Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Kỹ năng đàm phán: 7 Nghệ thuật đàm phán hiệu quả, thành công

Tác giả : Lê Duyên   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (4 bình chọn)
Ngày đăng: 07/08/2023

Kỹ năng đàm phán là tập hợp các kỹ năng mềm và năng lực cần thiết để thương lượng, đạt được lợi ích khi thỏa thuận và giải quyết xung đột một cách hiệu quả giữa các bên. Có thể nói, đàm phán là một kỹ năng không dễ có được và để thành công, mời bạn đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu rõ hơn.

>>> Xem thêm: Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Là Gì? Phương Pháp Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả

Mục lục hiện

Kỹ năng đàm phán là gì?

Kỹ năng đàm phán là gì?

Theo cuốn “Nghệ Thuật Đàm Phán Đỉnh Cao” (Getting to Yes: Negotiating Agreement Without Giving In) của Roger Fisher, William Ury và Bruce Patton, kỹ năng đàm phán được định nghĩa là khả năng thỏa thuận và đạt được các thỏa thuận một cách hiệu quả và công bằng giữa các bên có quan điểm, mục tiêu, và quyền lợi khác nhau.

Nói một cách đơn giản thì kỹ năng đàm phán là quá trình trao đổi và thảo luận và cuối cùng đưa ra quyết định chung có lợi cho cả song phương (2 bên) hay đa phương (nhiều bên). Đàm phán được xem là một trong những kỹ năng mềm đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kỹ năng cần thiết, quan trọng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản biện, kỹ năng tư duy, v.v

Tuyệt chiêu đàm phán, thương lượng – Chia sẻ bởi Diễn giả Francis Hùng

Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán trong cuộc sống, công việc

Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán trong cuộc sống, công việc

Đàm phán có vai trò rất quan trọng trong nhiều khía cạnh cuộc sống nói chung và trong kỹ năng kinh doanh nói riêng. Vậy, những vai trò đó là gì và tại sao kỹ năng đàm phán lại giúp ích cho chúng ta?

  • Giải quyết mâu thuẫn và xung đột: Đàm phán giúp các bên tạo cơ hội cho nhau tìm kiếm các giải pháp phù hợp để giải quyết mâu thuẫn, xung đột, hay tranh chấp mà không gây ra thiệt hại về người.
  • Xây dựng mối quan hệ: Trong quá trình đàm phán, các bên sẽ tạo cơ hội để xây dựng mối quan hệ đối tác tích cực, đáng tin cậy thông qua việc nêu lên quan điểm, từ đó thể hiện sự tôn trọng dành cho nhau.
  • Tối ưu hóa lợi ích: Đàm phán giúp các bên tìm kiếm các thỏa thuận công bằng và có lợi ích cho nhau, giúp tối ưu hóa lợi ích chung.
  • Tạo sự linh hoạt: Đàm phán cho phép các bên điều chỉnh và thay đổi quan điểm nếu không đồng tình hoặc xét thấy quan điểm trước đó không còn phù hợp, các bên có thể đề xuất thêm giải pháp để đi đến thỏa thuận chung.
  • Tăng cường kiến thức và hiểu biết: Quá trình đàm phán thúc đẩy việc nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan.
  • Tạo động lực và sự cam kết: Khi đàm phán, các bên phải xác định rõ mục tiêu của mình, cam kết thực hiện các thỏa thuận đã nêu và cung cấp động lực để đạt được kết quả như mong muốn.
  • Quyết định và lựa chọn: Đàm phán giúp đưa ra quyết định thông minh và lựa chọn phù hợp dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế.
  • Xây dựng tương lai: Đàm phán tạo cơ hội để định hình và xây dựng tương lai một cách tích cực và bền vững. Bên cạnh đó kỹ năng đàm phán còn giúp ích cho việc tạo nên giá trị của doanh nghiệp.

Với những vai trò quan trọng như trên, đàm phán, thương lượng là một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống để giúp mỗi người đạt được mục tiêu, có động lực, kiến thức, chí kiên định,… sở hữu kỹ năng đàm phán tốt, bạn sẽ giống như “cá trong nước”, trên thuận dưới hòa, đa phương đều có lợi. 

Xem thêm:

Những kỹ năng marketing cần có của một marketer ưu tú

Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm gồm những gì?

Content Creator là ai? Kỹ năng cần có của Content Creator?  

Phân loại kỹ năng đàm phán

Đàm phán được phân thành mấy loại?
Đàm phán được phân thành mấy loại?

Có nhiều cách phân loại các kỹ năng đàm phán dựa trên nhiều yếu tố khác nhau:

1. Đàm phán có nguyên tắc

Đây là loại kỹ năng đàm phán dựa trên các nguyên tắc, lợi ích của các bên để đạt được mục đích riêng theo như thỏa thuận. Loại đàm phán này thường chú trọng vào việc giải quyết xung đột. Để có được kỹ năng này, bạn cần phải nắm vững 4 yêu tố: đôi bên cùng có lợi, không để cảm xúc chen vào công việc, tập trung vào lợi ích, phải có tính khách quan. 

2. Đàm phán nhóm

Loại đàm phán này thường diễn ra ở các doanh nghiệp, đặc biệt là trong giao dịch kinh doanh. Với hình thức này sẽ có nhiều người tham gia thỏa thuận nhằm đạt được mục tiêu của từng bên. Ngoài ra, đàm phán nhóm còn đòi hỏi bạn phải có kỹ năng làm việc nhóm. Một số vai trò phổ biến trong kỹ năng đàm phán này: người quan sát, người lãnh đạo, máy ghi âm, relater, người xây dựng, nhà phê bình.

3. Đàm phán đa phương 

Đa phương tức là loại thương thượng có nhiều hơn hai bên (song phương) với mong muốn đạt được một thỏa thuận chung mang lại lợi ích riêng. Một ví dụ điển hình là một cuộc họp lớn diễn ra giữa hội đồng quản trị trong một công ty được gọi là đàm phán nhiều bên. Tuy nhiên, việc đàm phán này có rủi ro xảy ra vấn đề cao vì một số bên có thể liên kết thành lập liên minh và (có thể) số lượng liên minh không cân bằng sẽ tăng thêm phần phức tạp khi đàm phán.

4. Đàm phán đối đầu 

Kỹ năng đàm phán mang tính phân phối, sau khi vấn đề được giải quyết thì sẽ chỉ có một bên đạt được thỏa thuận mà họ mong muốn. Các ví dụ cụ thể như một bên thương lượng cứng rắn và một bên từ chối thỏa thuận, một bên thực hiện chiến thuật hứa hẹn lợi ích tương lai để đổi lấy sự nhượng bộ hiện tại, hoặc một bên bày chiến thuật giả vờ không còn hào hứng để chấp hành đúng thỏa thuận đã đề ra.

Xem thêm:

8 kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh khi làm việc 

 15+ Kỹ năng phát triển bản thân làm chủ cuộc đời 

Manager là gì? Tố chất, kỹ năng để trở thành Manager tài giỏi

Những điều cần ghi nhớ trước khi bước vào đàm phán

Những điều cần ghi nhớ trước khi bước vào đàm phán

Đàm phán là quá trình tự nguyện

Đàm phán là một hoạt động tự nguyện mà không thể bị ép buộc hay bắt ép người khác tham gia. Nó chỉ diễn ra khi cả hai bên đều đồng tình và chấp nhận tham gia vào quá trình đàm phán.

Đảm bảo lợi ích cho chính mình

Trong quá trình đàm phán, mục tiêu của mỗi bên là đạt được những gì họ muốn. Không nên nghĩ rằng bạn phải chịu thiệt để đáp ứng mong muốn của người khác. Việc này sẽ đảm bảo rằng trong các cuộc đàm phán tương lai, bạn vẫn có thể bảo vệ lợi ích của mình và không phải hy sinh quá nhiều.

Không nên chèn ép đối phương

Trong quá trình đàm phán, quan trọng là không nên tìm cách ép buộc hoặc áp đảo đối tác hoặc khách hàng của bạn. Mặc dù mục tiêu của mỗi bên là đạt được mục đích riêng, nhưng cách tốt nhất để đảm bảo mối quan hệ lâu dài và thành công trong các cuộc đàm phán tương lai là tạo ra một môi trường thoải mái cho cả hai bên.

Không nên dựa vào trực giác của cá nhân

Bạn không nên dựa hoàn toàn vào trực giác cá nhân. Thay vào đó, hãy sử dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế để định hình chiến lược đàm phán và đưa ra quyết định thông minh. Trực giác có thể hữu ích, nhưng nó nên được kết hợp với sự chuẩn bị cẩn thận và hiểu biết về tình hình để tạo nên cuộc đàm phán thành công.

Đặt mình vào vị trí của người khác

Bạn nên đặt mình vào vị trí của đối tác và nhìn từ góc độ của họ. Điều này đúng vì đàm phán thường diễn ra khi nhiều bên tham gia và mục tiêu là đạt được sự thỏa thuận chung. Khi bạn thấu hiểu được những gì đối tác muốn và suy nghĩ như thế nào, quá trình đàm phán trở nên dễ dàng hơn.

Không đạt được thỏa thuận chưa chắc đã là xấu

Thực tế, trong một số trường hợp, việc không đạt được thỏa thuận có thể là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Không phải cuộc đàm phán nào cũng dẫn đến sự hài lòng cho cả hai bên. Đôi khi, không đạt được thỏa thuận có thể đảm bảo rằng bạn không phải hy sinh quá nhiều hoặc đồng ý với điều mà bạn không thực sự hài lòng.

Thời gian là một yếu tố cực kỳ quan trọng

Thời gian là một yếu tố quan trọng trong quá trình đàm phán và có thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc đàm phán. Có những khoảnh khắc trong cuộc đàm phán có sự quyết định quan trọng, và thời gian có thể tạo áp lực hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của cuộc đàm phán. 

Cần lựa chọn người đại diện tích cực

Người đại diện của bạn có mối quan hệ tích cực và lòng tin với đối tác, điều này có thể giúp cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ hơn, có thể dẫn đến kết quả tốt hơn. Mối quan hệ và lịch sử cá nhân của người đại diện có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tin tưởng, hỗ trợ trong quá trình đàm phán.

5 bước đàm phán, thương lượng thành công

Các bước đàm phán, thương lượng thành công
Các bước thực hiện để có cuộc đàm phán thành công

Chuẩn bị, Nghiên cứu

Bạn cần phải nắm vững những thông tin liên quan và hiểu rõ về mục tiêu, lợi ích của bên mình cũng như của bên đối tác. Trong bước chuẩn bị và nghiên cứu, một số bước bạn có thể thực hiện cụ thể như:

  • Nắm vững thông tin: Tìm hiểu về vấn đề mà bạn sẽ đàm phán, bao gồm các yếu tố quan trọng, quyền lợi, lợi ích và các thông tin liên quan. Thu thập dữ liệu, số liệu và tài liệu cần thiết để có cái nhìn toàn diện về vấn đề.
  • Tìm hiểu về đối tác: Nắm vững thông tin về đối tác mà bạn sẽ đàm phán, bao gồm mục tiêu, lợi ích, quan điểm, phong cách và cách thức hoạt động của họ. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về khía cạnh tư duy và cách tiếp cận của đối tác.
  • Đặt ra mục tiêu cụ thể: Xác định mục tiêu mà bạn muốn đạt được từ quá trình đàm phán. Đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được, như giá cả, thời gian, điều kiện, lợi ích, và các yếu tố khác liên quan đến vấn đề.
  • Lên kế hoạch: Xác định các bước cần thực hiện và lên kế hoạch cho quá trình đàm phán. Xác định thời gian, địa điểm và các tài liệu cần thiết. Chuẩn bị các thông điệp, lý lẽ và lập luận để hỗ trợ quan điểm của bạn.
  • Phân tích tình huống và chuẩn bị cho các kịch bản: Xem xét các tình huống và kịch bản có thể xảy ra trong quá trình đàm phán. Đánh giá các khả năng, tương đồng và khác biệt giữa các bên để chuẩn bị cho các tình huống khác nhau.
  • Tập luyện và tự tin: Thực hành các kỹ năng đàm phán, từ việc lắng nghe, thuyết phục, thương lượng đến xử lý xung đột. Tự tin trong kiến thức, quan điểm và khả năng đàm phán sẽ giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành quá trình đàm phán.

Tạo ấn tượng tốt với đối tác trong lần đầu tiên

Việc tạo ấn tượng tốt rất quan trọng, do đó, bạn phải tạo ấn tượng thật tốt với khách hàng như vậy việc đàm phán sẽ được diễn ra suôn sẻ. Ví dụ như, bạn thể hiện với đối tác bạn là một người biết lắng nghe, hãy dành cho đối tác cơ hội để trình bày nhiều hơn, song với đó mình cũng có cơ hội tìm hiểu thêm về họ. 

Nếu bạn là một người có khiếu hài hước, hãy thể hiện nó ra bời vì đó cũng là 1 cách khiến cho khách hàng cảm thú vị hơn. Tuy nhiên, bạn phỉa tìm hiểu trước đối tượng khách hàng của mình như thế nào và hài hước ở một mức độ cho phép để tránh bị đánh giá là thiếu tôn trọng và thiếu chuyên nghiệp. Khả năng trình bày lưu loát, tự tin và chuẩn bị trang phục, diện mạo gọn gàng cũng là cách để tạo ấn tượng với người dối diện.

Tạo ấn tượng tốt với đối tác trong lần đầu tiên
Tạo ấn tượng tốt với đối tác trong lần đầu tiên

Chú trọng các kỹ năng khác cần thiết

Ngoài kỹ năng đàm phán khi trao đổi thông tin thì những kỹ năng khác như kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe, phân tích, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề … cũng vô cùng quan trọng. Những kỹ năng này sẽ hỗ trợ, giúp buổi đàm phán được diễn ra hiệu quả nhất.

Chú trọng các kỹ năng khác cần thiết
Chú trọng các kỹ năng khác cần thiết

Đưa ra các ý kiến, lựa chọn có lợi cho song phương 

Việc cân nhắc để đưa ra lựa chọn hướng tới các bên là nên làm vì không phải cuộc đàm phán nào cũng đem đến kết quả đôi bên cùng có lợi. Hành động này thể hiện việc quan điểm của hai bên trong buổi đàm phán đề đã được cân nhắc kỹ càng. 

  • Học cách lắng nghe đối tác/khách hàng: Biết lắng nghe trong kinh doanh rất quan trọng. Nó thể hiện việc bạn tôn trọng đối tác và tôn trọng cuộc đàm phán đang diễn ra. Ngoài ra, việc lắng nghe đối tác, khách hàng còn giúp bạn biết và hiểu rõ hơn mục đích mà đối phương muốn khi đàm phán.
  • Không là người đưa ra lời đề nghị trước: Khi để đối tác đưa ra lời đề nghị trước bạn sẽ có cơ hội để thảo luận lại chọn ra phương án tốt hơn. Do đó, hãy suy nghĩ kỹ và đừng vội đồng ý ngay với phương án mà đối tác đưa ra đầu tiên, kể cả khi nó là phương án bạn mong muốn. Hãy cùng thảo luận để xem có phương án tốt hơn hay không, rồi quyết định chọn phương án cuối cùng.
  • Không vội vàng chấp nhận lời đề nghị ban đầu: khi đưa ra lời đề nghị ban đầu thường họ sẽ lựa chọn những điều khoản có lợi nhất, lời đề nghị thứ hai sẽ phù hợp hơn đối với cả hai bên. Vậy nên khi thương lượng không vội vàng chấp nhận lời đề nghị ban đầu. 
  • Không thương lượng quá nhiều: Việc thương lượng quá nhiều sẽ tốn khá nhiều công sức đối với cả hai bên, nhưng không chắc chắn rằng sẽ có kết quả tốt hơn trước đó. Vậy cho nên, hãy hiểu rõ sản phẩm của mình, tôn trọng đối tác, thương lượng vừa đủ sẽ mang đến kết quả cao nhất.
  • Sử dụng sự im lặng tạo lợi thế: Im lặng là một kỹ năng quan trọng khi thương thuyết. Khi biết im lặng đúng lúc, bạn sẽ có khả năng đạt được thành quả như ý mà mình mong đợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng sự im lặng để tạo lợi thế, bởi vậy, cần lựa chọn thời điểm và chỉ sử dụng khi thực sự cần. 
Đưa ra các ý kiến, lựa chọn có lợi cho song phương 
Đưa ra các ý kiến, lựa chọn có lợi cho song phương 

Xem thêm:

Tâm lý khách hàng là gì? Cách khai thác tâm lý khách hàng

Kỹ năng truyền thông là gì? 3 cách cải thiện kỹ năng kỹ năng truyền thông  

Đi đến thỏa thuận chung 

  • Nắm bắt thời điểm ra quyết định: Hầu hết những buổi đàm phán thường có thời điểm vàng để ra quyết định, cho dù là quyết định không tiếp tục tham dự đàm phán. Việc nắm bắt thời điểm đưa ra quyết định vô cùng quan trọng khi đàm phán. Ngay khi nhận ra kết quả của buổi đàm phán không thể chấp nhận và phần thắng nghiêng hẳn về phía đối phương, thì tốt nhất bạn nên ngừng thoả thuận. 
  • Không được khiến bản thân hối hận: Đàm phán là để có được điều mà mình muốn. Thế cho nên, đừng chấp nhận bất cứ kết quả hay chấm dứt buổi đàm phán nào mà bạn thấy hối hận về quyết định của bản thân.
Đi đến thỏa thuận chung 
Đi đến thỏa thuận chung 

7 nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Cách phát triển kỹ năng đàm phán trong kinh doanh
Cách phát triển kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

1. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng 

Bạn phải nắm bắt được tâm lý của đối tác trước, trong và sau quá trình đàm phán. Làm thế bạn sẽ tính kỹ được các bước cũng như đưa ra thỏa thuận, phương pháp đàm phán hợp lý có lợi cho mình. Ở đây bạn phải phát triển tối đa kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu đối tác của mình.

1. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng 
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng 

2. Biết quản lý cảm xúc của mình 

Vì đánh mất kiểm soát về cảm xúc mà nhiều cuộc đàm phán, thương lượng không diễn ra thành công. Nếu bạn rèn được cách kiểm soát cảm xúc và bình tĩnh trong mọi tình huống thì mọi thỏa thuận sẽ có thể đi đến điểm kết chung tốt đẹp. Cảm xúc rất dễ chi phối khi bạn gặp phải các quan điểm bất đồng, hãy tỉnh táo để giữ cho mình “cái đầu lạnh” nhé!

Biết cách quản lý cảm xúc
Biết cách quản lý cảm xúc

Xem thêm:

 EQ Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa IQ Và EQ 

Test EQ Free 20 Câu Kiểm Tra Chỉ Số EQ Miễn Phí Chuẩn 2023 

3. Thương trường KHÔNG là chiến trường

Mọi người thường hay bảo nhau “thương trường là chiến trường”, tuy nhiên, nếu bạn nóng, bạn sẽ mất tất. Trong một mối quan hệ hợp tác kinh doanh, đặc biệt là làm việc với nhau trong một khoảng thời gian dài thì việc đưa ra những thỏa thuận có lợi cho các bên mới là điều cần chú trọng. Không nên chỉ nhắm đến mục đích lợi ích một bên.

4. Là người chèo lái cuộc đàm phán 

Khi bạn làm chủ cuộc đàm phán và hướng nó theo ý bản thân sẽ giúp bạn chủ động hơn. Thế nhưng, việc này không dễ dàng, là người chèo thuyền, bạn cần sở hữu những kỹ năng khác như thấu hiểu, giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề,… Để có thể trở thành người chèo thuyền thì bạn nên rèn luyện bản thân và tích lũy kinh nghiệm.

Người chèo lái, dẫn dắt cuộc đàm phán
Người chèo lái, dẫn dắt cuộc đàm phán

5. Sử dụng phương pháp BATNA

BATNA (Best alternative to a negotiated agreement). BATNA là thuật ngữ dùng chỉ đến quá trình thay thế tốt nhất mà một bên có thể thực hiện nếu đàm phán thất bại hoặc không đạt được thỏa thuận với đối tác. Nó đại diện cho tùy chọn tối ưu cho bên bất lợi trong trường hợp không có thỏa thuận nào được đạt được.

Việc hiểu BATNA là rất quan trọng trong quá trình đàm phán vì nó giúp xác định ngưỡng tối thiểu mà bên có thể chấp nhận trong quá trình đàm phán. Phương pháp BATNA cũng bao gồm nhiều trường hợp khác chẳng hạn như ngưng thôi không đàm phán,  đình công, đổi đối tác, kháng kiện,… 

Phương pháp đàm phán hiệu quả - BATNA
Phương pháp đàm phán hiệu quả – BATNA
https://www.youtube.com/watch?v=SnwaNDz-s98&pp=ygUGQkFUTkEg
Tìm hiểu chi tiết về phương pháp BATNA qua video sau (Nguồn Youtube: Simpleday of Đăng)

6. Không nên hấp tấp, “chậm mà chắc”

Đừng để quá trình đàm phán kéo dài quá lâu mà không tiến triển. Khi cần thiết, sử dụng kỹ thuật giục tốc để tăng tốc độ và đạt được kết quả. Kỹ thuật giục tốc bất đạt là một cách để đẩy nhanh tiến trình đàm phán khi bạn cảm thấy quá trình trì hoãn hoặc không tiến triển đúng tốc độ mong muốn. Dưới đây là một số mẹo để áp dụng kỹ thuật giục tốc trong quá trình đàm phán:

Nếu quá trình đàm phán, thương lượng diễn ra dài hơn dự kiến thì đừng để cuộc họp diễn ra lâu hơn nữa. Trong vài trường hợp cấp thiết, bạn cần sử dụng phương pháp “Giụt tốc” để nhanh chóng đạt đến thỏa thuận mong muốn. Làm sao để có được kỹ năng này, một số điểm bạn cần lưu ý như sau:

Chậm mà chắc
  • Thiết lập mục tiêu, thời gian rõ ràng: Đầu tiên, bạn cần phải thiết lập mục tiêu và thời gian cụ thể, rõ ràng cho quá trình trước, trong và sau đàm phán. Xác định thời gian và mục tiêu mà bạn muốn đạt được thỏa thuận có lợi hoặc tiến tới giai đoạn kết thúc cuộc thương lượng khi không có tiến triển. Điều này sẽ giúp tạo áp lực và sự chủ động trong quá trình đàm phán.
  • Bày tỏ lý do: Khi cảm thấy buổi đàm phán diễn ra quá lâu, hơi mất thời gian mà chưa đi đến thỏa thuận, bạn nên trình bày lý do một cách chân thành tại sao bạn muốn thúc đẩy tiến trình. Lúc này bạn cần mạnh dạn giải thích rõ ràng, xúc tích về những lợi ích và giá trị mà việc hoàn thành đàm phán sớm mang lại cho cả hai bên là gì.
  • Đưa ra lời khuyên: Đưa ra lời khuyên là một cách để kết thúc buổi đàm phán mà không gây ra sự khó chịu cho đôi bên. Bạn có thể đưa ra ý kiến bên mình hoặc giải pháp mà bạn nghĩ sẽ giúp ích cho cuộc đàm phán trở nên giá trị hơn và tiến bộ hơn.
  • Tạo sự thuyết phục: Sử dụng áp lực tích cực để tạo sự thuyết phục đối tác hợp tác. Một trong những cách thuyết phục thành công nhất là chỉ ra lợi ích mà cả hai bên có thể đạt được nếu đàm phán thành công và hoàn thành sớm.

7. Không thành công cũng nên thành bạn

Nếu kết quả của cuộc đàm phán, thương lượng không như bạn mong đợi thì việc tiếp tục duy trì mối quan hệ với đối tác cũng là một lợi ích. Tuy quá trình đàm phán có thể xảy ra tranh cãi trái quan điểm, xung đột, mâu thuẫn, nhưng nếu có thể vẫn tiếp tục là bạn với đối tác và khách hàng, biết đâu trong tương lai các bên lại có thể có những “mối hời” khi lại cùng nhau hợp tác trong một thương vụ khác.

Không thành công cũng thành bạn

Xem thêm: 

14 cách giữ chân khách hàng trung thành hiệu quả

Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng  

Sự khác biệt giữa đàm phán và thương lượng là gì?

Tuy có vẻ giống nhau về mặt định nghĩa, song kỹ năng đàm phánkỹ năng thương lượng cũng có những nét khác biệt như sau:

Các yếu tố phân biệtĐàm phánThương lượng
Định nghĩaQuá trình trao đổi thông tin, ý kiến của mỗi bên để đưa ra một thỏa thuận chung.Quá trình trao đổi ý kiến và thỏa thuận về các điều kiện, giá, lợi ích của một giao dịch, một vấn đề.
Mục tiêu chínhTìm ra các lựa chọn và giải pháp có thể thỏa mãn cả hai bên mà không cần thiết phải có sự hy sinh lớn từ bất kỳ bên nào.Đạt được một thỏa thuận cuối cùng dựa trên sự hi sinh hoặc thỏa thuận từ cả hai bên để giải quyết mâu thuẫn.
Tính phụ thuộcĐàm phán thường dựa trên sự tự quyết định và sự đồng tình của các bên tham gia.Phụ thuộc vào quyết định của bên thứ ba hoặc các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như luật pháp hoặc quy định.
Thời gianCó thể kéo dài trong một thời gian dài và có thể linh hoạt hơn về thời gian.Có một thời hạn cụ thể hoặc hạn chót để đạt được thỏa thuận.
Đối tượngCó thể xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau, từ việc mua bán hàng hóa đến giải quyết mâu thuẫn cá nhân.Các tình huống phức tạp hơn, như đàm phán hợp đồng kinh doanh, thỏa thuận hôn nhân hoặc giải quyết tranh chấp pháp lý.
Kết quảKết thúc với 3 trường hợp:Thỏa thuậnKhông có thỏa thuận Thất bại hoàn toànKết thúc với việc các bên đều chấp nhận với cùng một thỏa thuận chung.

Ngành nghề đòi hỏi phải có kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp 

Nhà tổ chức cộng đồng

Để giúp phát triển cộng đồng, các thành viên làm việc trong các Tổ chức Cộng đồng dẫn dắt  người dân địa phương  trong các dự án cải tạo. Một ví dụ điển hình, nếu có một vấn đề cụ thể làm ảnh hưởng đến một hộ dân địa phương thì thành viên Tổ chức Cộng đồng sẽ hợp tác để đưa ra giải pháp cho vấn đề đó. Với mục tiêu nhiệm vụ giúp ích và tạo dựng lòng tin, thành viên trong Tổ chức Cộng đồng phải sở hữu kỹ năng đàm phán và tranh luận chuyên nghiệp để trao đổi với các bên đại diện đến từ chính phủ, tổ chức khác nhằm mang đến giải pháp tối ưu nhất.

Nhà tổ chức cộng đồng
Nhà tổ chức cộng đồng

Luật sư

Một trong những trọng trách cơ bản nhất của một luật sư là tranh luận các trường hợp của bên khách. Luật sư sẽ phải cãi lý với bên còn lại bằng phương pháp đàm phán để đảm bảo kết quả có lợi nhất dành cho thân chủ. Họ sẽ bám vào các trường hợp và các luật hiện hành trong quá trình tranh luận. 

Luật sư
Luật sư

Bất động sản

Người làm trong ngành bất động sản sẽ phải giúp khách hàng của mình bán nhà, các tài sản cá nhân hoặc là tài sản thương mại. Họ là những người đưa ra các lựa chọn cho bên mua và hợp tác với các bên môi giới, chuyên gia về tài chính bất động sản để thuyết phục được khách hàng mua nhà. Đây là ngành nghề đòi hỏi kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp và khéo léo giữa bên mua và bên bán.

Bất động sản
Bất động sản

Giám đốc nhân sự 

Giám đốc nhân sự (HR Director) sẽ là người phụ trách việc tuyển dụng và quản lý nhân viên. Trách nhiệm của họ là tuyển dụng và tìm kiếm các ứng cử viên mới, quản lý chính sách, thực hiện các buổi training cho người mới, thúc đẩy hình mẫu nhân viên và tăng cường các hoạt động team-building. Giám đốc nhân sự được ví như cầu nối giữa cấp trên và cấp dưới. Nếu có bất kỳ mối lo ngại, mâu thuẫn nào xảy ra thì họ sẽ là người đứng ra đàm phán và giải quyết mọi chuyện êm đẹp nhờ vào kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp.

Giám đốc nhân sự 
Giám đốc nhân sự 

Nhân viên bán hàng

Nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là bán và giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng. Một số kỹ năng cơ bản cần thiết cho ngành nghề này là kỹ năng đàm phán. Nhờ vào kỹ năng này họ có thể thuyết phục khách hàng mua sắm thông qua việc trả lời mượt mà, giải quyết được mỗi bận tâm của khách cũng như đem lợi nhuận về cho cửa hàng, doanh nghiệp.

Nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng

Các tựa sách về kỹ năng đàm phán, thương lượng giúp bạn thành công

“Kỹ năng đàm phán” (Getting to Yes: Negotiating Agreement Without Giving In) – Roger Fisher, William Ury và Bruce Patton

Getting to Yes: Negotiating Agreement Without Giving In

Để tìm hiểu cách xây dựng một quá trình đàm phán, thương lượng hiệu quả, cuốn sách sẽ giúp bạn tập trung vào việc thỏa thuận mà không phải từ bỏ quá nhiều.

“Đàm phán thông minh” (Smart Negotiating: How to Make Good Deals in the Real World) – James C. Freund

Smart Negotiating: How to Make Good Deals in the Real World

Nếu bạn muốn thành công trong mọi cuộc đàm phán hàng ngày và nhất là môi trường kinh doanh, cuốn sách này sẽ giúp bạn áp dụng các chiến lược thương lượng, đàm phán thông minh hơn bao giờ hết.

“Kỹ năng đàm phán như FBI” (Never Split the Difference: Negotiating As If Your Life Depended On It) – Chris Voss

Never Split the Difference: Negotiating As If Your Life Depended On It

Tác giả là cựu đàm phán viên của FBI thì chắc hẳn các phương pháp đàm phán sâu sắc và thực tế của ông trong cuốn sách sẽ có độ uy tín nhất định để giúp bạn có được thành công hiệu quả.

“Đàm phán trong cuộc sống” (Negotiating at Work: Turn Small Wins into Big Gains) – Deborah M. Kolb và Jessica L. Porter

Negotiating at Work: Turn Small Wins into Big Gains

Trong môi trường làm việc hằng ngày, chắc chắn việc đàm phán, thương lượng sẽ diễn ra thường xuyên. Để giúp bạn gặt hái được thành công trong công cuộc quyền lợi này, cuốn sách là một gợi ý hợp lý.

“Tại sao họ luôn đồng ý” (Influence: The Psychology of Persuasion) – Robert B. Cialdini

Influence: The Psychology of Persuasion

Đây không phải là một cuốn sách đàm phán truyền thống, nó giúp bạn khám phá những nguyên tắc tâm lý và kỹ thuật thuyết phục có thể được áp dụng trong quá trình đàm phán, thương lượng. Bạn có thể nắm bắt được tâm lý đối tác thông qua những gì cuốn sách này truyền tải.

Lời kết

Tất tần tật về kỹ năng đàm phán đã được chia sẻ ở bài viết bên trên. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, vai trò và các bước thực hiện và phát triển kỹ năng đàm phán.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Hiện nay, Disavow link được SEOer sử dụng khá phổ biến khi website gặp hình phạt bất ngờ từ Google ...

25/04/2024

Hải Yến
Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh