star star star star star

Marketing dược là gì? Cách marketing trong ngành dược “đốn tim” khách hàng

marketing
avt
khietanh.bui
27 tháng 3, 2025  

Marketing trong ngành dược không chỉ đơn thuần là hoạt động quảng bá sản phẩm cho nhà sản xuất và bán lẻ (Retail) mà còn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về y tế, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác và mang lại giá trị thực cho cộng đồng. Với tính chất đặc thù, lĩnh vực này đòi hỏi chiến lược tiếp thị phải cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp.

Vậy, marketing dược là gì? Có vai trò gì trong việc quảng bá sản phẩm? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp thị dược phẩm? Hãy cùng TOS khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

marketing dược là gì?
Khái niệm Marketing ngành dược phẩm (Nguồn: TOS)

Marketing dược là gì?

Marketing dược (hay còn được gọi là “Marketing trong ngành dược”) là quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng bá dược phẩm cùng các sản phẩm liên quan, đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ, bệnh nhân. Bên cạnh đó, loại hình này còn đảm bảo lợi nhuận bền vững cho nhà sản xuất và phân phối.

Không giống những lĩnh vực khác, marketing dược phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong ngành như: cung cấp sản phẩm đúng nơi, đúng đối tượng, đúng loại và đúng giá. Chính vì thế, hoạt động này bị giới hạn bởi nhiều quy định pháp lý về quảng cáo và truyền thông y tế.

Mọi nội dung quảng bá về sản phẩm dược cần đảm bảo tính chính xác, có bằng chứng khoa học rõ ràng và phải được kiểm duyệt bởi cơ quan y tế có thẩm quyền. Việc tuân thủ các quy định không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín mà còn tối ưu hiệu quả chiến lược SEO marketing trong ngành dược, giúp tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Nguyên tắc của marketing trong ngành dược là bán đúng nơi – “rơi” đúng đối tượng, đúng loại – đúng giá. Do đó, PR dược phẩm và SEO dược phẩm (gọi chung là marketing dược) bị giới hạn bởi nhiều quy định liên quan đến quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng và các sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Các quảng cáo dược phẩm cần cung cấp đầy đủ thông tin khoa học có bằng chức và đã được kiểm duyệt bởi cơ quan y tế có thẩm quyền.

marketing ngành dược là gì
Marketing trong ngành dược là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Tại sao marketing dược lại quan trọng?

Marketing không chỉ là công cụ thúc đẩy doanh số tăng cao mà còn giúp ngành dược tiếp cận đúng đối tượng, mang lại giá trị thiết thực cho xã hội. Dưới đây là những lợi ích quan trọng mà marketing ngành dược mang đến:

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Giúp người dùng biết các sản phẩm dược và nhà sản xuất uy tín.
  • Cung cấp thông tin y tế chính xác: Giúp bệnh nhân tiếp cận phác đồ điều trị, kiến thức bệnh lý và cách sử dụng thuốc an toàn.
  • Thúc đẩy đầu tư và phát triển: Doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) nhờ các chiến lược marketing dược phẩm hiệu quả.
  • Giới thiệu công nghệ và quy trình sản xuất: Cung cấp minh bạch thông tin về công nghệ dược phẩm, quy trình kiểm định chất lượng và tăng độ tin cậy.
  • Tăng sản lượng bán hàng: Tối ưu SEO dược phẩm, quảng cáo và chiến dịch truyền thống giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng tiềm năng.

Nhờ sự kết hợp giữa các phương pháp SEO ngành dược, quảng cáo dược phẩm và truyền thông y tế, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của ngành dược phẩm.

Vai trò của marketing trong ngành dược là gì?

Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa dược phẩm đến người tiêu dùng và các chuyên gia y tế, bác sĩ thông qua tư vấn, quảng cáo và xây dựng thương hiệu. Dưới đây là những vai trò chủ yếu của marketing trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe con người:

  • Thúc đẩy cung ứng sản phẩm: Không chỉ giúp công ty dược phẩm tiếp cận các đối tượng trong ngành mà còn đảm bảo thông tin sản phẩm/dịch vụ được truyền tải chính xác, kịp thời. Từ đó, bác sĩ và chuyên gia y tế có thể nhận diện sản phẩm và đưa dược phẩm đến đúng đối tượng.
  • Bắt kịp xu hướng trong ngành Dược phẩm: Marketing giúp nhà sản xuất nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch, triển khai hoạt động tiếp thị nhằm đảm bảo tiếp cận đúng tệp khách hàng trong thời kỳ xu hướng đang dần có sự thay đổi như hiện nay.
  • Vòng đời sản phẩm dược: Trong marketing ngành dược phẩm, mỗi sản phẩm đều trải qua các giai đoạn quan trọng: phát triển, giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Mỗi giai đoạn đều có những thách thức riêng và chịu tác động mạnh từ yếu tố cạnh tranh, quy định pháp lý cũng như nhu cầu thị trường.
  • Định vị sản phẩm trong ngành dược: Định vị sản phẩm là bước quan trọng giúp thương hiệu nổi bật giữa vô số sản phẩm cùng loại. Đây là quá trình xác định Unique Selling Point (USP) – điểm độc đáo giúp sản phẩm thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
  • Kết nối chặt chẽ giữa Marketing và Sales: Trong chiến lược marketing dược phẩm, sự phối hợp giữa marketing và sales đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách hiệu quả.
    • Marketing: Xây dựng chiến lược tiếp thị, định hình thông điệp và quảng bá sản phẩm qua các kênh truyền thông.
    • Sales: Đưa sản phẩm đến đúng đối tượng thông qua các kênh phân phối như bệnh viện, nhà thuốc, nhà bán buôn, nhà bán lẻ…
    • Tối ưu quy trình tiếp thị: Đảm bảo sản phẩm không chỉ tiếp cận đúng đối tượng mà còn được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Hướng dẫn cơ bản về SEO từ A-Z

Mục tiêu của Marketing trong ngành dược

Marketing trong ngành dược phẩm hướng đến 2 mục tiêu cơ bản, luôn đi song hành và bổ trợ cho nhau là:

Mục tiêu sức khỏe

  • Nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng: Tăng cường kiến thức và hiểu biết của người dân về các bệnh lý phổ biến và cách phòng ngừa.
  • Khuyến khích lối sống lành mạnh: Thúc đẩy các hoạt động thể dục, chế độ ăn uống cân bằng và thói quen sinh hoạt tốt cho sức khỏe.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Cung cấp thông tin và sản phẩm giúp người dân quản lý bệnh tật hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: SEO OnPage và SEO Off Page là gì? Phân biệt và kỹ năng tối ưu

Mục tiêu kinh tế

Mục tiêu kinh tế là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của các doanh nghiệp. Các tập đoàn Dược phẩm phải cân đối giữa chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chi phí sản phẩm, chi phí điều trị cho bệnh nhân và lợi nhuận.

  • Tăng doanh số bán hàng: Đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo và khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
  • Mở rộng thị trường: Khám phá và xâm nhập vào các thị trường tiềm năng mới, cả trong nước và quốc tế.
  • Tối ưu hóa chi phí: Sử dụng các chiến lược marketing hiệu quả để giảm thiểu chi phí quảng cáo và tăng lợi nhuận.
mục tiêu của marketing ngành dược
Marketing dược phẩm hướng đến 2 mục tiêu cơ bản là sức khỏe và kinh tế (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: SEO Web là gì? Hướng dẫn SEO web cho người mới bắt đầu 2025

Đặc thù ngành Marketing dược là gì?

Yêu cầu chuyên môn lĩnh vực y tế cao

Ngành Marketing dược đòi hỏi các chuyên gia phải có kiến thức sâu rộng về y tế và dược phẩm. Điều này bao gồm hiểu biết về các loại thuốc, cơ chế hoạt động, tác dụng phụ, và các quy định pháp lý liên quan. Sự am hiểu này giúp đảm bảo rằng thông tin truyền tải đến khách hàng và bệnh nhân là chính xác và đáng tin cậy.

Đòi hỏi tính khách quan, chính xác, hiệu quả trong quá trình truyền đạt thông tin

Trong Marketing dược, tính khách quan và chính xác là yếu tố then chốt. Các thông tin về sản phẩm phải được truyền đạt một cách trung thực, không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Đồng thời, các chiến dịch marketing cần được thiết kế sao cho hiệu quả, tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và mang lại kết quả tích cực cho doanh nghiệp.

Xem thêm: EEAT là gì? Những điều cần biết về EEAT SEO

Vai trò của Marketing đối với ngành dược phẩm

Marketing dược đóng một vai trò rất lớn, có thể quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường. Dựa trên các chiến lược Marketing, các doanh nghiệp có thể nắm rõ được nhu cầu của thị trường theo từng thời điểm, giai đoạn khác nhau.

Bên cạnh đó, Marketing ngành dược còn có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến thị phần, đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm: Hướng dẫn cơ bản về SEO từ A-Z

Đặc điểm khác biệt của Marketing so với ngành khác

Sự khác biệt của Marketing dược phẩm so với các ngành khác được thể hiện qua 5 đặc điểm sau:

  • Sự giới hạn về mặt pháp lý và đạo đức: Hình thức cùng những kỹ năng Marketing dược có sự khác biệt do liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Các quảng cáo sản phẩm dược không chỉ có sự giới hạn pháp lý do có nhiều bộ luật quy định nghiêm ngặt mà còn ở mặt đạo đức. Nếu một thông tin quảng cáo “quá đà” có thể dẫn đến sự hiểu lầm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu: Khác với các sản phẩm hàng tiêu dùng, người sử dụng sản phẩm dược thường có sự trung thành với thương hiệu. Bởi vì, những người sử dụng luôn có tâm lý phải dùng đúng thương hiệu mới có hiệu quả.
  • Độ nhạy cảm về giá: Đa số khách hàng muốn chọn sản phẩm dược danh tiếng, tốt, đắt tiền với hi vọng nhanh hết bệnh. Nếu sản phẩm đang sử dụng thay đổi về giá, khách hàng cũng không dễ cân nhắc chuyển sang sản phẩm của thương hiệu khác. Do đó, các sản phẩm ngành dược không bị nhạy cảm về giá như các mặt hàng tiêu dùng.
  • Khách hàng mục tiêu: Thị trường ngành dược hướng đến các đối tượng ra quyết định sử dụng thuốc, trong khi đó, thị trường hàng tiêu dùng thường hướng trực tiếp đến người sử dụng sản phẩm. Trong ngành dược, người sử dụng không đủ kiến thức để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bản thân mà người quyết định là các nhân viên ý tế.
  • Chi phí nghiên cứu và phát triển: Marketing ngành Dược là sự kết hợp giữa Marketing căn bản và kiến thức chuyên ngành Dược. Các nhà Marketing dược chuyên nghiệp sẽ vận dụng các Marketing Tool để đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp nhất. Chính vì thế mà chi phí Marketing ngành dược rất cao, đòi hỏi người làm nghề cũng đạt trình độ cao hơn để nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau.
marketing ngành dược khác gì với những ngành khác
Marketing ngành dược phải chịu sự giới hạn về mặt pháp lý và đạo đức

Xem thêm: Hãy Top 1 Google: Nếu muốn ổn định lưu lượng/doanh thu 

Lưu ý xây dựng chiến lược marketing của công ty dược phẩm

Trong ngành dược phẩm cạnh tranh, xây dựng chiến lược marketing hiệu quả là yếu tố then chốt. Các công ty cần lưu ý một số điểm quan trọng để đảm bảo chiến lược của họ tuân thủ quy định pháp lý và đáp ứng nhu cầu thị trường.

  • Hiểu rõ thị trường và đối tượng khách hàng: Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng để xác định nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng, thông qua việc phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu, bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập và thói quen tiêu dùng.
  • Tuân thủ quy định pháp lý: Đảm bảo tất cả các hoạt động marketing tuân thủ các quy định và luật pháp liên quan đến ngành dược phẩm.
  • Tạo nội dung chất lượng và đáng tin cậy: Sản xuất nội dung marketing dựa trên các nghiên cứu khoa học và thông tin chính xác.
  • Sử dụng đa dạng kênh truyền thông: Kết hợp các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch: Sử dụng các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing.

Xem thêm: TOP 6 dịch vụ SEO Traffic , tăng Traffic User website thật, uy tín hàng đầu tại Việt Nam

3 chiến lược Marketing ngành dược phẩm hiệu quả nhất

Dưới đây là một số chiến lược Marketing dược phẩm hiệu quả mà các doanh nghiệp có thể áp dụng:

Lấy khách hàng làm trung tâm

Nghệ thuật Marketing ngành dược thường dựa trên sự hợp tác cả hai bên đều có lợi. Có thể hiểu rằng, chúng ta càng cố gắng thuyết phục khách hàng thì họ càng kháng cự. Nhưng khi chúng ta hiểu và tạo ra giá trị cho họ thì chúng ta càng thuyết phục được họ. Vì vậy, việc nghiên cứu cần phải tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và mục tiêu khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

Lấy sản phẩm làm gốc

Để kế hoạch Marketing dược hiệu quả hơn, doanh nghiệp cần tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu và giải quyết các vấn đề của khách hàng. Cung cấp các sản phẩm dược phù hợp là điều rất quan trọng cho một kế hoạch tiếp thị xuất sắc. Và vai trò của người tiếp thị là truyền tải giá trị thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Tập trung vào truyền tải cảm xúc

Tất cả các chiến dịch tiếp thị đều tập trung vào yếu tố cảm xúc nhằm hành động. Trong Marketing dược, những thông điệp này được điều chỉnh phù hợp luật dược để mang đến thông điệp cảm xúc chạm đến trái tim, tạo sự thành công chiến dịch quảng bá sản phẩm ngắn hạn và phát triển thương hiệu trong dài hạn.

mareting trong ngành dược
Tập trung vào yếu tố cảm xúc để chuyển đổi sang hành động – Chiến lược Marketing ngành dược phẩm

Xem thêm:

Cách marketing trong ngành dược hiệu quả nhất

Đặt khách hàng làm trung tâm

Marketing dược phẩm cần hướng đến lợi ích của khách hàng, từ nghiên cứu nhu cầu, mong muốn đến cung cấp giải pháp phù hợp. Khi khách hàng thấy được giá trị thực sự từ sản phẩm, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xây dựng lòng tin và duy trì sự trung thành.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Trong ngành dược, chất lượng là yếu tố quyết định. Doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đảm bảo độ an toàn, hiệu quả và truyền tải giá trị thương hiệu rõ ràng qua các chiến lược marketing dược phẩm chuẩn y tế.

Tận dụng sức mạnh Internet

Một website chuyên nghiệp với nội dung chuẩn SEO, thông tin y khoa chính xác kết hợp với truyền thông mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Xây dựng mối quan hệ bền vững

Tham gia hội nghị, triển lãm, hội thảo y tế là cách hiệu quả để doanh nghiệp kết nối với bác sĩ, chuyên gia và khách hàng. Sự tin tưởng từ bác sĩ giúp sản phẩm dược phẩm dễ dàng tiếp cận bệnh nhân hơn.

Cung cấp dịch vụ 0đ

Phát triển ứng dụng di động miễn phí, blog y tế hay webinar tư vấn sức khỏe sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tương tác, tạo lòng tin và nâng cao giá trị thương hiệu.

Ứng dụng công nghệ trong Marketing dược phẩm

Sử dụng hệ thống quản lý khách hàng (CRM), app đặt hàng, theo dõi đơn hàng giúp tối ưu quy trình bán hàng, đồng thời tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và bác sĩ.

Tối ưu Website với nội dung chất lượng

Trang web cần có nội dung y khoa hữu ích, hướng dẫn sử dụng thuốc chi tiết, kết hợp hình ảnh minh họa để nâng cao trải nghiệm người dùng. SEO website ngành dược phẩm chuẩn giúp doanh nghiệp dễ lên top Google.

Áp dụng chiến lược Marketing “ngách”

Thay vì cạnh tranh trực tiếp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thị trường ngách ít đối thủ hơn nhưng vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh, ví dụ như thực phẩm chức năng cho người cao tuổi, sản phẩm hỗ trợ bệnh lý hiếm gặp.

Kết nối khách hàng bằng cảm xúc

Tăng cường Marketing cá nhân hóa, gửi email, tin nhắn chúc mừng sinh nhật hay quà tặng tri ân giúp gia tăng lòng trung thành, đồng thời khách hàng sẽ giới thiệu thương hiệu đến nhiều người hơn.

Tiếp cận bác sĩ qua nền tảng trực tuyến

Tham gia cộng đồng y khoa trực tuyến, tổ chức webinar chuyên môn giúp nâng cao độ tin cậy, đưa sản phẩm đến gần hơn với bác sĩ và chuyên gia y tế.

Hỗ trợ bác sĩ bằng tài liệu trực quan

Cung cấp video hướng dẫn, tài liệu đồ họa, phát triển app hỗ trợ bác sĩ giúp họ hiểu rõ về sản phẩm và dễ dàng kê đơn chính xác.

Tham gia hội nghị và sự kiện y tế

Chuẩn bị tài liệu sản phẩm, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp để tham dự triển lãm, hội nghị ngành dược giúp thương hiệu tạo dấu ấn với khách hàng và đối tác.

Xây dựng thương hiệu dược phẩm vững mạnh

Để Marketing thương hiệu dược phẩm hiệu quả, doanh nghiệp cần:

  • Xác định giá trị cốt lõi của sản phẩm.
  • Đảm bảo minh bạch thông tin bằng các thử nghiệm lâm sàng.
  • Truyền tải thông điệp rõ ràng về sức khỏe và chất lượng.
  • Đo lường hiệu suất thương hiệu để tối ưu chiến lược

Nguyên tắc 5 đúng trong Marketing ngành dược là gì?

Đúng giá thành trong Marketing dược

Định giá sản phẩm dược phẩm phải hợp lý và cạnh tranh, đảm bảo phù hợp với giá trị mà sản phẩm mang lại. Giá thành cần phản ánh đúng chi phí sản xuất, nghiên cứu và phát triển, đồng thời phải cân nhắc khả năng chi trả của khách hàng mục tiêu.

Đúng định vị – đúng khách hàng

Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và định vị sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch marketing và tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Đúng thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo phải chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định pháp lý. Tránh sử dụng các thông tin gây hiểu lầm hoặc không có căn cứ khoa học. Điều này giúp xây dựng lòng tin và uy tín của thương hiệu trong mắt khách hàng.

Xem thêm:

Đúng số lượng sản phẩm về kho

Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho một cách hiệu quả để đảm bảo luôn có đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa sản phẩm, gây lãng phí tài nguyên và ảnh hưởng đến doanh thu.

Đúng thời điểm – đúng giờ ra mắt

Lựa chọn thời điểm ra mắt sản phẩm và triển khai các chiến dịch marketing vào thời điểm phù hợp nhất. Điều này giúp tối đa hóa sự chú ý của khách hàng và tăng cơ hội thành công cho sản phẩm mới.

Ví dụ về chiến lược Marketing của Traphaco

Để hiểu rõ hơn về Marketing dược, bạn có thể tham khảo ví dụ về chiến lược Marketing của Traphaco dưới đây.

Giới thiệu về công ty dược phẩm Traphaco

Traphaco là một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu ngành dược tại Việt Nam. Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm dược phẩm, vật tư y tế, hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm,… Với hơn 50 năm phát triển, Traphaco được nhà nước trao tặng Anh hùng lao động (2010), Huân chương lao động hạng nhất cho công đoàn công ty (2019),… Ngoài ra, công ty cũng đạt được nhiều giải thưởng danh giá như giải Vàng chất lượng Quốc gia (2012, 2015, 2018), Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng 2017,…

Xem thêm: Các phương pháp SEO hiệu quả nhất bạn nên biết

Ma trận SWOT của công ty dược phẩm Traphaco

Điểm mạnh:

  • Traphaco có 2 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP – WHO, năng lực tài chính mạnh, đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hệ thống phân phối chuyên nghiệp, mạnh mẽ với chính sách bán hàng tốt.
  • Công ty thường xuyên nâng cao và phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng tinh thần làm việc tích cực cho CBNV.

Điểm yếu:

  • Nguyên liệu sản xuất Đông Dược chỉ chiếm 30%, còn nguyên liệu Tân dược cần phải nhập khẩu.
  • Để phát triển dược liệu sạch phải tốn nhiều nhân lực, đặc biệt là chi phí đào tạo nhân công.

Cơ hội:

  • Tham gia vào thị trường xuất khẩu hàng hóa sang Lào, Campuchia,…
  • Tiềm năng tăng trưởng cao, nhất là Đông dược.

Thách thức: 

  • Cạnh tranh không lành mạnh về giá.
  • Các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đầu tư nhiều hơn vào phát triển y tế.

Chiến lược Marketing của công ty dược phẩm Traphaco

  • Chiến lược sản phẩm: Traphaco đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm giúp phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Bên cạnh đó, sản phẩm của Traphaco gần như đến từ thiên nhiên với giúp thương hiệu chủ động tìm kiếm và điều chỉnh giá thành hợp lý hơn.
  • Chiến lược giá: Traphaco cam kết giá sản phẩm niêm yết, không vì nhu cầu tăng cao mà tăng giá sản phẩm. Đồng thời kết hợp chiến lược giá linh hoạt cùng chiến lược giá khuyến mãi để thu hút khách hàng.
  • Chiến lược phân phối: Traphaco sử dụng hệ thống kênh trung gian là chi nhánh công ty, nhà thuốc, các khách buôn để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Hệ thống này sẽ giúp các sản phẩm được phân phối rộng rãi và giảm thiểu chi phí.
  • Chiến lược xúc tiến: Chiến lược Marketing của Traphaco đẩy mạnh hình thức quảng cáo truyền hình, online trực tuyến trên website, fanpage, Youtube…

Xem thêm: Guideline là gì? Vai trò Guideline trong phát triển thương hiệu

Traphaco là công ty dược phẩm có chiến lược Marketing tiêu biểu
Traphaco là công ty dược phẩm có chiến lược Marketing tiêu biểu (Nguồn: Sưu tầm)

Qua bài viết trên, các bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng của Marketing dược trong việc phát triển ngành dược phẩm. Hy vọng những thông tin hữu ích mà TOS chia sẻ giúp cho bạn trong quá trình triển khai các chiến lược Marketing dược của doanh nghiệp.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

  1. Marketing dược là gì?

    Marketing dược là quá trình tiếp thị ngành dược phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của bác sĩ và bệnh nhân theo cách duy trì lợi nhuận cho nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp.

  2. Mục tiêu của Marketing dược là gì?

    Marketing trong ngành dược phẩm hướng đến 2 mục tiêu cơ bản, luôn đi song hành và bổ trợ cho nhau là mục tiêu sức khỏe và mục tiêu kinh tế.

  3. Đặc thù ngành Marketing dược là gì?

    Ngành Marketing dược đòi hỏi các chuyên gia phải có kiến thức sâu rộng về y tế và dược phẩm. Bên cạnh đó còn yêu cầu đảm bảo tính khách quan, chính xác, hiệu quả trong quá trình truyền đạt thông tin.

Nguồn tham khảo:

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat