Commission là gì? Cách tính và các loại Commission phổ biến
Bước chân vào thế giới kinh doanh, Commission là khái niệm mà các chủ doanh nghiệp, người lao động lâu năm hay những bạn mới chập chững đi làm đều nên biết. Nơi nào có hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi ấy có bóng dáng của Commission. Nếu bạn đang tìm kiếm Commission là gì? Có những loại Commission nào và đặc điểm của Commission trong Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) ra sao? Đây chính là bài viết dành cho bạn.
Xem thêm:
- Brand Marketing là gì? Công việc của Brand Marketing là làm gì?
- Branding là gì? Cách làm Branding Marketing hiệu quả 2025
- Marketing dược là gì? Quy tắc 5 đúng khi Marketing trong ngành dược
- 13 Cách tăng độ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả 2025
Commission là gì?
Commission hay tên gọi quen thuộc hơn ở tiếng Việt là tiền hoa hồng. Tiền hoa hồng là khoản thù lao cho nhân viên bán hàng dựa trên doanh số bán hàng. Khoản tiền thanh toán thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán được hoặc sản phẩm. Đây là cách thức giúp cân bằng mối quan hệ giữa ông chủ và người bán hàng.
Ví dụ: Một người nhân viên bán được một chiếc điện thoại giá 15 triệu VND. Hoa hồng khi bán điện thoại thành công là 5% thì số tiền hoa hồng người đó nhận được là 5%*15.000.000= 750.000 VNĐ.
Tại khoản 2 điều 171 Luật thương mại 2005 có quy định về khoản thù lao này như sau:
“2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.”

>>> Có thể bạn quan tâm: Shopify Là Gì? Cách Kiếm Tiền Từ Shopify Nhanh Chóng, Đơn Giản
Sales commission là gì?
Sales commission (hay hoa hồng bán hàng) theo định nghĩa của Hubspot như sau:
“Hoa hồng bán hàng (sales commission) là một khía cạnh chính của thù lao bán hàng. Đó là số tiền mà một nhân viên bán hàng kiếm được dựa trên số lần bán hàng mà họ đã thực hiện. Đây là khoản tiền bổ sung vào mức lương tiêu chuẩn.”
Kế hoạch trả thưởng và hoa hồng cần được minh bạch ngay từ đầu. Việc làm đó không chỉ giúp cơ cấu hoa hồng dễ dàng thực hiện hơn mà còn đảm bảo không có sơ suất nào trong kế hoạch.
Một nhân viên bán hàng cần phải nắm rõ mức hoa hồng mình có thể nhận được khi bán hàng. Lý do vì, khác với bộ phận back office trong công ty, mức lương của nhân viên bán hàng không giới hạn và dựa chủ yếu vào tiền hoa hồng.

Xem thêm: Cách tắt và ẩn đánh giá trên Google Map cho doanh nghiệp
Các loại Commission phổ biến
Có nhiều cách tính Commission trong kinh doanh nói chung và ngành tiếp thị liên kết nói riêng. Dưới đây là 6 cách tính Commission phổ biến:
Theo % giá trị sản phẩm/dịch vụ
Tính Commission theo phần trăm giá trị sản phẩm, dịch vụ là cách tính được áp dụng phổ biến nhất trong mọi lĩnh vực. Theo cách tính này, các đại lý, công ty sẽ trích hoa hồng theo phần trăm trên mỗi sản phẩm bán ra để trả cho người bán, publishers. Điển hình cách tính này là CPS (Cost per sale) trong Affiliate Marketing.
Theo số tiền cụ thể
Số tiền hoa hồng đã được định sẵn khi mỗi sản phẩm, dịch vụ được bán ra.
Ví dụ: Đại lý thỏa thuận với người bán rằng: Hoa hồng cho mỗi chiếc áo bán ra là 5.000VND. Từ chiếc áo thứ 1.000 trở đi, hoa hồng là 6.000VND/sản phẩm.
Như vậy nếu người bán bán được 1056 chiếc áo thì hoa hồng họ nhận được sẽ được tính như sau: 5.000*1000 + 6.000*(1056-1000)= 5.336.000 (VND)
Xem thêm: AI Marketing là gì? Lợi ích, ứng dụng của AI trong Marketing
Theo định kỳ (Recurring Commission)
Đây là cách trả hoa hồng định kỳ hàng tháng, quý, năm khi người dùng thực hiện gia hạn sản phẩm, dịch vụ. Tức là sau khi được trả hoa hồng ở lần bán đầu tiên, đại lý sẽ trả thêm hoa hồng cho người bán khi người dùng đăng ký tiếp tục sử dụng dịch vụ ở lần sau.
Hình thức này thường được thấy khi bán các sản phẩm như: Phần mềm, gói dịch vụ nghỉ dưỡng…
Theo số sản phẩm bán được
Đây là hình thức trả tiền thù lao theo dạng kim tự tháp. Commission sẽ được tính dựa theo số lượng đơn hàng hoặc giá trị đơn hàng bán được.
Ví dụ: Bán 10 cái áo thì bạn được thưởng 200.000VND. Bán 100 cái áo được thưởng 2.100.000 VND (Bán được nhiều, hoa hồng cũng tăng lên để kích thích người bán nỗ lực).
Xem thêm: 7 Cách Tìm Kiếm Hình Ảnh Trên Google Image & Phần Mềm
Theo tổng doanh thu
Đây là hình thức thúc đẩy động lực nhất trong Tiếp thị liên kết. Tiền hoa hồng được tính dựa trên doanh thu đạt được.
Ví dụ: Nếu bán được 50 triệu doanh thu trong 1 tháng, bạn được thưởng 15% doanh thu hàng bán ra. Nếu bán được 100 triệu doanh thu thì hoa hồng là 20% doanh thu hàng bán ra. Đó thực sự là con số chênh lệch đáng kể.
Xem thêm: Brand guideline là gì? Mẫu brand guideline của các thương hiệu nổi tiếng – TOS

Trong phễu bán hàng (Sales Funnel)
Theo lý thuyết về Sales funnel (phễu bán hàng), hành trình của người mua hàng sẽ chia ra 4 giai đoạn như sau:
Awareness (Nhận biết) > Interest (Hứng thú) > Decision (Quyết định) > Action (Thực hiện hành động: Mua, đăng ký…)
Cách thức tính hoa hồng này thường áp dụng cho những sản phẩm mới, sản phẩm phức tạp, B2B (business to business)…
Commission sẽ được tính dựa trên trạng thái của khách hàng. Càng gần tới hành động tạo ra doanh thu, mục tiêu thì mức hoa hồng càng cao.
Nếu như đối với kinh doanh truyền thống việc đo lường chi tiết từng giai đoạn là khá khó khăn thì đối với Affiliate lại rất thuận lợi do đặc thù mua bán trên môi trường số.
Việc đo lường sẽ do nền tảng của chính công ty phát triển (Ví dụ như các sàn Shopee, Lazada,… đều có chương trình Affiliate Marketing sử dụng hệ thống đo lường của họ) thực hiện hoặc kết hợp với bên thứ 3 để chạy chiến dịch (Ví dụ như Accesstrade, Adipa, Ecomobi…).
>>> Có thể bạn quan tâm: IT Là Gì? Học Gì Và Làm Gì Ngành It – Công Nghệ Thông Tin
Cách tính commission đơn giản & ví dụ thực tế
Để hiểu rõ commission là gì, bạn cần nắm được cách tính commission trong từng tình huống cụ thể. Dù mỗi doanh nghiệp hoặc lĩnh vực có cách áp dụng khác nhau, nhưng công thức tính commission nhìn chung khá đơn giản và dễ áp dụng.
Công thức cơ bản
Công thức tính commission phổ biến nhất là:
Commission = Giá trị giao dịch x Tỷ lệ hoa hồng (% commission)
Tùy theo chính sách công ty, commission có thể:
- Tính theo % giá trị sản phẩm/dịch vụ
- Tính theo số tiền cố định
- Tính theo từng mốc doanh số (tiered commission)
- Trả định kỳ (recurring commission)
- Tính theo tổng doanh thu, số sản phẩm hoặc phễu bán hàng
Xem thêm: Lead Là Gì? 3 Mức Độ Lead Quan Trọng Trong Marketing
Ví dụ thực tế cho từng loại commission
Ví dụ 1: Commission theo phần trăm giá trị sản phẩm
Tình huống: Nhân viên bán một gói dịch vụ trị giá 50.000.000 VNĐ. Tỷ lệ commission là 10%.
Tính: Commission = 50.000.000 × 10% = 5.000.000 VNĐ
Ví dụ 2: Commission cố định
Tình huống: Nhân viên bảo hiểm được trả 300.000 VNĐ cho mỗi hợp đồng bảo hiểm bán được, không phụ thuộc giá trị.
Tính: Bán được 10 hợp đồng → Commission = 10 × 300.000 = 3.000.000 VNĐ
Ví dụ 3: Commission định kỳ (recurring)
Tình huống: Một affiliate marketer bán được phần mềm SaaS có giá 1.000.000 VNĐ/tháng, và được hưởng 20% commission mỗi tháng miễn là khách hàng tiếp tục sử dụng.
Tính: Commission mỗi tháng = 1.000.000 × 20% = 200.000 VNĐ/tháng
Nếu khách hàng dùng 12 tháng → 2.400.000 VNĐ/năm
Tóm lại, dù commission là gì có thể được hiểu khác nhau tùy ngành nghề, nhưng cách tính commission luôn cần minh bạch và phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp. Việc hiểu rõ cách tính giúp bạn dự báo thu nhập tốt hơn và đàm phán quyền lợi hiệu quả.
Xem thêm: Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Đặc điểm của Commission trong Affiliate Marketing
Như vậy đến đây chúng ta đã có thể nắm được rằng: Về bản chất, Commission trong Affiliate Marketing giống với Commission trong kinh doanh truyền thống và Các nhà tiếp thị liên kết (Publishers) tương đương với người bán hàng.
Tuy nhiên, do đặc thù của sản phẩm số mà Commission trong Tiếp thị liên kết cũng có những điểm riêng.
Có 2 loại sản phẩm được chia theo tính chất là sản phẩm vật lý (Physical Products) và phi vật lý (Non-physical products). Trong sản phẩm phi vật lý lại được chia ra 2 loại là sản phẩm số (Digital Product) và Dịch vụ (Services).
Xem thêm: Google Word Coach: Công cụ cải thiện ngôn ngữ
Sản phẩm vật lý – Physical Products
Sản phẩm vật lý trong Affiliate là các sản phẩm hữu hình, có thể cầm nắm. Ví dụ như: Quần áo, máy tính, điện thoại,…
Mức hoa hồng cho sản phẩm vật lý dao động trong khoảng 3%-10%. Tuỳ thuộc vào sản phẩm và chính sách của công ty.
Sản phẩm phi vật lý – Non-Physical Products
Đặc điểm chung của sản phẩm phi vật lý là không thể cầm nắm, không tồn tại hữu hình. 2 nhánh nhỏ hơn của sản phẩm phi vật lý là Sản phẩm số và Sản phẩm dịch vụ.
- Sản phẩm số – Digital Products
Digital Products bao gồm các sản phẩm sử dụng trên laptop, máy tính bảng, điện thoại như: Tên miền, ebook, thiết kế đồ hoạ, ứng dụng…
Các sản phẩm này khi tạo ra sẽ được sử dụng nhiều lần bởi nhiều người.
Mức hoa hồng theo thống kê thường rất cao so với sản phẩm vật lý. Dao động trên 40%. Có sản phẩm có mức hoa hồng tối đa lên tới 100%.
Xem thêm: Từ khóa là gì? Vai trò, cách chọn và sử dụng từ khóa trong SEO hiệu quả
- Sản phẩm dịch vụ
Thường thì các sản phẩm dịch vụ trong Affiliate sẽ là các dạng đăng ký bao gồm: Tour du lịch, chăm sóc sức khỏe, khóa học, vé máy bay…
Mức hoa hồng tuỳ thuộc vào từng loại dịch vụ.
Hoa hồng của sản phẩm số thường cao hơn những sản phẩm còn lại do 1 sản phẩm số khi tạo ra có thể dùng cho nhiều người. Đây là sản phẩm hầu hết xuất phát từ chất xám, sáng tạo của người tạo nội dung.
Ví dụ: Trong lĩnh vực POD (Print on Demand) một Designer tạo ra một thiết kế cho mẫu áo. Người mua lựa chọn và thiết kế ấy được in ở áo, túi, cốc… Như vậy một thiết kế bán được tới cả nghìn đô là chuyện bình thường.
Sản phẩm vật lý tuy có mức hoa hồng thấp hơn nhưng sức tiêu thụ lại rất lớn. Ví dụ như quần áo, đồ gia dụng… luôn nằm trong top lượt bán của các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada…

Xem thêm: STP là gì? Phân tích và áp dụng chiến lược STP trong Marketing – TOS
So sánh Commission, Bonus và Allowance
Yếu tố | Commission (Hoa hồng) | Bonus (Thưởng) | Allowance (Phụ cấp) |
Định nghĩa | Khoản thu nhập theo % hoặc số tiền cố định dựa trên hiệu suất công việc (thường là doanh số) | Khoản tiền thưởng thêm dựa trên kết quả vượt kỳ vọng, doanh thu hoặc dịp đặc biệt | Khoản hỗ trợ cố định để bù đắp chi phí trong công việc |
Mục đích | Tăng động lực bán hàng, thúc đẩy doanh số | Ghi nhận nỗ lực, thành tích hoặc khích lệ tinh thần | Hỗ trợ các chi phí phát sinh liên quan đến công việc |
Tính chất | Biến động theo hiệu suất | Thường không cố định, mang tính khích lệ | Cố định hàng tháng hoặc theo chính sách công ty |
Người nhận phổ biến | Nhân viên sales, môi giới, affiliate marketer | Nhân viên đạt thành tích vượt chỉ tiêu | Nhân viên công ty, người làm việc xa nhà, công tác nhiều |
Ví dụ | Hoa hồng 10% khi bán được sản phẩm trị giá 100 triệu | Thưởng quý cho nhân viên đạt KPI 150% | Phụ cấp điện thoại, xăng xe, ăn trưa |
Tính pháp lý | Có thể ghi trong hợp đồng, thường cần theo dõi hiệu suất | Có hoặc không ghi rõ trong hợp đồng, tùy thuộc chính sách công ty | Được quy định rõ trong chính sách và hợp đồng lao động |
Bảng so sánh Commission, Bonus và Allowance (Nguồn: TOS)
Tóm lại, nếu bạn đang tìm hiểu commission là gì, hãy nhớ rằng đây là khoản thu nhập phụ thuộc vào hiệu suất, khác biệt rõ ràng so với bonus (mang tính khích lệ) và allowance (mang tính hỗ trợ cố định).
Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng tháp nhu cầu trong kinh doanh
Một số thuật ngữ liên quan đến Commission
Khi tìm hiểu về commission là gì, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều thuật ngữ chuyên ngành đi kèm. Việc hiểu rõ các khái niệm này sẽ giúp bạn áp dụng commission hiệu quả hơn trong công việc cũng như các lĩnh vực liên quan như kinh doanh, nghệ thuật, marketing…
Commission Salary là gì?
Commission salary là hình thức lương có phần hoặc toàn bộ được tính dựa trên hiệu suất làm việc, thường là theo doanh số bán hàng.
Ví dụ: Nhân viên sales nhận lương cơ bản 5 triệu đồng + 5% commission trên mỗi sản phẩm bán ra.
Xem thêm: Social Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Social Marketing
Commission Fee là gì?
Commission fee là khoản phí hoa hồng được tính khi thực hiện một giao dịch hoặc dịch vụ, thường áp dụng trong lĩnh vực môi giới, thương mại, hoặc dịch vụ trung gian.
Ví dụ: Sàn thương mại điện tử tính commission fee 10% trên giá trị đơn hàng từ người bán.
Commission Paid là gì?
Commission paid là khoản tiền hoa hồng đã được chi trả cho người được hưởng, dựa trên doanh số hoặc dịch vụ đã hoàn thành.
Sale Commission là gì?
Sale commission là hoa hồng được chi trả cho nhân viên bán hàng dựa trên doanh thu hoặc số lượng sản phẩm/dịch vụ đã bán được.
Ví dụ: Mỗi chiếc điện thoại bán được sẽ mang lại 3% sale commission cho nhân viên.
Commission Art là gì?
Commission art hay còn gọi là “vẽ commission” là hình thức đặt hàng nghệ thuật – nơi khách hàng yêu cầu nghệ sĩ tạo ra một tác phẩm theo yêu cầu và trả phí tương ứng.
Ví dụ: Một khách hàng đặt vẽ chân dung kỹ thuật số theo phong cách anime từ một artist trên nền tảng trực tuyến.
Xem thêm: Backlink chất lượng là gì? 10 cách chọn và tạo backlink chất lượng
Ưu và nhược điểm khi áp dụng cơ chế commission
Khi tìm hiểu commission là gì, rất nhiều doanh nghiệp và người lao động đều quan tâm đến hiệu quả thực tế mà cơ chế hoa hồng mang lại. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của commission để bạn cân nhắc khi áp dụng vào mô hình kinh doanh hoặc chính sách nhân sự.
Ưu điểm của commission
- Tăng động lực làm việc: Cơ chế commission giúp nhân viên chủ động và quyết liệt hơn trong công việc, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh cao như sales, bất động sản, bảo hiểm.
- Gắn hiệu quả với thu nhập: Commission giúp đảm bảo người làm tốt sẽ nhận được mức thu nhập xứng đáng. Điều này tạo ra sự công bằng theo hiệu suất làm việc.
- Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp: Doanh nghiệp chỉ cần trả thêm hoa hồng khi có doanh thu thực tế, giảm thiểu rủi ro khi trả lương cố định mà không có kết quả.
- Linh hoạt trong nhiều ngành nghề: Từ bán hàng, affiliate marketing, đến ngành nghệ thuật (commission art) đều có thể áp dụng commission như một công cụ tạo thu nhập và thúc đẩy hiệu suất.
Xem thêm: Framework là gì? Bật mí TOP 10 Framework phổ biến nhất
Nhược điểm của commission
- Gây áp lực cao cho người lao động: Thu nhập biến động theo doanh số khiến nhiều nhân viên cảm thấy áp lực, đặc biệt nếu không có lương cơ bản hoặc thị trường khó khăn.
- Thiếu ổn định thu nhập: Không phải tháng nào cũng có lượng khách hàng hoặc đơn hàng ổn định, nên thu nhập từ commission có thể rất bấp bênh.
- Dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh: Nếu không có chính sách kiểm soát rõ ràng, cơ chế commission có thể khiến nhân viên cạnh tranh nội bộ tiêu cực hoặc gian lận.
- Khó kiểm soát chất lượng dịch vụ: Một số nhân viên có thể quá tập trung vào doanh số và bỏ qua trải nghiệm khách hàng hoặc chất lượng tư vấn.
Cơ chế commission là một công cụ thúc đẩy hiệu suất mạnh mẽ nếu được thiết kế và kiểm soát đúng cách. Để tận dụng tối đa lợi ích của hình thức này, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống minh bạch, cân bằng giữa động lực tài chính và chất lượng công việc.
Xem thêm: Vector search là gì? Tìm kiếm vector có là xu hướng của tương lai?
Câu hỏi thường gặp về Commission
Commission trong kinh doanh là gì?
Commission trong kinh doanh là khoản hoa hồng được trả cho cá nhân hoặc tổ chức khi hoàn thành một giao dịch như bán hàng, thường được tính theo phần trăm giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ.
Commission job là gì?
Commission job là công việc mà thu nhập chủ yếu đến từ hoa hồng thay vì lương cố định, phổ biến trong các ngành như sales, môi giới, bảo hiểm hoặc affiliate marketing.
Tiền commission là gì?
Tiền commission là khoản thù lao bổ sung được tính dựa trên hiệu suất làm việc, thường là phần trăm doanh thu, giúp thúc đẩy nhân viên đạt được mục tiêu kinh doanh.
Nhận vẽ commission là gì?
Nhận vẽ commission là hình thức vẽ tranh theo yêu cầu khách hàng, thường được các họa sĩ tự do cung cấp để tạo ra tác phẩm cá nhân hóa và tính phí dựa trên nội dung, phong cách hoặc kích thước.
Lời kết
Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn giải quyết khúc mắc Commission là gì và các loại Commission trong Affiliate Marketing. Toponseek sẽ luôn cập nhật nhanh nhất các bài viết về kiến thức kinh tế thị trường vậy nên bạn hãy ghé thăm chúng tôi thường xuyên nhé!
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





