Key message là gì? Cách tạo và 5 key message “đắt giá” từ các thương hiệu lớn
Key message là gì mà lại xuất hiện trong mọi chiến dịch truyền thông thành công? Làm sao để xây dựng một key message ngắn gọn, chạm đến cảm xúc, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu mà vẫn nhất quán với hình ảnh của nhãn hàng? Hãy cùng với TOS tìm hiểu rõ khái niệm và cách xây dựng key message hiệu quả từ các thương hiệu lớn.
Xem thêm:
- Branding là gì? Cách làm Branding Marketing hiệu quả
- Hướng dẫn cách lập Plan Content, mẫu và ví dụ Plan Content Fanpage hiệu quả
- Marketing dược là gì? Cách marketing trong ngành dược
- Dịch Vụ SEO Tổng Thể Chuyên Nghiệp, SEO Website Uy Tín
Key Message là gì?
Key message là thông điệp cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp thường sẽ ngắn gọn, dễ nhớ. Một key message hiệu quả sẽ tóm lược bản sắc thương hiệu, giá trị cốt lõi và giá trị mà thương hiệu của bạn mang lại cho khách hàng. Đây không chỉ là nền tảng cho các kế hoạch truyền thông, mà còn là kim chỉ nam để đảm bảo mọi content tiếp thị đều thống nhất và thuyết phục.

Xem thêm:
- Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Bật mí 9 yếu tố quan trọng
- Cách xây dựng chiến lược SEO website lên TOP Google A-Z
Vai trò của Key Message trong Marketing
Key message giữ vai trò nền tảng trong mọi hoạt động marketing plan, từ xây dựng thương hiệu đến triển khai chiến dịch truyền thông. Nó giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp nhất quán, rõ ràng và dễ ghi nhớ đến đúng đối tượng mục tiêu. Dưới đây là những vai trò nổi bật của key message:
- Định hình nhận thức thương hiệu: Điều này giúp khách hàng hiểu rõ bạn là ai, làm gì và khác biệt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh.
- Tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu: Một thông điệp ngắn gọn, đúng trọng tâm sẽ dễ in sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
- Tạo sự nhất quán trong giao tiếp: Key message là “kim chỉ nam” giúp toàn bộ nội dung trên các phương tiện truyền thông không bị lệch hướng.
- Thúc đẩy hành động từ phía khách hàng: Khi key message chạm đúng nhu cầu hoặc cảm xúc, nó có thể tạo động lực để khách hàng mua hàng hoặc tương tác.
- Hỗ trợ chiến lược truyền thông và nội dung: Đây là cơ sở để phát triển các thông điệp phụ, kịch bản quảng cáo, bài PR, nội dung social media,…
Khi nào doanh nghiệp cần sử dụng Key Message?
Biết key message là gì thôi chưa đủ, điều quan trọng là doanh nghiệp cần sử dụng key message đúng thời điểm để tối đa hóa hiệu quả truyền thông và tăng độ nhận diện thương hiệu (Brand awareness). Dưới đây là những thời điểm chiến lược mà doanh nghiệp nên triển khai key message:
- Xây dựng thương hiệu và định vị: Key message sẽ giúp truyền tải sứ mệnh, giá trị cốt lõi và điểm khác biệt so với đối thủ.
- Phát triển chiến lược nội dung và quảng cáo: Key message sẽ giúp bộ nhận diện thương hiệu tạo ra các nội dung nhất quán trên các nền tảng.
- Thực hiện chiến dịch truyền thông và quảng bá: Key message giúp giữ thông điệp tập trung, thu hút đúng nhóm đối tượng và thúc đẩy hành động (mua hàng, đăng ký…).

Xem thêm:
- Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng
- Bí quyết triển khai chiến lược SEO B2B toàn diện
Phân biệt Key Message, Big Idea và Tagline
Key Message, Big Idea và Tagline là những thuật ngữ mà hay bị nhầm lẫn. Dưới đây là một vài yếu tố giúp bạn phân biệt ba thuật ngữ này:
Yếu tố | Key Message | Big Idea | Tagline |
Định nghĩa | Là thông điệp cốt lõi mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu. | Là ý tưởng sáng tạo lớn mang tính định hướng toàn bộ chiến dịch truyền thông hoặc thương hiệu. | Là khẩu hiệu ngắn gọn, súc tích, thể hiện tinh thần thương hiệu hoặc chiến dịch cụ thể. |
Mục đích sử dụng | Tạo nền tảng cho mọi content marketing, giúp đảm bảo tính nhất quán trong truyền thông. | Định hướng, truyền cảm hứng và dẫn dắt toàn bộ ý tưởng sáng tạo của chiến dịch. | Tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu, tạo dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng. |
Đặc điểm chính | – Gắn với giá trị cốt lõi – Được sử dụng dài hạn – Có thể có nhiều key message trong một chiến lược | – Mang tính biểu tượng cao – Kích hoạt cảm xúc – Là bước triển khai sau insight | – Rất ngắn gọn – Dễ nhớ – Thường đi kèm với logo hoặc xuất hiện cuối quảng cáo |
Ví dụ | “An toàn và tiện lợi cho gia đình.” | “Đi để trở về” | ‘’Just do it!’’ |
Tiêu chí của một Key Message hiệu quả
Thông thường key message sẽ có độ dài ngắn gọn, dễ nhớ và bắt tai. Tuy nhiên, để có được một key message đầy đủ ý và đủ hay cần phải dựa nhiều vào yếu tố:
Ngắn gọn và dễ hiểu
Như đã đề cập ở trên, key message nên là một câu ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu và đặc biệt phải gây ấn tượng với khách hàng. Thường thì key message có độ dài khoảng 12 chữ, truyền tải thông tin ngắn.
Khác biệt và nổi bật
Key message là một trong những “la bàn” và mang tính đại diện cho thương hiệu. Vậy nên key message cần được lồng ghép các bản sắc của thương hiệu để khách hàng có thể liên tưởng tới. Tránh việc khi khách hàng thấy key message của thương hiệu mình lại liên tưởng đến key message của thương hiệu khác.
Phù hợp với tông giọng thương hiệu
Bạn cần phải xác định được tông giọng mà bạn muốn khách hàng cảm nhận được sau khi nghe qua key message. Bạn muốn tông giọng hài hước, vui vẻ? Hay tông giọng truyền cảm hứng? Hãy suy nghĩ trước khi thiết lập key message.
Gợi cảm xúc và kết nối
Mỗi thương hiệu đều có target customer và phân khúc thị trường của mình nhất định. Từ đó, bạn có thể phát họa lên được chân dung của khách hàng mình. Bằng cách bổ sung yếu tố cảm xúc phù hợp, key message sẽ dễ dàng tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với đối tượng mà thương hiệu hướng đến. Đừng nên nhồi nhét quá nhiều thông tin, hãy cô đọng lại.

Sử dụng ngôn ngữ độc đáo
Ngôn từ dễ đọc, sáng tạo là điểm cộng cho một key message thành công. Từ ngữ độc đáo và rõ ràng giúp thương hiệu nổi bật và dễ kết nối với khách hàng. Bạn hãy cân nhắc chọn từ ngữ phù hợp, đảm bảo tính gần gũi và dễ nhớ để thông điệp đạt hiệu quả cao.
Xem thêm: Marketing Funnel là gì? Cách hoạt động của Marketing Funnel
4 bước xây dựng Key Message hiệu quả
Xây dựng key message hiệu quả sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu bạn chưa biết cách tạo key message, dưới đây sẽ là hướng dẫn bạn các bước để xây dựng key message hiệu quả:
Xác định thị trường mục tiêu
Việc thiết lập key message thất bại của nhiều doanh nghiệp cũng là do xác định chưa đúng target. Bạn cần biết rõ khách hàng của mình là ai? Thị trường nào bạn muốn tiếp cận? Khi xác định rõ ràng, bạn sẽ xây dựng key message chuẩn xác hơn.

Làm rõ giá trị thương hiệu
Bạn cần định vị thương hiệu hay doanh nghiệp của mình là ai? Bởi vì giá trị thương hiệu phản ánh những gì thương hiệu cam kết mang lại cho khách hàng. Key message cần rõ ràng giúp khách hàng nhận diện được giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.
Hiểu vấn đề của khách hàng
Key message không chỉ đơn thuần là thể hiện ra các giá trị của thương hiệu mà còn cần phải giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Để làm được điều này, bạn cần phải nghiên cứu insight của khách hàng. Khi thông điệp chính xác với vấn đề của khách hàng, nó sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý và tạo dựng mối liên kết mạnh mẽ.
Đưa ra giải pháp phù hợp
Key message thành công không chỉ đầy đủ các yếu tố trên mà còn phải thể hiện được khả năng cung cấp một giải pháp thiết thực và khả thi. Để key message hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp rõ ràng và phù hợp với vấn đề mà khách hàng đang đối mặt.
Xem thêm: Chân dung Khách hàng (Customer Persona) là gì? Cách xác định?
Ví dụ về Key Message từ các thương hiệu nổi tiếng
Nhiều thương hiệu đã có các key message cực kỳ thành công và vô cùng nổi tiếng. Hãy cùng tìm hiểu với TOS các key message thành công từ các thương hiệu lớn ở dưới đây!
Coca-Cola: “Open Happiness”
“Open Happiness” là một trong những key message thành công và nổi bật nhất trong lịch sử quảng cáo của Coca-Cola, được ra mắt vào năm 2009. Với thông điệp này, Coca-Cola muốn truyền tải việc mở một chai Coca-Cola là việc mở ra niềm vui và hạnh phúc. Cùng với chiến dịch sáng tạo, thông điệp của Coca-Cola thể hiện sự kết nối người tiêu dùng với cảm giác vui vẻ, chia sẻ, và đoàn kết, không chỉ đơn giản là uống nước ngọt mà là một phần trong những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống.

Spotify: “Music for every mood.”
Key message ‘’Music for every mood’’ của Sportify tuy đơn giản nhưng lại thể hiện rất rõ ràng sự cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Thông điệp này đã thể hiện cam kết của Spotify trong việc cung cấp âm nhạc đa dạng, phù hợp với mọi cảm xúc và nhu cầu của người nghe. Dù người dùng cần thư giãn, vui vẻ hay tập trung, Spotify đều đáp ứng được.

Xem thêm: Hướng dẫn SEO Website lên top Google nhanh nhất, hiệu quả cao
TikTok: “Search it, learn it, do it with TikTok.”
Key message của TikTok “Search it, learn it, do it with TikTok” thể hiện mạnh mẽ vai trò của nền tảng này không chỉ là nơi giải trí mà còn là công cụ học hỏi và thực hành. Key message này dễ hiểu và trực tiếp, tạo ra một kết nối mạnh mẽ với người dùng muốn cải thiện kỹ năng, tìm kiếm thông tin nhanh chóng, và thực hành những gì học được. TikTok đã thành công trong việc khẳng định mình không chỉ là một nền tảng giải trí, mà còn là một không gian sáng tạo và giáo dục, giúp người dùng khám phá và thực hiện những điều mới mẻ.

KitKat: “Have a Break, Have a Kit Kat”
Key message này của Kitkat đã tạo dấu ấn trong ngành thực phẩm khi khuyến khích người tiêu dùng dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và thưởng thức một thanh KitKat như một phần của thói quen nghỉ ngơi hàng ngày. KitKat đã khéo léo kết nối sản phẩm của mình với một nhu cầu phổ quát của con người: nghỉ ngơi thông qua key message ‘’Have a Break, Have a Kit Kat”. Thông qua chiến dịch này, KitKat đã tạo ra một hình ảnh thương hiệu gắn liền với những phút giây thư giãn, làm mới năng lượng cho người tiêu dùng.

Xem thêm: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng tháp nhu cầu trong kinh doanh
Lưu ý khi xây dựng Key Message
Để xây dựng key message thành công và hiệu quả, bạn cũng nên lưu ý một vài điểm sau:
Tránh sử dụng ngôn ngữ quá phức tạp
Key message là một thông điệp ngắn gọn và dễ hiểu. Thế nên, bạn hãy đảm bảo rằng khi khách hàng của mình nghe thấy key message vẫn có thể dễ dàng ghi nhớ. Thông điệp cần được truyền tải một cách trực quan và dễ nhớ. Bạn không nên sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu có thể làm giảm sự hiệu quả của chiến dịch tiếp thị.
Đảm bảo tính nhất quán với chiến lược thương hiệu
Key message cần phải đồng nhất với chiến lược của thương hiệu tổng thể. Việc duy trì sự nhất quán giúp thương hiệu xây dựng được hình ảnh vững mạnh và dễ nhận diện trong lòng khách hàng. Khi xây dựng key message, bạn cần đảm bảo rằng thông điệp phản ánh đúng những giá trị và mục tiêu mà thương hiệu muốn truyền tải.
Kiểm tra phản hồi từ khách hàng mục tiêu
Phản hồi từ khách hàng giúp doanh nghiệp nhận diện các vấn đề cần cải thiện và đánh giá mức độ hiệu quả của key message trong chiến dịch marketing. Bạn có thể kiểm tra phản hồi của khách hàng bằng khảo sát, phỏng vấn hay theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội.

Xem thêm: Customer Journey Map là gì? Cách xây dựng hành trình khách hàng
Câu hỏi thường gặp
Khi xây dựng key message, chắc bạn sẽ thường có những câu hỏi thắc mắc thường gặp.
Key message và slogan khác nhau như thế nào?
Cả hai đều là các công cụ quan trọng trong chiến lược truyền thông của thương hiệu, nhưng chúng có sự khác biệt rõ ràng.
- Key message là thông điệp cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Nó phản ánh giá trị, bản sắc và mục tiêu của thương hiệu trong một chiến dịch hoặc thông điệp cụ thể. Key message thường mang tính chất thông tin sâu sắc và có thể được phát triển trong suốt một chiến dịch dài hạn.
- Slogan là một câu ngắn gọn, dễ nhớ, được thiết kế để tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Slogan thường được sử dụng để xây dựng nhận thức về thương hiệu hoặc sản phẩm, nhưng không đi sâu vào giải thích chi tiết. Nó là một phần trong chiến lược dài hạn của thương hiệu, nhưng không thay đổi thường xuyên như key message.
Key hook là gì?
Khác với key message, vốn là thông điệp cốt lõi của thương hiệu, key hook chủ yếu được sử dụng để làm nổi bật và gợi mở sự quan tâm. Nó đóng vai trò như một “móc” để “kéo” người tiêu dùng vào câu chuyện mà thương hiệu muốn truyền tải. Key hook thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo, bài viết, video, hay các tiêu đề nội dung nhằm gây ấn tượng ngay lập tức.

Thông điệp truyền thông là gì?
Hiểu đơn giản thì thông điệp là thông tin phải có tính thuyết phục và khả năng gợi cảm xúc, từ đó tạo ra sự nhận diện và lòng tin từ khách hàng. Thông điệp truyền thông có thể bao gồm nhiều yếu tố như slogan, key message và các yếu tố khác nhằm làm nổi bật giá trị thương hiệu, giải pháp của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Key message bao nhiêu chữ?
Key message thường sẽ có độ dài khoảng 12 từ. Yếu tố ngắn gọn là điều quan trọng khi xây dựng key message. Vậy nên bạn cần lưu ý rằng nó phải vừa đủ ngắn để dễ dàng tiếp cận, vừa đủ sâu để mang lại giá trị và ý nghĩa cho người nhận.
Xem thêm:
- Dịch vụ SEO Đà Nẵng, SEO Tổng thể, SEO Từ khóa Top #1 uy tín
- Phân biệt SEO vs SEM – SEO và SEM có bổ trợ cho nhau không?
- Social Marketing là gì? Tổng quan kiến thức Social Marketing – TOS
- Cách sử dụng Facebook Audience Insights phân tích khách hàng
Kết luận
Để xây dựng key message thành công thì trước tiên bạn cần phải hiểu rõ key message là gì? Việc hiểu đúng và áp dụng key message sẽ giúp thương hiệu tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ và dễ dàng tiếp cận khách hàng. Đừng quên kiểm tra phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh và tối ưu hóa thông điệp. TopOnSeek hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn xây dựng thành công key message.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





