SEO Marketing là gì? Vai trò của SEO trong chiến dịch Marketing tổng thể
SEO Marketing là chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm giúp nội dung trực tuyến tiếp cận người dùng một cách hiệu quả thông qua thứ hạng trên Google. Với tiềm lực mạnh mẽ, SEO không những tăng lượng truy cập tự nhiên mà còn tăng độ nhận diện thương hiệu và tối ưu chi phí tiếp thị. Hãy cùng TOS tìm hiểu thêm thông tin ở bài viết bên dưới nhé.
1. SEO Marketing là gì?
SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm, một tập hợp các kỹ thuật nhằm nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Mặc dù là một nhánh nhỏ nhưng SEO là chìa khóa để tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm lớn như Google.

>> Xem thêm:
- Cách SEO Website lên top Google nhanh nhất, hiệu quả cao.
- Có nên SEO Top Google? Lợi ích SEO website đưa từ khóa và bài viết Top Google.
- SEO là gì? Nghề SEO là làm gì?
- Inbound marketing là gì, lifecycle marketing là gì, agency marketing là gì, conversational marketing là gì, truyền thông marketing là gì.
2. SEO mang lại lợi ích gì trong Digital Marketing?
Dù hoạt động trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào thì SEO luôn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong Digital Marketing bởi nó tác động lớn đến lượng truy cập. Dưới đây là một số lợi ích mà SEO mang lại:
- Tận dụng nguồn truy cập tự nhiên: Lượng truy cập vào các trang web đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên. Nhiều người có xu hướng bỏ qua quảng cáo, bỏ qua những kết quả không phải trả tiền ở dưới làm cho SEO trở nên mạnh mẽ để thu hút khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng độ nhận diện và uy tín thương hiệu: Xuất hiện ở top đầu trang Google giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và tăng độ nhận diện. Ngược lại, nếu bị out top thương hiệu dễ bị xem kém uy tín hoặc thiếu đầu tư trong marketing.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: SEO đòi hỏi website phải thân thiện dễ sử dụng và điều hướng dễ dàng. Đối với các trang web mắc lỗi khiến người dùng nhanh rời đi và giảm thứ hạng tìm kiếm.

>> Xem thêm:
- Dịch Vụ SEO Thông Minh, SEO Tổng Thể, Từ khóa website Uy tín.
- UX là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng nhất?
- 3 Chiến thuật cải thiện CTA thúc đẩy Conversion.
3. SEO On-page là gì?
SEO On-page là quá trình tối ưu tất cả các yếu tố trực tiếp trên website nhằm cải thiện trải nghiệm của người dùng và tăng thứ hạng của bài viết bao gồm: Tiêu đề, hình ảnh, HTML, nội dung,…
>> Tìm hiểu thêm:
- SEO Onpage: Top 16 Checklist quan trọng tối ưu
- Cách SEO OnPage bằng AI thông minh, nhanh chóng, lên TOP hiệu quả

3.1. Nội dung SEO
Nội dung trên web chỉ thực sự đạt hiệu quả khi mang lại giá trị cho người đọc nên doanh nghiệp cần phải lưu ý đến việc đầu tư vào cách trình bày, câu từ phù hợp. Để tối ưu nội dung chuẩn SEO cần nên chú ý:
- Tập trung vào giá trị của nội dung: Nội dung cần hữu ích, giải quyết đúng trọng tâm nhu cầu và vấn đề của người dùng. Công cụ tìm kiếm luôn ưu tiên những bài viết chất lượng.
- Hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng: Phân tích mong muốn, thắc mắc và sở thích của khách hàng để xây dựng nội dung sát với chủ để mà họ quan tâm.
- Cập nhật nội dung kịp thời: Nắm bắt những chủ đề hot, tận dụng cơ hội thu hút sự chú ý của khách hàng từ đó tăng lượng truy cập cho website.
>> Xem thêm:
- Cách viết bài chuẩn SEO chất lượng và hiệu quả.
- Content SEO là gì?
- SEO nội dung: cách tìm và xử lý cho website của bạn.
3.2. Từ khoá chính
Khi cần tìm hiểu vấn đề gì người dùng thường sẽ lên mạng và tìm kiếm bằng từ khóa, chính từ khoá đó sẽ dẫn họ đến nội dung thích hợp. Với doanh nghiệp, từ khoá đó sẽ là hướng đi giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm, dịch vụ của bạn. Vì vậy, hãy nghiên cứu và chọn lọc từ khóa kỹ lưỡng và ưu tiên những từ khoá có lượng tìm kiếm cao.
>> Xem thêm:
- Top 25 Công cụ phân tích từ khóa Google miễn phí và trả phí hiệu quả nhất.
- Nghiên cứu từ khóa hiệu quả với SEMrush.
- Từ khóa là gì? Vai trò, cách nghiên cứu và chọn từ khóa tốt trong SEO.
4. SEO Off-page là gì?
SEO-Off page là tập hợp những phương pháp tối ưu bên ngoài website, không hiển thị trực tiếp với người dùng nhưng ảnh hưởng lớn đến độ uy tín và mức độ phổ biến của trang.Mục tiêu chính là tăng thứ hạng của từ khóa bằng cách xây dựng một hệ thống liên kết chất lượng từ website khác đổ về trang mình. Ngoài ra còn bao gồm việc chia sẻ link lên các diễn đàn mạng xã hội, cộng đồng,…

>> Tìm hiểu thêm:
4.1. Đường dẫn (Link)
Link là các liên kết dẫn về website của bạn thường được đặt trên blog, mạng xã hội hoặc trên website khác gọi là external link.
Internal link gọi là liên kết nội bộ cũng rất quan trọng giúp kết nối các bài viết, trang con trong cùng website thể hiện sự chuyên nghiệp và rõ ràng.
Khi làm SEO chất lượng link luôn quan trọng hơn số lượng vì vậy liên kết đến những website uy tín sẽ giúp nội dung được đánh giá cao hơn. Ngược lại, liên kết đến trang kém chất lượng, không minh bạch thì sẽ bị trừ điểm.

>> Đọc thêm:
- Anchor Link là gì? Cách tạo và dùng Anchor Link trong tối ưu SEO.
- Text link là gì? Các lưu ý khi sử dụng text link.
- URL: Cấu trúc URL như thế nào là tốt cho SEO.
4.2. Thẩm quyền (Authority)
Thẩm quyền của trang là chỉ số đo lường độ uy tín và đáng tin cậy của một website. Trang có thẩm quyền cao sẽ được công cụ tìm kiếm hiển thị trên top đầu.
- Domain Authority: Dự đoán thứ hạng trang dựa trên số lượng, chất lượng của backlink hay tên miền.
- Domain Age: Tuổi đời tên miền càng lâu thì website sẽ càng dễ được xếp hạng cao.
- Page Authority: Điểm số dự đoán thứ hạng của từng trang con được tính tương tự như Domain Authority.
- Bounce rate: Tỷ lệ người dùng thoát trang mà không tương tác, tỷ lệ thoát trang cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm uy tín và hiệu quả SEO.
>> Đọc thêm:
- Các chỉ số AS, DA, DR, TF trong SEO?
- Pagespeed là gì? 22 cách tối ưu hiệu suất website tăng tốc độ tải trang.
- Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là gì? Cách tính và Tối ưu chuyển đổi hiệu quả.
4.3. Địa lý (Geography)
Việc phân bổ nội dung theo vị trí địa lý cũng gắn liền với các yếu tố nhân khẩu học. Khi nhu cầu sử dụng công cụ tìm kiếm ngày càng phổ biến ở mọi nơi, nội dung được người dùng tiếp cận sẽ dần ưu tiên hiển thị kết quả mang tính địa phương. Các doanh nghiệp lớn đang dần phát triển các trang web riêng cho từng quốc gia. Cách tiếp cận này cho phép họ triển khai bản dịch chính xác, cung cấp nội dung phù hợp cho từng đối tượng từ đó nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
>> Xem thêm: Dịch vụ seo local là gì, local seo checklist, local keyword seo, chiến dịch local marketing, local citations là gì, local seo audit, local search marketing
4.4. Mạng xã hội (Social)
Doanh nghiệp gia tăng độ nhận diện bằng cách xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Công cụ tìm kiếm đánh giá website thông qua hai yếu tố:
- Chất lượng: Dựa vào nhận xét và đánh giá của người dùng, chỉ số này cho thấy được ý kiến cá nhân và cảm nhận của người xem về chất lượng của nội dung.
- Số lượng: Tổng lượt chia sẻ nội dung phản ánh được mức độ thu hút dù không trực tiếp tỷ lệ với doanh số.
>> Xem thêm:
- Xây dựng truyền thông đa phương tiện.
- Social Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Social Marketing.
- Social Media Marketing là gì? Cẩm nang về Social Media Marketing.
- Social Content là gì? Cách xây dựng nội dung social hiệu quả nhất.
5. Cách tối ưu SEO hiệu quả
Doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho từng bước triển khai SEO hiệu quả. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi hiệu suất và xu hướng của các bài viết nhằm kịp thời chỉnh sửa và tối ưu.
- Bước 1: Nghiên cứu từ khóa có chọn lọc phù hợp với lĩnh vực của bạn và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
- Bước 2: Phân tích và kiểm tra website để xác định và khắc phục lỗi kỹ thuật, tối ưu cấu trúc và trải nghiệm của người dùng.
- Bước 3: Lên kế hoạch triển khai chi tiết nội dung, xây dựng bài viết chất lượng xoay quanh bộ từ khóa đã chọn.
- Bước 4: Tối ưu On-page bằng cách chỉnh sửa tiêu đề, thẻ mô tả (meta description), thẻ heading, hình ảnh, URL và tốc độ tải trang.
- Bước 5: Xây dựng liên kết (Backlink) chất lượng được dẫn từ các website uy tín kết hợp với việc chia sẻ nội dung trên mạng xã hội.
- Bước 6: Theo dõi và đánh giá hiệu quả SEO thường xuyên và duy trì cập nhật nội dung tối ưu liên tục.

>> Xem thêm:
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và cách Google hoạt động mới nhất.
- Hướng dẫn chiến lược SEO tăng traffic nhanh chóng.
6. Nên làm SEO ở phần nào trong chiến lược Digital Marketing
SEO ngày nay không chỉ là tối ưu công cụ tìm kiếm mà còn liên kết chặt chẽ đến Content, UX và các hoạt động Digital Marketing khác. Một SEO giỏi phải biết kỹ thuật, am hiểu nội dung và trải nghiệm của người dùng làm sao để tăng lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả.
SEO không những mạng lượng traffic đổ về mà còn giúp traffic đó có giá trị, hỗ trợ xây dựng nội dung cho email, mạng xã hội và phát triển liên kết chất lượng. Ngoài ra, từ khóa hiệu quả còn giúp tối ưu chiến dịch PPC.
Có thể thấy rằng, SEO không những mang lại phần lớn lượng truy cập mà còn là một nền tảng giúp cách hoạt động hiệu quả trong chiến lược Digital Marketing khác. SEO không chỉ là một phần bổ trợ mà có thể là trung tâm của chiến lược.
>> Xem thêm:
- Hướng dẫn tối ưu SEO website Ecommerce HIỆU QUẢ.
- Hướng dẫn thiết kế web, viết content y tế chuyên nghiệp.
- Dịch vụ SEO Spa, Thẩm mỹ viện.
Hy vọng qua những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ cho giúp bạn hiểu được SEO Marketing là gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu về các dịch vụ về SEO hãy liên hệ ngay TOS để được hỗ trợ ngay nhé.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Kiến thức SEO: Hướng dẫn lộ trình làm SEO cơ bản từ A-Z.
- Cách xây dựng chiến dịch SEO lên TOP hiệu quả, chi tiết nhất.
Tags:Audit website là gì, seo plan là gì, chuyên gia seo là gì, marketing trực tiếp là gì, chiến lược marketing là gì, cac marketing là gì, marketing funnel là gì, trade marketing là gì.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





