GitHub là một nền tảng phát triển phần mềm trực tuyến, nơi các nhóm và cá nhân có thể lưu trữ, theo dõi và cộng tác trong quá trình phát triển các dự án. Đây không chỉ là một dịch vụ, mà còn là một cộng đồng mạng xã hội dành cho những người đam mê lập trình, nơi mọi người có thể kết nối, chia sẻ và học hỏi từ nhau.
Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu những lợi ích và tính năng tiêu biểu mà GitHub mang lại cho lập trình viên.

GitHub là gì?
Về cơ bản, GitHub là một nền tảng hỗ trợ người dùng cộng tác phát triển phần mềm. Đây sẽ là nơi cung cấp đầy đủ những tính năng giúp việc lập trình và quản lý dự án trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

GitHub cung cấp các dịch vụ lưu trữ mã nguồn, theo dõi sự thay đổi qua các phiên bản, quản lý dự án, và tương tác với cộng đồng lập trình. Những tính năng này cho phép lập trình viên và nhóm phát triển làm việc cùng nhau để theo dõi, quản lý, và chia sẻ mã nguồn của họ.
Ngoài ra, GitHub còn là một mạng xã hội dành cho các lập trình viên. Đây là nơi họ có thể tạo hồ sơ cá nhân, theo dõi và kết nối với người khác, và tham gia vào các dự án mã nguồn mở.
Từ khi thành lập vào năm 2008, GitHub đã thu hút hàng triệu người dùng và trở thành một nền tảng mạnh mẽ cho các dự án phần mềm hợp tác. Dịch vụ cung cấp phiên bản miễn phí đi kèm với nhiều tính năng hữu ích để chia sẻ mã nguồn và làm việc với người khác trong thời gian thực.
Xem thêm: Google Colab là gì? So sánh với Jupyter Notebook và Hướng dẫn sử dụng Google Colab

Những lợi ích khi sử dụng Github
Tất nhiên, GitHub được xây dựng trên những tính năng tốt nhất phục vụ mãnh mẽ việc lập trình, quản lý, phát triển và hợp tác trong các dự án lập trình phần mềm. Developers được hưởng lợi rất nhiều những lợi ích, có thể kể đến như:
- Quản lý mã nguồn hiệu quả
- Nâng cao sự cộng tác trong quản lý dự án
- Cộng đồng lập trình đông đảo
Quản lý mã nguồn hiệu quả
Vậy vai trò của Github là gì? Nó giúp cho việc quản lý những dự án phần mềm trở nên đơn giản. Tính năng lưu trữ mã nguồn cho phép các file được sắp xếp và thiết kế hợp lý, logic. Vậy nên, các thành viên có thể kiểm soát được khối lượng thông tin khổng lồ từ các kho lưu trữ.
Ngoài ra, github còn cung cấp hỗ trợ cho nhiều thao tác, và do đó, bạn có thể kiểm tra source code trong quá trình làm việc và truy xuất mã nguồn dữ liệu một cách dễ dàng
Ngoài ra, kiểm soát phiên bản (version control) giúp việc thay đổi mã nguồn dễ kiểm soát. Github cung cấp hỗ trợ cho nhiều thao tác, và do đó, bạn có thể kiểm tra source code trong quá trình làm việc và truy xuất mã nguồn dữ liệu một cách dễ dàng
Tuy nhiên, version control cho phép nhiều người có thể cùng làm một repot chung mà không gây ảnh hưởng tới kết quả của dự án, vì họ luôn có thể quay lại phiên bản trước đó.
Bằng cách này, mọi người có thể đóng góp thay đổi mã mà không có rủi ro.
Nâng cao sự cộng tác trong quản lý dự án
Ngoài ra, quản lý phiên bản giúp cho các mã của mỗi lập trình viên không ghi đè lên nhau, cho phép mọi người được đóng góp vào dự án mà không sợ phát sinh lỗi. Điều này giúp cho sự cộng tác giữa những thành viên sẽ ổn định, không bị xáo trộn.
Khả năng thảo luận và ý kiến đóng góp trên nền tảng GitHub cũng là một điểm cộng. Nó cho phép thành viên trong dự án chia sẻ ý kiến, đề xuất sửa lỗi và đóng góp ý tưởng một cách dễ dàng.
Sự cộng tác còn có thể đến từ những lập trình viên đam mê với dự án. Bạn biết đấy, những người ngoài dự án có thể dùng GitHub để có thể tạo một bản sao tương tự và thay đổi mã của những dự án mở.
Tất nhiên, những hành động trên không ảnh hưởng tới dự án chính.
Những thay đổi này sau đó có thể được mang đến cho chủ dự án và admin. Nếu cảm thấy phù hợp, họ sẽ chấp nhận và hợp nhất (merge) dự án và bản sao thành một.
Cộng đồng lập trình đông đảo
Cộng đồng lập trình trên GitHub rất đông đảo và đa dạng trong lĩnh vực phát triển phần mềm.
Hàng ngàn dự án mã nguồn mở, cá nhân và quốc tế, đều được mở mỗi ngày ở Github. Các dự án này cho phép người dùng đóng góp vào các dự án, học hỏi từ người khác và thảo luận kỹ thuật. Nền tảng này cho rằng bất kỳ ai cũng được đóng góp vào các dự án mã nguồn mở, cải thiện phần mềm cho cộng đồng toàn cầu.
Điều này khuyến khích sự cống hiến và tạo giá trị cho cộng đồng.
Những tính năng nổi bật của GitHub là gì?
Những lợi ích trên đều do sự có mặt của những tính năng xịn của Gtihub. Dưới đây là một số tính năng quan trọng:
- Lưu trữ mã nguồn (respositories)
- Quản lý phiên bản (version control)
- GitHub Gist
- Github Copilot
- GitHub Actions
- Folk
- Pull request
- Tương tác xã hội và tìm việc
- Bảo mật
Lưu trữ mã nguồn (Repositories)
GitHub cho phép bạn lưu trữ mã nguồn của dự án trong các dự án, gọi là repository. Mỗi repository có thể chứa mã nguồn, tài liệu, hướng dẫn, và tài liệu liên quan. Điều này cho phép người mới tham gia có thể theo kịp tiến độ dự án mà không cần trao đổi quá nhiều với các đồng nghiệp.

Quản lý phiên bản
Quản lý phiên bản là quá trình theo dõi, kiểm soát và quản lý lịch sử thay đổi của mã nguồn trong dự án phát triển phần mềm sử dụng.
Được hỗ trợ bởi Git, người dùng được theo dõi sự thay đổi trong mã nguồn và quay lại những phiên bản trước đó của mã.
Việc viết code trên GitHub cũng giống như bạn đang soạn thảo văn bản trên Google Doc vậy, mọi sự thay đổi sẽ được ghi chép cẩn thận vào lịch sử.
Vậy Git là gì? Git là hệ thống kiểm soát phiên bản (Version Control System – VCS) tạo nên tính năng quản lý phiên bản. Git giúp các dev lưu trữ tất cả phiên bản của mã nguồn và theo dõi lịch sử thay đổi.
GitHub Gist
GitHub Gist là gì?
Gist là một dịch vụ của GitHub cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ các đoạn mã, ghi chú và các nội dung văn bản khác. Điều này có lợi cho lập trình viên để giúp họ học hỏi và làm việc cộng tác.
Một số điểm quan trọng về GitHub Gist:
- Lưu trữ đoạn mã và nội dung ngắn: Gist là một dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phép bạn lưu trữ và quản lý đoạn mã, ghi chú, tệp tin văn bản và hình ảnh.
- Chia sẻ và tích hợp: Gist cung cấp một liên kết trực tiếp đến các trang Gist của bạn, giúp bạn chia sẻ nhanh chóng mã nguồn hoặc thông tin với người khác. Nó cũng cho phép tích hợp dễ dàng vào trang web hoặc bài đăng blog.
- Ghi chú và xem lịch sử: Bạn có thể thêm ghi chú cho từng Gist để mô tả nội dung. Ngoài ra, bạn có thể xem lịch sử chỉnh sửa để theo dõi các thay đổi và sự phát triển của Gist theo thời gian.
- Tích hợp với Git: Mỗi Gist được lưu trữ trong một kho lưu trữ Git riêng, cho phép bạn theo dõi và quản lý lịch sử của Gist bằng Git, giống như làm việc với kho lưu trữ mã nguồn.
- Bảo mật: Bạn có thể quyết định xem Gist của bạn có thể được công khai hoặc bảo mật (riêng tư). Điều này cho phép bạn chia sẻ với mọi người hoặc chỉ với những người bạn chọn.
GitHub Copilot
GitHub Copilot là một công cụ đột phá của OpenAI, sử dụng trí tuệ nhân tạo để cùng bạn viết mã nguồn một cách tự nhiên và hiệu quả. Với khả năng đề xuất đoạn mã dựa trên ngữ cảnh và ý tưởng lập trình của bạn, Copilot giúp tăng cường sự sáng tạo và giảm gánh nặng công việc cú pháp. Điều này tạo ra một trải nghiệm lập trình mượt mà và thân thiện, nơi bạn có thể tập trung hoàn toàn vào tình hình và ý tưởng của dự án mà không phải lo lắng về các chi tiết kỹ thuật. Copilot là người bạn đồng hành lý tưởng để biến ý tưởng của bạn thành hiện thực một cách trơn tru và dễ dàng.
GitHub Action
GitHub Actions là một dịch vụ tích hợp liên tục và triển khai trên nền tảng GitHub. Nó cho phép bạn tự động hóa các công việc trong quy trình phát triển phần mềm của bạn bằng cách sử dụng các “actions” (hành động) được định nghĩa trước. Mỗi action là một bước cụ thể trong quy trình của bạn, như kiểm thử, xây dựng, triển khai, và nhiều công việc khác.
GitHub Fork
Fork github là một chức năng sao chép kho lưu trữ mã nguồn mở thành một kho lưu trữ mới. Kho lưu trữ mới này sẽ được gọi là clone.
Giống như 1 cái cây, khi bạn tác động đến cành lá của nó, thì thân cây vẫn sẽ không bị ảnh hưởng. Tương tự, bạn có quyền chỉnh sửa nhánh dự án của chính bạn mà không gây ảnh hưởng tới tiến độ dự án thực. Một điều tuyệt vời là những thay đổi của bạn sẽ được xem xét và có thể được thông qua bởi những admin nếu những thay đổi ấy hợp lý.
Pull Requests
Bàn sâu hơn về tính năng pull request. Pull request (yêu cầu kéo) là đề xuất yêu cầu thay đổi một phần hoặc toàn bộ dự án mã nguồn mở.
Thông thường, pull request sẽ được đề xuất sau khi có một người thay đổi một nhánh của dự án. Sau đó, người đề xuất pull request sẽ thảo luận với mọi người về những thay đổi sẽ xảy ra khi nhập nhánh phụ với nhánh chính trước khi merge cả hai vào.
Tính năng fork và pull requests đều là những tính năng tuyệt vời để các lập trình viên, dù là tập sự hay là chuyên gia, có thể gián tiếp tham gia vào quy trình lập trình.
Tương tác xã hội và tìm việc
Việc tham gia gián tiếp vào những dự án có rất nhiều điểm lợi.
Những đề xuất của bạn nếu được duyệt và merge vào nhánh chính thì đó là một điều vinh dự. Ngoài việc góp phần xây dựng hồ sơ năng lực của bạn, những thứ này còn giúp bạn tìm việc nữa.
Github là mạng xã hội mà các nhà phát triển có thể tạo tài khoản, tham gia dự án, xây dựng profile và thảo luận với các nhà phát triển khác. Tất cả những hoạt động này sẽ là tiền đề thu hút những công ty đang thiếu nhân lực.
Ở chiều ngược lại, những nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm các nhân tài khác đề đầu quân cho công ty mình. GitHub cho phép mọi người có thể xem thông tin tài khoản của mỗi người để biết những đóng góp của họ với cộng đồng lập trình lớn như thế nào. Những sự đóng góp ấy càng có ý nghĩa thì họ càng thực sự có tài.
Xem thêm: Cách xóa nhóm trên Facebook bằng điện thoại, máy tính nhanh và hiệu quả nhất

Bảo mật
Ngoài ra, Github còn có nhiều tính năng giúp cho các admin (người quản lý dự án) bảo mật cho các dự án của họ. Tính năng quan trọng nhất là quyền truy cập dự án. Tính năng này cho admin chia sẻ quyền quản lý dự án cho các thành viên trong dự án. Các quyền truy cập này bao gồm: Quyền truy cập dự án, kho lưu trữ, và tệp.
Việc phân quyền bảo mật dự án một cách hợp lý sẽ giúp bảo vệ các ứng dụng khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và hệ thống.
Hướng dẫn sử dụng GitHub
Cảm thấy muốn dùng thử GitHub rồi ư? Đây là cách để bắt đầu.
Bước 1: Download GIT.
Việc cài đặt Git là cần thiết để hoạt động với kho lưu trữ GitHub. Bạn hãy vào trang web chính thức của họ, kéo xuống và ấn vào mục “Download”.
Xem thêm: Hosting giá rẻ tốt nhất 2019

Giao diện trang web của git Tiếng việt
Bước 2: Đăng ký GitHub.
Bạn hãy truy cập trang web của GitHub và tạo một tài khoản bằng địa chỉ email của bạn. Xác nhận email xong thì bạn có thể bắt đầu ngay rồi đó!
Bước 3: Bắt đầu một kho lưu trữ.
Sau khi tài khoản của bạn được thiết lập, bạn sẽ được đưa đến trang tổng quan của mình. Để bắt đầu kho lưu trữ đầu tiên của bạn, hãy nhấp vào Tạo kho lưu trữ (Create repository).
Bước 4: Đặt tên cho dự án của bạn.
Trên màn hình, nhập tên kho lưu trữ của bạn và mô tả. Đừng suy nghĩ nhiều về điều này, bạn có thể thay đổi chúng sau nếu muốn.
Bước 5: Thêm chi tiết dự án.
Tiếp theo, trên cùng một màn hình, nhấn dấu tích vào 3 ô: Add a README file, Add .gitignore và Choose a license.
Bước 6: Tạo kho lưu trữ của bạn.
Hoàn thành việc tạo kho lưu trữ bằng cách nhấp vào Tạo kho lưu trữ (Create repository). Bạn sẽ được đưa đến trang kho lưu trữ chính, nơi liệt kê các tệp của bạn.
Bước 7: Tạo bản local copy cho kho lưu trữ của bạn.
Bây giờ, bạn sẽ tạo một bản sao (clone) của kho lưu trữ. Đây sẽ là nơi bạn sẽ chỉnh sửa các tệp của mình và thực hiện các thay đổi.
Ở góc phải phía màn hình, hãy nhấp vào nút Code màu xanh lá cây. Sau đó sao chép HTTPS URL của kho lưu trữ của bạn.
Bạn đã có một bản sao dự án trên ổ cứng, thế ý nghĩa của việc sao chép kho lưu trữ github là gì? Nó giúp bạn dễ dàng biết khi nào mọi người thêm hoặc xóa tệp. Điều này giúp cho việc khắc phục xung đột khi hợp nhất các phiên bản trở nên dễ dàng hơn.
Bước 8: Chọn một thư mục.
Mở thiết bị đầu cuối (terminal) của bạn. Sau đó điều hướng đến thư mục bạn muốn đặt bản sao kho lưu trữ của mình.
Bước 9: Dán URL kho lưu trữ của bạn.
Nhập git clone. Sau đó, dán vào URL kho lưu trữ mà bạn đã sao chép trước đó. Lệnh của bạn sẽ trông như thế này:
Bước 10: Sao chép và kiểm tra kho lưu trữ đã sao chép của bạn.
Để sao chép kho lưu trữ, hãy nhấn Enter. Một thư mục mới sẽ được tạo trên máy tính của bạn với tên kho lưu trữ. Thư mục này chứa các tệp từ kho lưu trữ GitHub của bạn. Bạn có thể chỉnh sửa các tệp này và đẩy chúng trở lại kho lưu trữ của mình.
Bước 11: Tạo một tệp mới trong kho lưu trữ mới của bạn.
Giờ chúng ta sẽ tạo một tệp mới trong kho lưu trữ nhân bản của chúng ta và đẩy nó lên GitHub.
Sau đó, bạn hãy tạo một tệp văn bản mới trong local copy và thêm dòng chữ “Hello, world!”.
Bước 12: Chuẩn bị đẩy các tập tin của bạn.
Trong terminal, điều hướng đến bên trong kho lưu trữ nhân bản của bạn. Sau đó, gõ git add và nhấn Enter. Điều này chuẩn bị đẩy tất cả các tệp trong kho lưu trữ nhân bản của bạn.
Bước 13: Cam kết các thay đổi của bạn với nhật ký thay đổi.
Trong terminal, gõ lệnh git commit -m ” added hello.txt” và nhấn Enter.
Bước 14: Đẩy các tập tin kho lưu trữ nhân bản của bạn.
Nhập git push origin main vào terminal và nhấn Enter.
Bước 15: Kiểm tra tập tin mới của bạn.
Quay lại kho lưu trữ của bạn, bạn sẽ thấy tệp mới của mình được thêm vào. Bây giờ thì bạn đã sẵn sàng bắt đầu cộng tác trong dự án mới của mình.
Tạm kết
Khi nói về sự đổi mới, thường ta nghĩ đến cá nhân. Chẳng hạn như Bill Gates hoặc Steve Jobs. Nhưng thực tế, phần mềm được tạo ra bởi cộng đồng. Hàng triệu nhà phát triển làm việc cùng nhau để sáng tạo và tiến bộ.
Đây chính là sức mạnh của GitHub. Nó giảm thiểu rào cản tham gia cộng tác, cho phép bất kỳ ai đóng góp ý tưởng vào các dự án hoặc tạo dự án riêng của họ. Khó có thể tưởng tượng thế giới phần mềm nguồn mở trước biết đến GitHub. Ngày nay, nó sẵn sàng để mọi người tham gia, bao gồm cả bạn.
Nguồn: https://blog.hubspot.com/website/what-is-github-used-for