Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

CLV (Customer Lifetime Value) là gì? Công thức tính giá trị vòng đời khách hàng

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 10/05/2023

Một doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững cần phải có thật nhiều nguồn khách hàng trung thành. Bởi các nguồn lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp hầu hết đều đến từ các khách hàng trung thành có giá trị vòng đời (CLV) cao. Vậy CLV là gì? Có công thức tính như thế nào? Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!

Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) là gì?

CLV tên đầy đủ là Customer Lifetime Value hay còn gọi là giá trị vòng đời của khách hàng. Đây là giá trị khi doanh nghiệp có những khách hàng sử dụng dịch vụ của mình trong thời gian lâu dài, có thể là trọn đời (còn được gọi là khách hàng quen/khách hàng trung thành). Nói cách khác, CLV là một chỉ số về tổng doanh thu mà doanh nghiệp có thể kiếm được nhờ giữ được mối quan hệ tốt với những khách hàng trung thành.

Đối với khách hàng trung thành, doanh nghiệp không cần tốn quá nhiều chi phí cho các chiến dịch Marketing để quảng bá như khách hàng tiềm năng. Khách hàng lâu năm cũng là những người ủng hộ và có thể được xem là những người bạn thân thiết của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu có một lượng lớn khách hàng trung thành, doanh nghiệp của bạn sẽ có thể tăng doanh số bán hàng một cách hiệu quả mà vẫn tiết kiệm chi phí.

>> Tìm hiểu ngay:

Khách hàng thân thiết là gì? Cách xây dựng mối quan hệ khách hàng

CAC là gì? Cách tối ưu chỉ số CAC và so sánh với CLV

CLV (Customer Lifetime Value) là giá trị khi doanh nghiệp có những khách hàng sử dụng dịch vụ của mình trong thời gian lâu dài, có thể là trọn đời
CLV (Customer Lifetime Value) là giá trị khi doanh nghiệp có những khách hàng sử dụng dịch vụ của mình trong thời gian lâu dài, có thể là trọn đời (Nguồn: Sưu tầm)

Vai trò của giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến việc thu hút khách hàng mục tiêu mới (Target Audience). Tuy nhiên, mọi người không biết rằng, các khách hàng trung thành mới thật sự đóng vai trò quan trọng trong tỷ lệ khách hàng tổng thể mà doanh nghiệp có. Cụ thể:

CLV giúp xác định khách hàng lý tưởng

CLV phản ánh lợi tức của khách hàng với doanh nghiệp. CLV càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. Bằng cách tiến hành so sánh CLV của từng phân khúc khách hàng, doanh nghiệp có thể xác định chính xác phân khúc thị trường lý tưởng và từ đó tập trung nỗ lực vào việc duy trì và phát triển phân khúc mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

CLV giúp tối ưu hoạt động Marketing

Việc xác định được CLV của từng đối tượng khách hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Thông thường, đối với những khách hàng có CLV cao, doanh nghiệp cần duy trì các chiến dịch chăm sóc khách hàng tốt hơn và cung cấp thêm nhiều ưu đãi hơn trong mỗi lần mua hàng để kéo dài thời gian giữ chân khách hàng. Đối với những khách hàng có CLV thấp, doanh nghiệp cần có các chương trình khuyến mãi tại chỗ để khuyến khích họ quay trở lại trong thời gian tới.

CLV giúp tạo khách hàng trung thành

CLV là kết quả của hai biến số: (lợi nhuận trên mỗi lần mua) x (vòng đời của khách hàng). Vì vậy, để cải thiện CLV, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến dịch để tăng 1 trong 2 (hoặc cả 2 biến trên). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đa số công ty sẽ chọn biến số 2 – vòng đời của khách hàng. Điều này là do việc mua hàng thường mang lại lợi nhuận cao hơn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững hơn. Do đó, kéo dài vòng đời của khách hàng sẽ giúp tăng lòng trung thành của khách hàng đối với công ty.

CLV (Customer Lifetime Value) có khả năng phản ánh lợi tức của khách hàng đối với doanh nghiệp
CLV có khả năng phản ánh lợi tức của khách hàng đối với doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)

Công thức tính giá trị vòng đời khách hàng (LTV – Lifetime Value)

Có thể thấy rằng, giá trị vòng đời khách hàng cũng chính là doanh thu mà khách hàng tạo ra cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, chỉ số giá trị vòng đời của khách hàng càng cao càng đem lại nhiều doanh thu hơn. Có 2 cách tính giá trị vòng đời khách hàng (LTV) như sau:

Cách 1: Giá trị vòng đời lịch sử

Với cách này, bạn có thể sử dụng công thức sau để tính tổng lợi nhuận từ các giao dịch của khách hàng:

CLV = (Giao dịch 1 + Giao dịch 2 + Giao dịch 3 + …Giao dịch n) x Tỷ suất lợi nhuận TB

Cách 2: Dự đoán giá trị vòng đời khách hàng

Cách để dự đoán giá trị vòng đời khách hàng thường sẽ khó hơn so với cách tính giá trị vòng đời lịch sử. Đây là một thuật toán phải được dựa trên những dữ liệu có sẵn với công thức:

LTV = [(T x AOV) x AGM] x ALT

Trong đó:

  • T: Số giao dịch trung bình hàng tháng
  • AOV: Giá trị TB các đơn hàng
  • ALT: Tuổi TB khách hàng (theo tuổi)
  • AGM: Tỷ suất lợi nhuận TB

Cách tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng “tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% thì lợi nhuận sẽ tăng lên từ 25% – 95%”. Do đó, cách hiệu quả nhất để tăng giá trị vòng đời khách hàng chính là làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ/ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo 3 cách sau:

Tối ưu dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng bao gồm tất cả các tương tác trước và sau khi sử dụng dịch vụ. Nhân viên Marketing có thể sử dụng chỉ số LTV để xác định phân khúc khách hàng nào mang lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp để xây dựng mối quan hệ với phân khúc đó.

Tạo mạng lưới quan hệ cá nhân

Xây dựng các mối quan hệ cá nhân có thể cũng là cách giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Có một sự thật mà các nhà bán hàng cần biết là: “mọi khách hàng đều mong muốn được đối xử theo một cách khác biệt”. Do đó, bạn có thể áp dụng các dịch vụ cá nhân để ghi điểm với khách hàng bằng cách dựa trên những thông tin đã thu thập được từ thông tin khách hàng.

Giữ chân khách hàng trung thành

Ghi nhận lòng trung thành của khách hàng là điều vô cùng quan trọng nếu bạn muốn giữ chân khách hàng và tăng giá trị vòng đời của họ. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể tổ chức các chương trình khách hàng thân thiết nhằm giữ chân họ quay lại và xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn. Ngoài ra, những phần quà mà bạn chuẩn bị trong chương trình cũng phải đặc biệt phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV - Customer Lifetime Value) bằng cách giữ chân khách hàng trung thành
Tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV) bằng cách giữ chân khách hàng trung thành (Nguồn: Sưu tầm)

Tìm hiểu sâu về giá trị vòng đời của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có những bước phát triển vững mạnh hơn trong tương lai. Thông qua bài viết trên, TopOnSeek hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về CLV là gì và công thức tính CLV chi tiết.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh
Dịch vụ SEO thông minh – Giải pháp tối ưu cho website của bạn

Bạn đang loay hoay tìm kiếm giải pháp để website của bạn bứt phá trong top tìm kiếm Google? Bạn ...

17/04/2024

Ngọc Hiền