các yếu tố mục tiêu trong BSC đều có mối quan hệ nhân – quả với nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Kế Hoạch Marketing: 5 ví dụ tốt nhất nên bỏ túi ngay

4 lợi ích của BSC (Balanced Scorecard) trong doanh nghiệp

BSC không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tài nguyên mà còn giúp doanh nghiệp thể hiện rõ ràng và hành động theo chiến lược đặt ra. Những lợi ích mà BSC mang lại cho doanh nghiệp là không thể phủ nhận, cụ thể như:

  • Lập kế hoạch chiến lược hiệu quả: Mô hình này đem lại cho doanh nghiệp một hệ thống các mối quan hệ nhân quả và mục tiêu với nhau. Thông quá đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.
  • Cải thiện truyền thông doanh nghiệp: Việc này bao gồm kế hoạch truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Kế hoạch này sẽ giúp nhân viên cũng như các đối tác ấn tượng, hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược của doanh nghiệp.
  • Kết nối chặt chẽ các dự án khác nhau: Dựa vào mô hình BSC, các dự án được xây dựng dễ dàng hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp định hướng đúng các bước phát triển và không bị lãng phí nguồn tài chính.
  • Cải thiện hiệu suất báo cáo: Những thông tin từ BSC được dùng làm báo cáo tổng quan, giúp cho các vấn đề chính trong báo cáo được thể hiện gọn gàng và tập trung vào các mục tiêu quan trọng.

Xem thêm:

BSC giúp lập kế hoạch chiến lược hiệu quả
BSC giúp lập kế hoạch chiến lược hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Các bước triển khai BSC (Balanced Scorecard) trong doanh nghiệp

Ứng dụng mô hình BSC trong doanh nghiệp như thế nào? Dưới đây là các bước triển khai Balanced Scorecard hiệu quả:

Kiểm soát dữ liệu trong mô hình BSC

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với vấn đề quá tải dữ liệu. Vì thế, bước đầu tiên doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược và đưa dữ liệu vào một nền tảng tập trung. Từ đó xác định được một tập hợp các thước đo cho những người liên quan để biết họ đang làm như thế nào.

Xem thêm: Data Warehouse là gì? Đặc điểm, thành phần, cách thức

Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC

Để đo lường và đánh giá được các yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC, các doanh nghiệp có thể dùng những màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau. Ví dụ:

  • Màu đỏ: Yếu tố mục tiêu cần bổ sung hoặc cần hỗ trợ thêm tài nguyên.
  • Màu vàng: Yếu tố mục tiêu gặp trở ngại nhưng có thể tự xử lý được hoặc đi đúng hướng.
  • Màu xanh lá cây: Yếu tố mục tiêu đi đang đúng hướng.

Lưu ý: Việc đánh giá cần phải khách quan để tránh trường hợp nhầm lẫn. Doanh nghiệp có thể thành lập một hội đồng đánh giá nếu cần thiết.

Cần tiến hành triển khai đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC
Cần tiến hành triển khai đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu trong mô hình BSC (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Công cụ đo lường từ khóa TopOnSeek: Cách theo dõi

Đặt KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu

KPI là công cụ quản lý hiệu suất khi doanh nghiệp giao công việc và trách nhiệm cho nhân viên. Để việc đánh giá được hiệu quả, các doanh nghiệp nên sử dụng 2 công cụ BSC và KPI. Tùy vào các yếu tố mục tiêu mà doanh nghiệp đặt KPI phù hợp. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu suất làm việc và có hướng điều chỉnh hợp lý nhất.

Kết nối các yếu tố mục tiêu lại với nhau

Ở bước này, các doanh nghiệp có thể linh hoạt kết nối các mục tiêu miễn là không có yếu tố mục tiêu nào đứng riêng lẻ một mình. Doanh nghiệp nên sử dụng mũi tên 1 chiều để thể hiện mối quan hệ giữa những yếu tố mục tiêu.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z cho người mới

Xây dựng bản đồ chiến lược (Strategy map)

Bản đồ chiến lược (Strategy map) giống như một sự mở rộng của mô hình BSC, thể hiện mối quan hệ nhân – quả giữa các yếu tố mục tiêu. Bản đồ chiến lược giúp sắp xếp tất cả nguồn lực của doanh nghiệp và chỉ ra các mục tiêu quan trọng cần đạt được nhằm phục vụ chiến lược đề ra. Đồng thời, bản đồ chiến lược còn giúp cho nhân viên có một cái nhìn trực quan công việc của họ được liên kết với các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Xem thêm: Strategy vs tactics sự khác biệt là gì?

Thẻ điểm BSC và KPI có mối quan hệ như thế nào?

BSC và KPI được xem là nền tảng để doanh nghiệp phát triển. Nếu vận dụng tốt cả hai yếu tố này giúp doanh nghiệp quản lý mọi thứ tốt hơn. Trong đó, quản lý chiến lược, công việc, quy trình, hiệu suất, nhân sự,… là những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp.

Xem thêm: KPI là gì? Giải pháp đo lường hiệu suất tốt nhất

BSC và KPI được xem là nền tảng để doanh nghiệp phát triển
BSC và KPI được xem là nền tảng để doanh nghiệp phát triển (Nguồn: Sưu tầm)

Với những thông tin hữu ích mà TopOnSeek chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc BSC là gì. Có thể thấy, mô hình BSC giúp doanh nghiệp đo lường, đánh giá kết quả hoạt động của mình. Qua đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cải tiến và đột phá để đem lại sự thành công, phát triển bền vững ở môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

Tham khảo một số chủ đề SEO liên quan: SEO cam kết, dich vu tang traffic chat luong, SEO top gg, SEO tiktok, SEO agency, SEO web top Google, GPT cho SEO, SEO website top google, AI cho SEO, customer journey, content bán hàng, SEO Onpage, làm SEO như thế nào, content là gì, SEO từ khoá google, disavow là gì, SEO từ khóa google, dịch vụ SEO traffic, viết bài chuẩn SEO, dịch vụ traffic website, dịch vụ SEO từ khóa top google, check traffic website, cách SEO offpage, dịch vụ Entity SEO, dịch vụ SEO từ khóa uy tín, SEO bền vững, SEO từ khóa, có nên SEO top google, dịch vụ SEO trọn gói, thuê SEO website, dịch vụ SEO tổng thể website, SEO on page và off page

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat