star star star star star

Copywriter là gì? Công việc, kỹ năng và lộ trình học nghề copywriter

content marketing marketing SEO
avt
TOS Content Editor
12 tháng 5, 2025  

Trong thời đại marketing và truyền thông số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Copywriter đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất công việc Copywriter là gì và các kỹ năng cần thiết để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp. Hãy cùng TOS tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công việc, kỹ năng và cơ hội việc làm CopyWriter.

Xem thêm:

Copywriter là gì? Nghề copywriter làm gì trong thời đại số?

Copywriter là người biên soạn các bài viết quảng cáo trên các website, mạng xã hội, quảng cáo trên tờ rơi, nội dung trên báo và tạp chí, kịch bản cho quảng cáo trên truyền hình hay đài phát thanh, khẩu hiệu và các hoạt động mang tính tiếp thị khác. 

Sản phẩm của Copywriter là những bài viết có nội dung hấp dẫn, đúng trọng tâm và chủ đề quan trọng với đúng người, nhằm tạo ấn tượng và xây dựng thương hiệu, đồng thời nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến mục đích cuối cùng là thuyết phục đối tượng mục tiêu thực hiện hành động cụ thể, thường là mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này giúp thúc đẩy doanh số bán hàng hay tối ưu tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (lead) trở thành khách hàng (customer).

khái niệm copywriter
Tìm hiểu khái niệm copywriter là gì? (Nguồn: TOS)

Content Writer và Copywriter có gì khác nhau?

Mặc dù cả Content Writer và Copywriter đều tham gia vào việc sáng tạo nội dung, tuy nhiên mục đích và phương thức thực hiện của hai vị trí này có những sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể như sau:

Content Writer

Content Writer là người chịu trách nhiệm tạo ra nội dung, traffic cho website, tối ưu landing page,…với mục đích hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp như marketing, kinh doanh. Thông qua nhiều hình thức như SEO website, Social hay thông cáo báo chí. Content Writer thường viết các bài viết chuyên sâu, hướng dẫn, bài blog, nội dung trang web… Mục tiêu là cung cấp thông tin giá trị để thu hút khách hàng, tăng bộ nhận diện thương hiệu. Khi nội dung đủ hữu ích, người đọc sẽ dần trở thành khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: SEO Copywriting là gì? Cách viết và Bí quyết SEO Copywriting website

Copywriter

Copywriter là người chuyên tạo ra nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục khách hàng thực hiện hành động như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ. Họ thường sáng tạo những nội dung ngắn như tên thương hiệu, slogan, tagline, tiêu đề quảng cáo hoặc kịch bản video.

Khác với Content Writer chuyên viết bài dài, Copywriter tập trung vào các đoạn văn ngắn gọn, súc tích, đánh trúng tâm lý khách hàng và truyền tải thông điệp nhanh chóng. Các nội dung của Copywriter thường được phân phối thông qua các kênh trả phí như Facebook Ads, Google Ads hoặc quảng cáo ngoài trời (Billboard).

Dưới đây là bảng so sánh nhanh sự khác nhau giữa Content Writer và Copywriter để bạn có thể dễ dàng nắm rõ về hai khái niệm này:

Tiêu chíContent WriterCopywriter
Mục tiêuTăng traffic, nhận diện thương hiệuThuyết phục, bán hàng
Loại nội dungBlog, SEO, trang web, social organicQuảng cáo ngắn, slogan, kịch bản video
Kênh phân phốiWebsite, fanpage, emailFacebook Ads, Google Ads, Billboard
Phong cách viếtDài, chuyên sâu, giàu thông tinNgắn, sáng tạo, cảm xúc

Xem thêm : TOP 6 dịch vụ SEO Traffic, tăng Traffic User website thật, uy tín tại Việt Nam

Công việc chính của copywriter là làm gì?

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm Copywriter là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các công việc chính của người làm nghề này.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Để viết ra thông điệp chạm đến cảm xúc người đọc, Copywriter cần hiểu rõ ai là khách hàng họ đang nói chuyện cùng. Họ sẽ nghiên cứu các yếu tố như độ tuổi, giới tính, thu nhập, hành vi, sở thích và động lực mua hàng. Thông qua quá trình này, Copywriter sẽ xác định được customer insight. Từ đó tạo ra những câu chữ có sức thuyết phục, đánh trúng “nỗi đau” hoặc “mong muốn” của người đọc, thúc đẩy họ hành động.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Copywriter thực hiện nghiên cứu khách hàng mục tiêu để điều chỉnh thông điệp phù hợp (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Target Audience là gì? Cách xác định Target Audience hiệu quả – TOS

Viết tiêu đề cuốn hút

Tiêu đề là “cánh cửa” đầu tiên dẫn khách hàng vào nội dung quảng cáo. Nếu không đủ hấp dẫn, họ sẽ lướt qua ngay lập tức. Vì vậy, Copywriter phải biết cách viết tiêu đề thật nổi bật và gợi tò mò. Để làm được điều đó, cần áp dụng các kỹ thuật như:

  • Đặt câu hỏi kích thích trí tò mò: “Tại sao 90% người dùng đều chọn sản phẩm này?”
  • Gợi cảm xúc mạnh mẽ: “Bạn có đang lãng phí tiền cho sản phẩm không hiệu quả?”
  • Tạo cảm giác khan hiếm hoặc cấp bách: “Chỉ còn 24h để nhận ưu đãi!”

Một tiêu đề tốt không chỉ thu hút ánh nhìn mà còn kích thích người đọc hành động, tiếp tục đọc phần nội dung phía sau.

Xem thêm: Viết bài chuẩn SEO là gì? 9 Check list quan trọng nhất của bài viết SEO

Soạn nội dung quảng cáo thuyết phục

Sau khi thu hút được sự chú ý của người đọc, Copywriter cần giữ chân học bằng một nội dung hấp dẫn và phải truyền tải thông điệp thuyết phục. Hãy sử dụng kỹ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tập trung vào những điểm nổi bật và lợi ích thiết thực của sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng nhận được khi sử dụng chúng.

Để tăng thêm độ tin cậy cho thông điệp của mình, Copywriter cũng có thể đưa ra những con số thống kê chi tiết được chứng thực bởi các tổ chức danh tiếng để nâng tầm giá trị sản phẩm/dịch vụ.

Soạn nội dung quảng cáo thuyết phục
Copywriter cần tạo ra nội dung quảng cáo hấp dẫn và truyền tải thông điệp thuyết phục người dùng (Nguồn: Sưu tầm)

Viết bài chuẩn SEO

Trong thời đại tiếp thị kỹ thuật số, Copywriter không chỉ viết hay mà còn phải viết content chuẩn SEO để nội dung dễ được tìm thấy trên Google. Một bài viết chuẩn SEO cần:

  • Chèn từ khóa chính, từ khóa liên quan hợp lý và tự nhiên
  • Tối ưu tiêu đề, mô tả (meta title, meta description) giúp tăng và cải thiện CTR.
  • Tạo nội dung chất lượng cao, đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng
  • Định dạng dễ đọc như chia đoạn, dùng tiêu đề phụ (H2, H3), bullet points…

Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm một cách khéo léo, Copywriter còn phải dẫn dắt người đọc hành động, như: mua hàng, đăng ký, liên hệ tư vấn hoặc đọc thêm các bài liên quan.

Xem thêm: Keyword ranking: Top 10+ công cụ kiểm tra thứ hạng miễn phí/có phí

Viết đa nền tảng: social, banner, email, landing page

Copywriter không chỉ viết hay, mà còn phải viết linh hoạt trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau. Tùy từng kênh, bạn cần thay đổi giọng điệu, độ dài và cách thể hiện thông điệp sao cho phù hợp:

  • Social media: ngắn gọn, bắt trend, cuốn hút ngay từ câu đầu
  • Email marketing: cá nhân hóa nội dung, tiêu đề gây tò mò, CTA rõ ràng
  • Landing page: bố cục rõ, dễ scan, tập trung lợi ích & thuyết phục hành động
  • Banner/quảng cáo in: câu chữ cực ngắn nhưng phải đắt giá, tạo ấn tượng mạnh

Mỗi nền tảng có tệp người dùng khác nhau và “luật chơi” riêng. Copywriter giỏi là người biết tùy biến thông điệp để “chạm” đúng insight khách hàng ở từng điểm chạm.

Xem thêm: B2B email marketing: Bí quyết triển khai hiệu quả và ví dụ thực tế – TOS

Viết mô tả sản phẩm, thông cáo, kịch bản TVC

Copywriter cũng có thể viết tiêu đề quảng cáo, mô tả sản phẩm, kịch bản TVC hoặc nội dung cho các chiến dịch thiết kế Email Marketing. Họ cần biết cách viết nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn truyền tải trọn vẹn thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Viết kịch bản TVC
Copywriter có thể viết tiêu đề quảng cáo, mô tả sản phẩm, kịch bản TVC (Nguồn: Sưu tầm)

Các lĩnh vực trong nghề Copywriter là gì?

Sau khi biết được Copywriter là gì, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của nghề này trong lĩnh vực Marketing. Do đó, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang tuyển dụng Copywriter ở nhiều vị trí và tính chất công việc khác nhau. 

Viết nội dung cho website & landing page

Viết nội dung cho website và landing page là một trong những nhiệm vụ thường gặp của người làm Copywriter. Một trang web có nội dung chất lượng sẽ truyền tải thông điệp rõ ràng, giúp giữ chân người dùng ở lại website lâu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Copywriter cần biết cách sắp xếp thông tin, sử dụng các yếu tố trên trang web một cách hiệu quả, bao gồm tiêu đề, mô tả sản phẩm, nút kêu gọi hành động… nhằm tối ưu hóa nội dung cho cả SEO và trải nghiệm người dùng, đảm bảo website thu hút cả khách hàng tiềm năng và công cụ tìm kiếm.

Xem thêm: Copywriting là gì? Mẹo học Copywriting cho người mới bắt đầu

Viết bài cho mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok… là “sân chơi” không thể của các thương hiệu. Để có thể thành công trên các kênh mạng xã hội, Copywriter cần tạo ra nội dung ngắn gọn, súc tích và mang tính giải trí, gần gũi. Bên cạnh đó, Copywriter cũng có thể tận dụng các xu hướng, hashtag thịnh hành đi kèm hình ảnh và video để tăng độ phủ sóng cho bài đăng để thu hút sự tương tác của người dùng.

Email marketing
Người làm Copywriter cần tạo ra các tiêu đề email hấp dẫn, nội dung ngắn gọn, mang lại giá trị cho người nhận (Nguồn: Sưu tầm)

Email marketing

Email marketing là một kênh có khả năng tiếp cận cao, dễ tối ưu hầu hết các hình thức quảng cáo trên thị trường hiện nay. Người làm Copywriter cần tạo ra các tiêu đề email hấp dẫn, nội dung ngắn gọn, mang lại giá trị cho người nhận và kêu gọi hành động rõ ràng. Nội dung email cần được cá nhân hóa, chia các phân khúc phù hợp với từng nhóm khách hàng. Đồng thời cũng cần tối ưu cho mobile, chú ý tỷ lệ text – kích thước, hình ảnh, màu sắc… sao cho dễ đọc và bắt mắt để thu hút sự quan tâm của người dùng. 

Xem thêm: Content Angle là gì? So sánh Content Pillar và Content Angle

Copy cho quảng cáo digital

Copywriter chuyên sáng tạo ra các nội dung trên các kênh digital với mục đích tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch Marketing Online. Trong lĩnh vực này, Copywriter cần có kiến thức sâu rộng, khả năng viết tốt, dùng từ linh hoạt và biết cách sử dụng công cụ digital. Điều này sẽ giúp tạo ra nội dung content hấp dẫn, truyền tải thông tin một cách dễ hiểu và giải quyết vấn đề của đối tượng đọc. Các dạng nội dung content phổ biến hiện nay mà Copywriter tạo ra như bài báo, bài blog, ebook, whitepaper, case study

Xem thêm: Blogging là gì? Viết blog có phải là một nghề hay không? – TOS

Nội dung SEO

Copywriter SEO là những người tạo ra nội dung tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Họ giúp website tăng thứ hạng từ khóa và lượng truy cập tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm. Để làm được điều này, ngoài việc sáng tạo nội dung chất lượng thì Copywriter SEO cần có kiến thức về các tiêu chí SEO onpage như từ khóa, meta description, heading, alt text… Nội dung SEO cần đảm bảo cân bằng giữa việc lồng ghép từ khóa tự nhiên, không nên nhồi nhét quá nhiều gây phản cảm, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Học gì để làm Copywriter? 

Hiện tại ở Việt Nam, chưa có trường Đại học hay Cao Đẳng nào tuyển sinh ngành Copywriter. Tuy nhiên, bạn có thể theo học các khối ngành như báo chí, truyền thông, Marketing, ngôn ngữ,… để có nền tảng kiến thức về truyền thông – quảng cáo, kỹ năng viết tốt, sáng tạo nội dung và am hiểu tâm lý khách hàng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và đăng ký các khóa học thực hành ngắn hạn hoặc tự học qua các nguồn tài liệu online, sách báo, tạp chí hay các blog chuyên ngành. Việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và thực hành thường xuyên cũng là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng nắm vững kiến thức và trau dồi những kỹ năng cần thiết. 

Xem thêm: Dịch vụ SEO từ khóa Tổng thể website chuyên nghiệp SEO lên Top #1

Công việc copywriter cần những kỹ năng gì?

Hiểu được công việc của Copywriter là gì sẽ giúp bạn định hình được một phần kỹ năng cần có của công việc này. Để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị các kỹ năng cần thiết sau đây: 

  • Kỹ năng viết lách tốt, sáng tạo và nắm vững ngôn ngữ, ngữ pháp
  • Kỹ năng nghiên cứu từ khóa, chủ đề, phân tích insights khách hàng.
  • Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cùng việc làm Digital Marketing.
  • Kỹ năng thiết kế hình ảnh, đồ họa.
  • Khả năng nắm bắt xu hướng và sự thay đổi hành vi của khách hàng.
  • Kỹ năng thích ứng, tương tác và làm việc nhóm.
  • Khả năng tư duy sáng tạo, tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.

Tại sao nên thử sức với nghề copywriter?

Có thể thấy, Copywriter được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Đặc biệt, các Copywriter làm việc tại các doanh nghiệp thường không đòi hỏi bằng cấp cứng, chỉ cần trang bị các kỹ năng cần thiết. Tùy thuộc vào sở thích và mục tiêu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn làm việc tại in-house, agency hoặc remote, freelance,… Sau một thời gian làm việc và có kinh nghiệm, bạn có thể phát triển sang nhiều mảng khách như content lead, planner,…

Mức lương và cơ hội việc làm Copywriter

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số như mạng xã hội, website, email marketing… Copywriter không bị giới hạn trong lĩnh vực quảng cáo truyền thống. Chính vì thế, cơ hội việc làm của Copywriter là vô cùng rộng mở, có thể hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ, tài chính, giáo dục, y tế,… dưới các hình thức làm việc linh hoạt như fulltime hoặc freelancer.

Thực tế, mức lương của một Copywriter phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực của từng cá nhân. Theo khảo sát của Vietnam Salary, mức lương trung bình của Copywriter chuyên nghiệp ở Việt Nam khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng. Mức lương này là khá cao so với mức thu nhập trung bình trong các ngành nghề khác.

Mức lương của Copywriter
Mức lương trung bình của Copywriter chuyên nghiệp ở Việt Nam khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm: Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Câu hỏi thường gặp về copywriter là gì?

Cần có bằng cấp gì để trở thành Copywriter?

Để trở thành Copywriter, bạn không cần phải có bằng cấp chuyên ngành cụ thể, điều quan trọng nhất vẫn là đam mê viết lách, tư duy sáng tạo, khả năng tự học hỏi và trau dồi kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, một tấm bằng liên quan đến Truyền thông, Marketing, ngôn ngữ hay quảng cáo sẽ là một lợi thế khi bạn muốn tuyển dụng vào các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.

Làm copywriter có cần giỏi tiếng Anh không?

Trong lĩnh vực Copywriter, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng, có thể hỗ trợ đắc lực cho quá trình sáng tạo. Làm việc song ngữ không chỉ giúp bạn tăng cường khả năng tư duy sáng tạo mà còn nâng cao hiệu quả trong việc nắm bắt và ứng dụng các thuật ngữ chuyên ngành. Hơn nữa, nắm vững ngoại ngữ giúp bạn giao tiếp với nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới, đồng thời mở rộng cánh cửa đến với các doanh nghiệp và khách hàng quốc tế.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Copywriter là gì cũng như những công việc chính, kỹ năng cần thiết và mức lương của một Copywriter. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để theo đuổi ước mơ và tiến xa hơn nữa với nghề Copywriter

Xem thêm:

    stick_img
    Bạn muốn hiểu thêm?
    Xem chi tiết
    Bạn có tầm nhìn.
    Chúng tôi có đội ngũ để
    Giúp bạn đạt được tầm nhìn đó
    Chat