Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

[HCM – ĐN] Business Development Manager

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 30/04/2024

[HCM – ĐN] Business Development Leader

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 31/12/2023

Kỹ năng là gì? Phương pháp phát triển kỹ năng hiệu quả

Tác giả : Hieu Nguyen   Kiểm tra bởi HieuND
Rate this post
Ngày đăng: 24/04/2023

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhắc đến cụm từ “kỹ năng”, đặc biệt là các nhà tuyển dụng thường mong muốn ứng viên trình bày rõ những kỹ năng của mình. Vậy kỹ năng là gì? Kỹ năng đóng góp như thế nào vào quá trình phát triển và trưởng thành của bạn? Hãy cùng Toponseek tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

>> Tham khảo thêm:

Kỹ năng là gì?

Kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện hoặc giải quyết một vấn đề một cách hiệu quả dựa trên những kiến thức, hiểu biết tích lũy của bản thân. Kỹ năng được rèn luyện tốt có thể giúp bạn trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó, thậm chí bạn có thể ứng dụng nó trong nhiều khía cạnh cuộc sống từ kỹ thuật, công việc, sinh tồn,…

Kỹ năng có thể được rèn luyện thông qua kinh nghiệm sống và làm việc, đồng thời cũng có thể phát triển từ việc học tập. Một số người sẽ thông thạo một kỹ năng nào đó nhanh hơn những người khác, việc này xảy ra vì mức độ nhạy bén, thông minh của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần bạn đủ kiên trì và cố gắng thì chắc chắn sẽ đạt được điều mình mong muốn.

>> Tham khảo thêm:

Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là gì? (Nguồn: Sưu tầm)

Mục đích của kỹ năng là gì?

Để đánh giá khả năng của một người là rất khó, đặc biệt là khi bạn chỉ biết điều đó qua CV do chính người đó biên soạn hoặc do trình bày. Thay vì đặt lòng tin vào một lời khẳng định không có căn cứ, các nhà tuyển dụng sẽ dùng những bài test để kiểm tra rằng bạn có thật sự thành thạo những kỹ năng đó hay không. Nói cách khác, kỹ năng được dùng để đánh giá về trình độ và năng lực của một người.

>> Đừng quên xem thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn khác tại CareerViet.vn.

Các loại kỹ năng cần phát triển để đạt được thành công

Kỹ năng có thể được phân ra thành nhiều loại khác nhau, tùy vào tính chất hoạt động mà mỗi lĩnh vực sẽ cần những kỹ năng cụ thể. Trong suốt quá trình trưởng thành của mình, mỗi chúng ta đều tích lũy cho mình nhiều loại kỹ năng khác nhau để phục vụ cho nhu cầu công việc, sinh hoạt hoặc giải trí. Trên cơ bản, kỹ năng được phân thành 3 nhóm chính:

Kỹ năng cứng là gì

Đây là nhóm kỹ năng đòi hỏi mức độ hiểu biết, kiến thức hoặc trải nghiệm thực tế phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố trình độ và chuyên môn cao. Kỹ năng cứng được rèn luyện qua một quá trình học hỏi, thực hành và có thể được cải thiện trong tương lai. Điểm đặc biệt về kỹ năng cứng so với các kỹ năng khác là nó có thể được đánh giá chính xác qua những bài kiểm tra năng lực.

Kỹ năng mềm là gì

Nhóm kỹ năng này thể hiện khả năng giao tiếp, hòa nhập, thái độ và hành vi ứng xử của bạn với các mối quan hệ xung quanh. Thực tế chứng minh rằng một số trường hợp những người thành thạo kỹ năng mềm lại được yêu thích hơn những người chỉ giỏi kỹ năng cứng. Mặt khác, những người thành thạo cả hai kỹ năng mềm và cứng sẽ dễ dàng tạo dựng tầm ảnh hưởng lớn, được nhiều người kính nể.

Kỹ năng sống là gì

Đây là nhóm kỹ năng được phát triển trong môi trường sinh hoạt gần gũi với chúng ta mỗi ngày. Kỹ năng sống cung cấp cho chúng ta phương pháp để sắp xếp, xử lý các vấn đề hiệu quả, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.

>> Tham khảo:

Tìm hiểu về các loại kỹ năng
Tìm hiểu về các loại kỹ năng (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ về kỹ năng

Ứng dụng của kỹ năng cứng

Tùy vào đặc điểm ngành nghề hoặc sự việc mà bạn sẽ cần những kỹ năng cứng khác nhau:

  • Nhân viên thiết kế web: Kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng, tính thẩm mỹ,…
  • Nhân viên viết content: Kỹ năng viết, kỹ năng thống kê thông tin, kỹ năng sáng tạo,…
  • Nhân viên SEO: Kỹ năng viết content chuẩn SEO, thành thạo các công cụ giúp từ khóa lên hạng,…

>> Tham khảo:

Ứng dụng của kỹ năng mềm

Khác với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm không bị ràng buộc bởi bất cứ ngành nghề nào. Một số ví dụ điển hình của kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng thuyết phục và thương lượng
  • Kỹ năng ứng xử
  • Kỹ năng lãnh đạo

>> Tham khảo: Hệ thống thông tin Marketing

Ứng dụng của kỹ năng sống

Nhóm kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có một tâm lý trưởng thành, bình tĩnh để đối diện với các khó khăn trong cuộc sống, quản lý bản thân cũng như xây dựng mạng lưới mối quan hệ hiệu quả. Một số ví dụ điển hình phải kể đến là kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng học tập, kỹ năng nấu ăn, kỹ năng bản thân,…

Vậy kỹ năng bản thân là gì? Đây là một kỹ năng sống giúp bạn tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, khả năng và hy vọng về tương lai của chính mình một cách rõ ràng. Những người thành thạo kỹ năng này thường có liên kết rất mạnh mẽ về bản thân, và dùng nó làm động lực để thúc đẩy sự phát triển.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả

Cách xác định và phát triển kỹ năng của bản thân

Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Hiểu rõ được thế mạnh, khuyết điểm, mong muốn của chính mình sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung và tìm hiểu về kỹ năng mà mình muốn phát triển. Đây chính là cơ sở để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, những khó khăn trong tương lai cũng sẽ bị vượt qua khi bạn đã theo đuổi con đường đúng đắn.

>> Tham khảo: Hướng Dẫn Cách Swot Bản Thân

Lựa chọn phương pháp rèn luyện phù hợp

Quá trình tìm hiểu, học hỏi là điều quan trọng nhất để phát triển một kỹ năng, vì vậy bạn hãy lựa chọn phương pháp học tập phù hợp nhất. Việc chọn đúng phương pháp sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, ngược lại, nhiều người không có lộ trình học cụ thể mà tiếp thu kiến thức rất lộn xộn, lãng phí thời gian phát triển quý giá.

>> Tham khảo thêm: Kỹ năng để trở thành nhân viên QA giỏi

Phương pháp trau dồi kỹ năng cá nhân hiệu quả

Rèn luyện kỹ năng là gì?

Bạn có rất nhiều phương pháp để rèn luyện kỹ năng của mình. Vậy rèn luyện kỹ năng là gì? Bằng cách lựa chọn phương pháp trau dồi kỹ năng phù hợp, bạn sẽ có nhiều động lực để tiếp tục tìm hiểu và tự tạo cơ hội cho bản thân thực hành để hiểu sâu hơn về kỹ năng đó, đây được gọi là rèn luyện kỹ năng.

Bên cạnh việc tham khảo phương pháp học tập từ người khác thì bạn còn có thể tự sáng tạo cho mình một lộ trình rèn luyện hiệu quả. Sau đây là một số ví dụ mà bạn có thể áp dụng:

Không ngừng học hỏi

Càng lớn, bạn sẽ càng cảm thấy triết lý “Học, học nữa, học mãi” là một lời khuyên đúng đắn. Mỗi chúng ta đều học thêm nhiều kiến thức mới mỗi ngày dù là ở vị trí chủ động hay bị động. Những kiến thức này sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất của một vấn đề, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn rất nhiều.

>> Tham khảo: Tố chất nào có thể rèn luyện để trở thành leader giỏi?

>>> Tìm kiếm cơ hội việc làm tại:

Không ngừng phát triển bản thân để rèn luyện kỹ năng

Không ngừng phát triển bản thân để rèn luyện kỹ năng (Nguồn: Sưu tầm)

Thử thách bản thân

Học phải đi đôi với hành, nếu chỉ nắm bắt được lý thuyết nhưng không thể thực hiện nó thì bạn không thật sự hiểu về điều đó như bạn nghĩ. Việc thực hành sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn, nắm rõ các quy trình, thủ tục cần thiết. Đôi khi, chúng ta lại đổi ngược quá trình học từ bước thực hiện đầu tiên, sau đó mới học lý thuyết. Một số người cho rằng phương pháp học ngược này sẽ giúp tiếp thu kiến thức tốt hơn so với cách truyền thống.

Tham khảo: Tư duy là gì? Đặc điểm của hai loại tư duy và cách rèn luyện

Mở rộng mối quan hệ

Đừng chỉ gói gọn môi trường rèn luyện của mình qua một buổi sách hay những video ngắn sáo rỗng, bạn có thể bàn luận với bạn bè của mình để tiếp thu nhanh hơn đấy! Tham gia vào câu lạc bộ, hội nhóm có cùng mục tiêu cũng là phương pháp tốt để việc học không quá nặng nề.

>>> Xem thêm:

Tìm hiểu phương pháp để rèn luyện kỹ năng của mình

Tìm hiểu phương pháp để rèn luyện kỹ năng của mình (Nguồn: Sưu tầm)

Sự khác nhau giữa các khái niệm Kiến thức – Khả năng – Kỹ năng là gì?

Các khái niệm kiến thức – khả năng – kỹ năng thường được sử dụng để thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, bạn nên hiểu biết ý nghĩa cụ thể mà từ ngữ đó thể hiện để có thể sử dụng vào đúng ngữ cảnh. Về cơ bản, những thuật ngữ trên đều có sự khác biệt khá rõ ràng:

Kiến thức (Knowlegde)

Kiến thức là sự hiểu biết về một vấn đề đó trên lý thuyết, nghĩa là bạn có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra suy nghĩ về một vấn đề nào đó chứ không thể cung cấp giải pháp hay cách vận hành vấn đề đó diễn ra thuận lợi.

>> Tham khảo: Training là gì?

Kỹ năng (Skill)

Kỹ năng được hình thành dựa trên kiến thức và một quá trình ứng dụng thực tế để có thể nắm rõ quá trình hoạt động, cách vấn đề đó diễn ra. Vì thế, những người thành thạo sử dụng kỹ năng luôn được đánh giá cao và có hiệu suất làm việc ấn tượng.

>> Tham khảo: Top 13 Kỹ Năng SEO Cần Có

Khả năng (Ability)

Khả năng đóng vai trò rất quan trọng để bạn phát triển kỹ năng của mình. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình phát triển kỹ năng nếu bạn là người có năng lực, kết hợp với tính kỷ luật và tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ.

>> Tham khảo: Kỹ năng truyền thông là gì?

>>> Xem thêm cơ hội việc làm tại:

Phân biệt kỹ năng , khả năng và kiến thức
Phân biệt kỹ năng , khả năng và kiến thức (Nguồn: Sưu tầm)

Một người có thể phát triển nhiều kỹ năng và ứng dụng nó vào nhiều trường hợp khác nhau. Bạn càng có nhiều kỹ năng thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó bạn sẽ dễ tạo ấn tượng tốt với người khác và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình.

>> Tham khảo thêm:

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

14/04/2024

Lan Anh
Dịch vụ SEO cam kết chuyển đổi cao, chất lượng bền vững

Việc tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự là một hành ...

12/04/2024

Bảo Trân
Dịch vụ SEO trọn gói, chuyên nghiệp, uy tín nhất tại Việt Nam – TOS

Trong thời đại số hiện nay, SEO là một bước quan trọng của Digital Marketing, giúp đưa từ khóa lên ...

09/04/2024

Phương Hà