Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Profit là gì? Tầm quan trọng của Profit đối với doanh nghiệp

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (1 bình chọn)
Ngày đăng: 29/05/2023

Profit là gì có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Đây chính là khoản tiền lời mà công ty nhận được sau khi kinh doanh sản phẩm và dịch vụ. Nhờ vào Profit, doanh nghiệp sẽ có đủ chi phí để chi trả cho các hoạt động trong tương lai như sản xuất, đầu tư, quảng bá,… Một công ty kiếm được nhiều lợi nhuận có thể đủ sức cạnh tranh trên thị trường và cung cấp thêm nhiều sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Ngay bây giờ, bạn hãy cùng TopOnSeek khám phá thêm về khái niệm này nhé.

Profit là gì?

Profit là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ doanh thu cho các chi phí đã bỏ ra trong một giai đoạn nhất định. Nói theo cách khác, Profit chính là tiền lời của công ty khi kinh doanh một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Lợi nhuận luôn được xem là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra.

Profit là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được
Profit là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được (Nguồn: Sưu tầm)

Xem thêm:

Tại sao Profit (lợi nhuận) lại quan trọng?

Lợi nhuận đại diện cho những nỗ lực và kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được trong quá trình kinh doanh. Profit thu về cao là một dấu hiệu tích cực cho thấy công ty của bạn đang hoạt động hiệu quả.

Profit đóng vai trò quan trọng vì doanh nghiệp sẽ dùng khoản tiền lời này để đầu tư vào quá trình sản xuất, cơ sở vật chất, nâng cấp thiết bị, nhân sự,… Nhờ đó, sản phẩm và dịch vụ khi đến tay người dùng luôn được đón nhận vì có chất lượng tốt. Đây cũng chính là yếu tố giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong tương lai. 

Profit phản ánh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
Profit phản ánh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (Nguồn: Sưu tầm)

Công thức tính Profit (lợi nhuận)

Công thức tính Profit là gì? Để xác định khoản tiền lời của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng ngay hai công thức sau:

Cách 1: Tổng lợi nhuận là kết quả của tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm trừ đi tổng các chi phí đã bỏ ra để sản xuất.

Lợi nhuận  = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = TR(Q) – TC(Q) 

Cách 2: Tổng lợi nhuận sẽ được tính bằng cách nhân một đơn vị sản phẩm với số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.

Lợi nhuận = Lợi nhuận đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm tiêu thụ = (P – ATC) x Q

Trong đó:

  • Lợi nhuận đơn vị = Giá bán sản phẩm – Tổng chi phí bình quân
  • Tổng chi phí bình quân (ATC) = TC/Q

Thông qua việc tính lợi nhuận theo cách 2, bạn sẽ thấy được tổng của các khoản lời sẽ phụ thuộc vào cả lợi nhuận trung bình và số lượng sản phẩm đã bán ra. Do đó, một doanh nghiệp có Profit dựa trên mỗi sản phẩm cao không hẳn sẽ đạt được tối đa lợi nhuận.

Công thức tính lợi nhuận (Profit)
Công thức tính lợi nhuận (Profit) (Nguồn: Sưu tầm)

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Lợi nhuận có thể bị tác động và thay đổi bởi nhiều yếu tố như quy mô, giá bán, chất lượng sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp luôn phải quan tâm và theo sát những nhân tố này để Profit không bị ảnh hưởng. Cụ thể là:

  • Quy mô sản xuất: Mối quan hệ cung và cầu trên thị trường sẽ liên tục tác động đến quy mô sản xuất. Nếu lượng sản phẩm cung ứng quá nhiều nhưng nhu cầu của khách hàng lại khá ít, bạn sẽ không thể đạt lợi nhuận cao.
  • Yếu tố đầu vào: Nguồn lao động, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu,… là những yếu tố có tác động lớn đến lợi nhuận. Chi phí đầu vào quá cao làm buộc bạn phải đẩy giá bán lên. Điều này cản trở khả năng thu hút khách hàng.
  • Giá bán hàng hóa: Sản phẩm có giá cả hợp lý sẽ nhanh chóng được tiêu thụ. Do đó, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các hoạt động Marketing cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng.
Giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận (profit) của công ty
Giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận (Profit) của công ty (Nguồn: Sưu tầm)

Các mức lợi nhuận mà nhà đầu tư quan tâm

Lợi nhuận chính là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài. Do đó, các nhà đầu tư thường khá quan tâm đến Profit khi đánh giá tổng quan của một công ty. Cùng tìm hiểu thêm về những mức lợi nhuận quan trọng mà bạn cần chú ý khi nhìn vào báo cáo kinh doanh nhé.

Lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Gross Profit là lợi nhuận có được sau khi lấy doanh số bán hàng trừ cho giá vốn của sản phẩm (chi phí sản xuất). Đây là khoản phí cố định mà doanh nghiệp nào cũng phải đầu tư để cho hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận gộp được tính như sau:

Lợi nhuận gộp (Gross Profit) = Tổng doanh số (Total Sales) – Giá vốn bán hàng (COGS)

Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/ doanh số.

Trong bảng báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh, doanh thu (sales) sẽ được xếp đầu tiên, sau đó là giá vốn của sản phẩm.

Ví dụ: Doanh nghiệp A đạt được doanh số là 100 triệu và giá vốn sản phẩm là 40 triệu. Vậy Gross Profit sẽ là 0 triệu (100 – 40 = 60). Khi đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của doanh nghiệp A là  60% (60/100 triệu).

Công thức tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit)

Lợi nhuận hoạt động được hiểu là khoản tiền lãi thu được từ giá vốn sản phẩm và chi phí hoạt động như quản lý, bán hàng. Operating Cost là kết quả của lợi nhuận gộp trừ cho chi phí hoạt động. Công thức tính như sau:

Lợi nhuận hoạt động (Operating Profit) = Lợi nhuận gộp (Gross Profit) – Chi phí hoạt động (Operating Expenses)

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) = Lợi nhuận hoạt động/Tổng doanh số

Gross Profit cho bạn biết về khả năng thu được lợi nhuận sau khi đã trừ các khoản phí trực tiếp. Trong khi đó, Operating Profit lại phản ánh tỷ lệ nhận doanh thu cao khi đã trừ đi chi phí hoạt động.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có lợi nhuận gộp là 50 triệu và chi phí hoạt động là 30 triệu. Khi đó, Operating Profit sẽ là 50 – 30 = 20 triệu. Tỷ số lợi nhuận hoạt động là 20%.

Công thức tính lợi nhuận hoạt động
Công thức tính lợi nhuận hoạt động (Nguồn: Sưu tầm)

Lợi nhuận ròng (Net Profit)

Net Profit còn được biết đến là lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp thu được sau khi trừ tổng doanh số cho tất cả chi phí (thuế và lãi). Khi nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà đầu tư sẽ đặc biệt chú ý đến con số này. Công thức tính lợi nhuận ròng là:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động – Thuế và Lãi (Taxes & Interest)

Ví dụ: Nếu công ty A có lãi là 10 triệu và thuế là 5 triệu, lợi nhuận ròng sẽ được được tính là 20 – 10 – 5 = 5 triệu. Tỷ suất net Profit sẽ là 5% (5 triệu/100 triệu).

Làm thế nào để tăng lợi nhuận hiệu quả?

Profit đại diện cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, làm thế nào để tăng lợi nhuận luôn là bài toán đau đầu với nhiều nhà lãnh đạo. Bạn hãy tham khảo một số gợi ý sau để đẩy mạnh Profit của công ty nhé. 

  • Thông thường, doanh nghiệp sẽ tìm cách làm tăng Net Profit để đẩy mạnh doanh thu. Điều này có thể làm bằng việc tăng giá bán của sản phẩm, tăng số lượng hàng bán hoặc thu hút thêm người tiêu dùng mới.
  • Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng chọn cách cắt giảm đi một phần chi phí đầu tư cho sản phẩm hoặc các khoản phí bên ngoài như Marketing.
  • Những sản phẩm không còn được đón nhận trên thị trường hoặc có chất lượng kém sẽ bị loại bỏ.
  • Doanh nghiệp có thể chọn cách giảm số lượng hàng hóa tồn kho để cải thiện các khoản phí. Đây cũng là cách tối ưu chi phí cho những công ty đang phải thuê kho bên ngoài.
Doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận (Profit) thu về
Doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận (Profit) thu được (Nguồn: Sưu tầm)

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Profit là gì và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Khi kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và tìm cách cải thiện Profit. Điều này giúp bạn có thêm chi phí để đầu tư vào các hạng mục khác cũng như chi trả cho nhân công. Hãy theo dõi TopOnSeek để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác nhé.

Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Các chiến lược về giá trong Marketing

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Disavow Link là gì? Disavow Link (nghĩa là: từ chối liên kết) là một công cụ của Google Search Console, ...

25/04/2024

Hải Yến
Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh