Hướng dẫn 5 cách tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói hiệu quả
Trong thời đại số, tìm kiếm bằng giọng nói đang dần trở thành xu hướng phổ biến, thay đổi cách người dùng tương tác với công cụ tìm kiếm. Với sự phát triển mạnh mẽ của các trợ lý ảo như Alexa, Google Assistant và Siri, doanh nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh không thể bỏ qua việc tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói. Điều này đòi hỏi các agency phải có chiến lược SEO thông minh, tập trung vào ngôn ngữ tự nhiên, tìm kiếm địa phương (SEO Local) và dữ liệu có cấu trúc. Hãy cùng TOS khám phá cách giúp khách hàng của agency đón đầu xu hướng này qua bài viết sau!
Xem thêm:
- Google Voice là gì? Cách dowload và sử dụng Google Voice app
- Rich Snippets là gì? Cách tối ưu Rich Snippets trong SEO
- Local SEO Audit: 8 Bước SEO Địa phương website doanh nghiệp hiệu quả 2025
- SEO Agency là gì? Top 10+ SEO Agency uy tín tại Việt Nam và tiêu chí chọn
Tầm quan trọng của tìm kiếm bằng giọng nói
Tìm kiếm bằng giọng nói đang ngày càng phổ biến và dần trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen tra cứu thông tin của người dùng. Theo dự đoán của Comscore, sẽ có hơn một nửa số lượt tìm kiếm được thực hiện bằng giọng nói, khi các trợ lý ảo như Alexa, Google Assistant và Siri cùng loa thông minh ngày càng được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt, xu hướng này mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp địa phương, bởi hầu hết truy vấn giọng nói đều mang ý định tìm kiếm địa phương , chẳng hạn như “quán cà phê ngon nhất gần đây”.
Trong bối cảnh hành vi tìm kiếm liên tục thay đổi, các agency cần hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bằng giọng nói (Google Voice Search SEO) nhằm tăng cường khả năng hiển thị, tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường số hiện nay.
Xem thêm:
- Google Search Operators: 32 toán tử tìm kiếm nâng cao và mẹo hữu ích
- Cách sử dụng AI để xây dựng chiến lược mạng xã hội hiệu quả
Tìm kiếm bằng giọng nói khác gì so với tìm kiếm truyền thống?
Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói đòi hỏi một cách tiếp cận SEO khác so với tìm kiếm truyền thống. Thay vì những từ khóa ngắn gọn như “nhà hàng Ý ngon nhất NYC”, người dùng có xu hướng đặt câu hỏi đầy đủ và tự nhiên hơn, chẳng hạn như “Nhà hàng Ý nào ngon nhất ở thành phố New York?”.
Hầu hết các truy vấn giọng nói được diễn đạt dưới dạng câu hỏi, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng nội dung có câu trả lời rõ ràng, trực tiếp. Đặc biệt, các đoạn trích nổi bật (featured snippets) trở thành yếu tố then chốt, bởi trợ lý giọng nói thường đọc to kết quả đứng ở vị trí số 0 này, giúp nội dung mà doanh nghiệp truyền tải có thể tiếp cận người dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Xem thêm:
- SEO TOP 1: Cách SEO từ khóa Google nhanh nhất, hiệu quả
- Dịch vụ SEO Bền Vững: Cam kết Chất Lượng “Mũ Trắng” Số 1 Việt Nam
Chiến lược tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói
1. Tập trung vào từ khóa mang tính hội thoại và câu hỏi
Để xác định các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói phổ biến, có thể sử dụng các công cụ như AnswerThePublic và Google’s “People Also Ask”. Việc đưa vào các từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) mô phỏng cách người dùng nói chuyện tự nhiên sẽ giúp nội dung dễ xuất hiện hơn trong kết quả tìm kiếm bằng giọng nói.
2. Tối ưu hóa cho Đoạn trích nổi bật (Featured Snippets)
Để tăng cơ hội xuất hiện ở vị trí số 0 trên kết quả tìm kiếm, bạn hãy thử viết câu trả lời ngắn gọn, súc tích cho các câu hỏi thường gặp. Đồng thời, xây dựng cấu trúc nội dung rõ ràng bằng cách sử dụng tiêu đề, danh sách đánh dấu đầu dòng hoặc danh sách số để công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận diện và hiển thị nội dung mà bạn truyền tải.
3. Tận dụng SEO địa phương
SEO địa phương đóng vai trò quan trọng trong tìm kiếm bằng giọng nói, đặc biệt với các truy vấn mang tính khu vực như “quán cà phê gần tôi”. Để tận dụng SEO địa phương, bạn cần đảm bảo hồ sơ Google Business Profile luôn được cập nhật với thông tin chính xác (địa chỉ, số điện thoại và giờ mở cửa). Bên cạnh đó, tối ưu nội dung với các cụm từ tìm kiếm có chứa “gần tôi”, đồng thời khuyến khích khách hàng để lại đánh giá sẽ giúp trang Web của bạn nâng cao thứ hạng tìm kiếm và tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Xem thêm:
- SEO Google Business là gì? Cách xác minh và tối ưu hồ sơ GMB hiệu quả
- Cách SEO Google Map từ A-Z lên TOP bền vững 2025
- 30 Thủ thuật SEO website cải thiện thứ hạng Google hiệu quả
4. Cải thiện tốc độ website và tối ưu hóa cho thiết bị di động
Hầu hết các hành động tìm kiếm bằng giọng nói đều diễn ra trên thiết bị di động, do đó website của bạn cần được tối ưu để tải nhanh và hiển thị tốt trên mọi màn hình. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng công cụ Google’s PageSpeed Insights để kiểm tra và cải thiện tốc độ tải trang. Ngoài ra, áp dụng công nghệ Accelerated Mobile Pages (AMP) và thiết kế responsive sẽ giúp website của bạn thân thiện hơn với thiết bị di động.
5. Sử dụng Dữ liệu có cấu trúc và Schema Markup
Schema Markup là một loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (data structured), giúp công cụ tìm kiếm nhận biết và phân loại nội dung trang web một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Việc triển khai Schema Markup, đặc biệt là FAQ Schema, giúp các câu hỏi thường gặp có cơ hội xuất hiện dưới dạng đoạn trích nổi bật (featured snippet). Từ đó, chúng có thể giúp website tăng khả năng hiển thị trong các tìm kiếm bằng giọng nói.
Tóm lại, để giúp khách hàng tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, các agency cần thực hiện kiểm tra hiệu suất tìm kiếm bằng giọng nói, cập nhật nội dung để phù hợp với cách người dùng đặt câu hỏi tự nhiên và hướng dẫn khách hàng về tầm quan trọng của xu hướng này. Việc xây dựng một chiến lược rõ ràng, kết hợp nội dung mang tính hội thoại và dữ liệu có cấu trúc, sẽ giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
Xem thêm:
- Schema là gì? Ảnh hưởng của Schema trong SEO
- Hướng dẫn đội ngũ dịch vụ cách làm Chatbot AI hoạt động hiệu quả
- Website chuẩn SEO là gì? Có bao nhiêu tiêu chí? Dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO từ A-Z
Làm sao để đo lường hiệu quả của tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói?
Để đánh giá mức độ thành công của chiến lược tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói, các Agency cần theo dõi các chỉ số quan trọng như lưu lượng truy cập từ tìm kiếm bằng giọng nói, thứ hạng đoạn trích nổi bật (featured snippets) và hiệu suất tìm kiếm địa phương. Các Agency có thể sử dụng các công cụ như Google Search Console để phân tích chi tiết và đo lường hiệu quả. Việc đánh giá thường xuyên không chỉ giúp các Agency xác định những điểm cần cải thiện mà còn cho phép tinh chỉnh chiến lược để tối ưu hóa công cụ này tốt hơn theo thời gian.
Xem thêm: 10 công cụ check traffic website mình và đối thủ Miễn phí chỉ 1 Click
Xu hướng tương lai của tìm kiếm bằng giọng nói
Các công cụ AI ngày càng phát triển sẽ giúp tìm kiếm bằng giọng nói trở nên thông minh và trực quan hơn. Xu hướng tìm kiếm đa phương thức (multimodal search), kết hợp giữa giọng nói và hình ảnh, sẽ mang đến những trải nghiệm mượt mà, giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác hơn.
Ngoài ra, thương mại bằng giọng nói (voice commerce – v-commerce) đang dần thay đổi cách mua sắm trực tuyến. Các agency cần hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa quy trình mua hàng, đảm bảo trải nghiệm thuận tiện hơn cho người tiêu dùng khi thực hiện giao dịch chỉ bằng một câu lệnh. Việc đón đầu xu hướng này sẽ giúp thương hiệu tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong môi trường số.

Xem thêm:
- 7 cách tìm kiếm bằng hình ảnh trên Google và Phần mềm tốt nhất
- Kỹ thuật SEO hình ảnh hiệu quả theo hướng dẫn của Google từ cơ bản đến nâng cao
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói
1. Tìm kiếm bằng giọng nói ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược SEO?
Tìm kiếm bằng giọng nói làm thay đổi cách tối ưu hóa nội dung, hướng trọng tâm đến các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên, từ khóa đuôi dài và đoạn trích nổi bật.
2. Tìm kiếm bằng giọng nói chỉ quan trọng đối với người dùng di động?
Không hẳn. Mặc dù phần lớn tìm kiếm bằng giọng nói diễn ra trên thiết bị di động, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến nhiều thiết bị khác như loa thông minh, máy tính để bàn có trợ lý giọng nói và các thiết bị IoT.
3. Những ngành nào hưởng lợi nhiều nhất từ tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói?
Các doanh nghiệp có tính địa phương cao, ngành thương mại điện tử, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ khách hàng là những lĩnh vực hưởng lợi lớn từ tìm kiếm bằng giọng nói.
Xem thêm: Tổng quan SEO website thương mại điện tử
4. Các agency có thể theo dõi hiệu suất tìm kiếm bằng giọng nói như thế nào?
Các agency có thể đo lường hiệu quả tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói bằng cách: phân tích dữ liệu truy vấn tìm kiếm, theo dõi xếp hạng đoạn trích nổi bật và sử dụng các công cụ phân tích giọng nói.
Kết luận
Tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói đang trở thành xu hướng của tìm kiếm trong tương lai. Do đó để giúp khách hàng đón đầu xu hướng này, các Agency cần triển khai các chiến lược tối ưu tìm kiếm phù hợp, từ nội dung hội thoại, đoạn trích nổi bật đến SEO địa phương và dữ liệu có cấu trúc. Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực AI hoặc các công cụ SEO giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động tốt hơn thì đừng quên ghé thăm chuyên mục Tin Tức của TOS để cập nhật những thông tin mới nhất!
Xem thêm:
- Top 15 Công cụ phân tích website đối thủ hiệu quả, nhanh chóng
- 10 Công cụ AI tốt nhất để ghi chú cuộc họp 2025
- Sự khác biệt giữa AI Overviews và Organic Search
- Meta AI là gì? Cách sử dụng Meta AI trên các nền tảng
Nguồn bài dịch: https://www.meticulosity.com/blog/voice-search-optimization-preparing-agency-clients-for-the-future
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





