Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

CMO là gì? Ý nghĩa và nhiệm vụ của CMO trong doanh nghiệp

Tác giả : Thiện Thiện   Kiểm tra bởi Anh Nguyễn
5/5 - (1 bình chọn)
Ngày đăng: 30/11/2022

Đối với một công ty, việc xây dựng cấu trúc doanh nghiệp giúp cụ thể hoá công việc hơn. Trong các vị trí đó, CMO là một trong những chức vụ quản lý cao cấp. Vậy CMO là gì? Cùng Top On Seek khám phá thuật ngữ này với bài đọc bên dưới nhé!

Vị trí CMO yêu cầu tính cách gì ở ứng viên?
Vị trí CMO yêu cầu tính cách gì ở ứng viên? (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

CMO là gì?

CMO là từ viết tắt của Chief Marketing Officer, tương đương với vị trí Giám đốc Marketing Đây là người đứng đầu và chịu trách nhiệm cho các hoạt động giao tiếp, cung cấp các dịch vụ có giá trị cho khách hàng và đối tác kinh doanh.

Nhiệm vụ của CMO bao gồm lên kế hoạch giúp tăng doanh số bán hàng và tạo chiến lược tiếp thị toàn diện nhằm tăng độ nhận dạng thương hiệu. Để có thể hoàn thành những mục tiêu này, CMO đóng vai trò lãnh đạo quan trọng đảm nhiệm sự phát triển của mảng Marketing trong công ty.

Giám đốc Marketing phải nắm được các quy trình phân phối hàng hoá đa kênh
Giám đốc Marketing phải nắm được các quy trình phân phối hàng hoá đa kênh (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

Chức vụ CMO có gì đặc biệt?

Giám đốc Marketing sẽ báo cáo trực tiếp các hoạt động đến Giám đốc điều hành (COO) hoặc là người đứng đầu một công ty (CEO). Nếu giám đốc Marketing có khả năng công nghệ thông tin tốt, họ sẽ được đề xuất nắm giữ chức vụ giám đốc công nghệ tiếp thị (CMT).

Công việc cụ thể của CMO là gì?

CMO là vị trí phụ trách toàn bộ các hoạt động về Marketing. Cụ thể hơn, họ là người chịu trách nhiệm các vai trò sau:

  • Phân tích dữ liệu
  • Phán đoán những yếu tố sáng tạo giúp định vị công ty
  • Xây dựng chiến lược quảng bá công ty
  • Định hướng phát triển cho công ty
  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 
  • Chạy quảng cáo 
  • Nghiên cứu thị trường 
  • Lan truyền tên tuổi thương hiệu 
  • Phát triển đa kênh phân phối
  • Quan hệ công chúng
  • Quản trị bán hàng
  • Tiếp cận khách hàng

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị: Test EQ – 10 Câu Hỏi Test EQ Online Miễn Phí Có Đáp Án【2022】

Chung quy lại, công việc của CMO dự kiến sẽ nâng cao độ nhận diện, cung cấp các hậu đãi cho khách hàng để họ tiếp tục tin dùng sản phẩm của công ty. Vòng lặp này có thể tạo nên sự gia tăng trong doanh số bán hàng của doanh nghiệp.

Để đáp ứng được vị trí đặc thù gồm nhiều đầu việc khác nhau, người giám đốc phải có năng lực toàn diện về chuyên môn và quản lý. Ngoài ra, vị trí này nên được dẫn dắt bởi người có kinh nghiệm trong lĩnh vực để có thể sắp xếp thời gian làm việc hằng ngày hiệu quả từ các công việc đơn giản nhất .

CMO đóng vai trò quan trọng qua nền tảng điện tử
CMO đóng vai trò quan trọng qua nền tảng điện tử (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

Tại sao vai trò CMO trở nên nổi bật hơn?

Với những tiến bộ về công nghệ, doanh nghiệp dần tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và có khả năng mở rộng chuỗi cung ứng của mình thông qua mạng xã hội. Từ đó, các công ty có thêm được nhiều thông tin hơn về khách hàng và họ cải tiến sản phẩm của mình qua từng ngày nhờ suy nghĩ của người tiêu dùng về thương hiệu.

Để đưa được sản phẩm đến nhiều khu vực yêu cầu mở rộng kênh phân phối, kết nối với nhiều địa phương và đối tác kinh doanh hơn. Tất cả các hoạt động vừa được nêu trên đều có cần đến sự có mặt của CMO.

Các CMO phải vận dụng Internet, trí tuệ nhân tạo để tiếp cận khách hàng và xác định mong muốn của họ. Đồng thời, các vị giám đốc Marketing phải chạy đua với đối thủ để cho ra mắt sản phẩm của mình trước, đem lại lợi thế cho doanh nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, các vị giám đốc cấp điều hành phải mở rộng mối quan hệ để học hỏi từ đồng nghiệp có vị trí tương ứng để chắc chắn mình luôn cập nhật kiến thức và không bị loại khỏi đường đua.

Người làm CMO phải có kỹ năng thích ứng nhanh và có khả năng đáp ứng trước thị trường trong thời buổi công nghệ liên tục phát triển và đổi mới.

CMO cần thông thạo nhiều kỹ năng để giúp doanh nghiệp thu hút nhiều người dùng
CMO cần thông thạo nhiều kỹ năng để giúp doanh nghiệp thu hút nhiều người dùng (Nguồn: Internet)

Mức lương của CMO có cao không?

Mức lương cho vị trí CMO còn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, vị trí địa lý và kinh nghiệm của nhân viên. Tuy nhiên, theo số liệu từ Pay Scale ghi nhận từ các công ty tại Hoa Kỳ, giám đốc Marketing nhận được ít nhất $85.000 trên tháng. 

Tại Việt Nam, VietNamSalary ghi nhận con số trung bình được các doanh nghiệp đề ra là 40.000.000 VNĐ/ tháng. Con số này có thể dao động dựa trên các yếu tố khác như: thưởng, hoa hồng,… Bạn có thể tham khảo cách tính lương gross-net tại đây

Có cần bằng cấp gia nhập vị trí CMO?

Để có thể tiếp cận được chức vụ giám đốc Marketing, có thể ít nhất bạn sẽ cần bằng cử nhân về tiếp thị. Đây không phải yếu tố tiên quyết và cũng chắc chắn không phải yếu tố duy nhất để đánh giá lên chức cho các nhân viên tiếp thị.

Mặt khác, kinh nghiệm sẽ yếu tố đầu tiên được xem xét cho vị trí CMO. Bạn cần tham gia trong ngành tiếp thị hoặc quảng cáo ít nhất 10 năm với vai trò quản lý. Bạn phải thể hiện được kinh nghiệm phát triển dự án, kỹ năng giao tiếp và độ nhạy bén trong kinh doanh,

Ngoài ra, vai trò CMO còn yêu cầu khả năng thuần thục các công cụ điện tử, có vốn hiểu biết cách hoạt động của các trang digital. Bởi vì ở vị trí này, các bạn sẽ phải phân tích hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu để quyết định được bước tiếp theo để thúc đẩy doanh số bán.

Cấp trên cũng sẽ kỳ vọng giám đốc Marketing sẽ chỉ đạo các chiến dịch Marketing để tiếp cận khách hàng thông qua các mạng xã hội nổi tiếng, hoặc cũng có thể là các kênh bán hàng truyền thống.

Tất cả các hoạt động trên yêu cầu CMO phải luôn cập nhật tình hình mới nhất. Cùng với đó, họ cũng phải luôn trong trạng thái cầu tiến, ham học hỏi và thực thi những bước đi mang tính vận dụng cao. 

Ứng viên vị trí CMO được đánh giá dựa vào kinh nghiệm quản lý
Ứng viên vị trí CMO được đánh giá dựa vào kinh nghiệm quản lý (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu thêm các bài đọc thú vị:

Tương lai của vị trí CMO

Đối với vài công ty, vị trí giám đốc Marketing có thể đem đến nhiều cải cách trong suốt quá trình công nghệ đổi mới. Tuy nhiên, vị trí này vẫn còn phải đối diện với nhiều chông gai.

Điển hình là một số doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm vị trí này hoặc biến chức danh CMO thành các công việc như giám đốc khách hàng, giám đốc trải nghiệm, giám đốc kỹ thuật số.

Lý do cho sự thay đổi này nằm ở sự kém hiệu quả trong công cuộc làm việc của giám đốc Marketing. Từ đó, để tiếp tục phát triển với vai trò là CMO, chỉ còn cách là các giám đốc Marketing phải tạo ra nhiều sáng kiến tăng trưởng chiến lược hiệu quả hơn.

CMO có thể bị thay thế bằng những vị trí khác trong tương lai
CMO có thể bị thay thế bằng những vị trí khác trong tương lai (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm Marketing tại CareerBuilder

Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp hiện nay và tính đến thời điểm hiện tại ngành Marketing cũng thu hút khá nhiều sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ và những người làm trái ngành. Nếu có bằng cấp và những kỹ năng về Marketing, bạn có thể làm việc tại rất nhiều vị trí như chuyên viên quảng cáo, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường,

Nếu bạn vẫn còn đang phân vân chưa biết tìm kiếm công việc Marketing ở đâu thì có thể ghé qua CareerBuilder nhé. Nơi đây hiện tại đang có hàng trăm tin tuyển dụng đến từ các top Headhunter hàng đầu khắp cả nước. Tại đây bạn cũng sẽ tham khảo được đa dạng các vị trí tuyển dụng từ thực tập sinh đến những cấp bậc cao hơn với mức lương hấp dẫn nhất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương của ngành Marketing tại VietnamSalary hay định hướng nghề nghiệp với CareerMap.

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin về CMO là gì. Tìm đọc ngay những bài viết tượng tự ở Top On Seek nhé.

Nguồn: CMO là gì? Chức danh CMO có nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp?

Thông tin tác giả

SEO content giúp Thiện hiểu biết thêm nhiều hơn những vấn đề và lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Trở thành một SEO Content Writer, Thiện luôn cố gắng mang đến những nội dung có giá trị cho tất cả mọi người, thông qua những kiến thức mới mẻ mà Thiện tiếp cận và học hỏi mỗi ngày. Với Thiện, SEO content như một đại dương trong vũ trụ marketing, càng “ngụp lặn” chúng ta càng khám phá thêm được nhiều “kho báu” tri thức hay ho và thú vị.

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

05/03/2023

Nguyễn Nhi

Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

05/03/2023

Thảo Vân

Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Vân

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

GA4 tự động cập nhật: Làm thế nào để từ chối tham gia

Tìm hiểu lý do tại sao việc cho phép Google tự động định cấu hình thuộc tính UA của bạn ...

03/03/2023

Lê Nhã

Google hướng dẫn cách xây dựng liên kết trong SEO 2023

Link building là điều mà bạn phải tập trung vào nếu bạn muốn trang web của mình xếp hạng cao ...

24/02/2023

Mai Hương

Bản cập nhật đánh giá sản phẩm (Product review) – phát súng đầu tiên năm 2023

Vào khoảng năm 5h chiều theo giờ Mỹ, 21/2/2023, Google đã đưa ra bản cập nhật đánh giá sản phẩm ...

22/02/2023

Thảo Phạm