Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

[HCM] Nhân viên Kinh doanh quốc tế

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 30/06/2024

Thực Tập Sinh Business Analyst

Mức lương: 3.000.000 đồng

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

[HCM] Business Development Manager

Mức lương: Hấp dẫn

Hạn nộp hồ sơ: 31/05/2024

Blockchain là gì? Công nghệ này ảnh hưởng thế nào đến đời sống 2024

Tác giả : Bảo Trân   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (3 bình chọn)
Ngày đăng: 26/04/2024

Công nghệ Blockchain đã tạo ra một bước đột phá trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, logistics, Marketing và điện tử viễn thông. Điều này không chỉ mở ra những cơ hội mới mà còn thay đổi cách nhìn nhận về kế toán và kiểm toán. Như vậy, blockchain là gì? Và nó có thể áp dụng trong những lĩnh vực nào? Hãy cùng TOS (TopOnSeek) khám phá những vấn đề về Blockchain qua bài viết dưới đây!

Xem thêm:

Mục lục hiện

Blockchain là gì? 

Blockchain là gì? Đây là một công nghệ chuỗi khối, cung cấp giải pháp truyền tải dữ liệu, thông tin an toàn và minh bạch trong mạng lưới kinh doanh. Nó giống như cuốn sổ cái kế toán điện tử nhằm giám sát và ghi nhận những giao dịch trên một mạng ngang hàng. Dự liệu blockchain có tính nhất quán và tuân theo trình tự thời gian. Do đó, không thể xóa hay sửa đổi chuỗi mà không có sự cho phép từ mạng lưới. Bạn có thể áp dụng công nghệ Blockchain để tạo một sổ cái không thể chỉnh sửa hay sửa đổi các đơn hàng, tài khoản hay giao dịch,…

Về mặt kỹ thuật, Blockchain hoạt động như một cuốn sổ kỹ thuật số (Digital Ledger) phân cấp, ghi chép chi tiết của các giao dịch thông qua một mạng lưới ngang hàng (P2P – peer-to-peer network). Mạng lưới này kết nối một chuỗi các máy tính, và các giao dịch cần được sự chấp thuận từ tất cả các nút mạng trước khi được xác thực và ghi lại.

Điều này giúp blockchain trở thành một nền tảng lý tưởng để lưu trữ thông tin một cách an toàn và minh bạch, đặc biệt là trong các ứng dụng liên quan đến tài chính, giao dịch điện tử và hợp đồng thông minh (smart contracts). Blockchain cũng cho phép các giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, loại bỏ nhu cầu phải thông qua các bên trung gian truyền thống.

Xem thêm: GitHub Actions là gì? CI/CD cùng GitHub Actions | TopOnSeek

Blockchain là gì thumbnail
Blockchain là gì? (Nguồn: TOS)

Một số thuật toán đồng thuận Blockchain phổ biến

  • PoW (Proof of Work): Bằng chứng công việc. 
  • PoS-(Proof of Stake): Bằng chứng cổ phần.
  • DPoS-(Delegated Proof of Stake): Bằng chứng ủy quyền cổ phần.
  • PoH-(Proof of History): Bằng chứng lịch sử.
  • PoA-(Proof of Authority): Bằng chứng ủy quyền.
  • PoC-(Proof of Contribution): Bằng chứng cống hiến.
  • PoR-(Proof of Reputation): Bằng chứng danh tiếng.
  • BFT-(Byzantine Fault Tolerance): Hệ thống chịu lỗi Byzantine – BFT.

Lịch sử hình thành Blockchain

Lịch sử Blockchain được hình thành từ những nghiên cứu đầu tiên của Stuart Haber và W. Scott Stornetta vào năm 1991. Họ đã giới thiệu một giải pháp đánh dấu thời gian cho văn bản số, sử dụng chuỗi khối bảo mật để ngăn chặn sửa đổi và can thiệp. Năm 1992, sự tích hợp của cây Merkle vào hệ thống này đã tăng hiệu quả bằng cách tập hợp nhiều văn bản trong một khối.

Năm 2004, Hal Finney đã đưa ra hệ thống RPoW, một bước tiến quan trọng với cơ chế Proof of work để xác minh và giao dịch token RSA. Tuy nhiên, công nghệ này chưa được áp dụng rộng rãi và đã hết hạn vào năm 2004.

Vào năm 2008, White book của Satoshi Nakamoto đã đặt nền tảng cho Bitcoin, một hệ thống tiền điện tử phi tập trung, giải quyết vấn đề double spending (gian lận khi thực hiện chuyển tiền hai lần) và tạo ra một mạng ngang hàng để xác thực giao dịch. Bitcoin ra đời chính thức vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, với Hal Finney nhận được 10 Bitcoin trong giao dịch đầu tiên của thế giới vào ngày 12 tháng 1.

Từ những bước tiến đầu tiên này, Blockchain đã phát triển và trở thành nền tảng cho nhiều ứng dụng và tiềm năng lớn trong tương lai.

Xem thêm: Web 3.0 là gì? Các tính năng chính của Web 3.0

Sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ trong Blockchain

Mật mã học (Cryptography): Để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và bảo mật, Blockchain sử dụng công nghệ public key và hàm hash function.

Mạng ngang hàng (Peer-to-Peer Network): Mỗi nút trong mạng không chỉ hoạt động như một client mà còn là một server, giúp lưu trữ bản sao ứng dụng và tăng cường sự phân tán và bền vững của hệ thống.

Lý thuyết trò chơi (Game Theory): Tất cả các nút tham gia trong hệ thống phải tuân theo luật chơi đồng thuận, như giao thức Proof of Work (PoW), Proof of Stake (PoS), và được động viên thông qua kinh tế học để duy trì và bảo vệ mạng lưới.

Sự kết hợp giữa ba công nghệ này tạo ra một hệ thống Blockchain vững chắc, an toàn và hiệu quả, phục vụ cho nhiều ứng dụng và ngành công nghiệp khác nhau.

Xem thêm: DDoS là gì? Cách thức hoạt động và ảnh hưởng của tấn công DDoS

Các loại trong hệ thống Blockchain là gì?

Hệ thống blockchain phân thành ba loại chính, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng biệt:

Public Blockchain (Công Cộng): Trong loại này, mọi người đều có thể truy cập và ghi chép dữ liệu. Trong quá trình giao dịch và xác thực cần có rất nhiều nút tham gia. Chính vì thế mà muốn tấn công  hoặc xâm nhập vào hệ thống này trở nên khó khăn và rất tốn kém. Ví dụ điển hình cho loại này là Bitcoin và Ethereum.

Private Blockchain (Riêng Tư): Trái ngược với tính chất “không cần cấp quyền” (permissionless) Public Blockchain, ở dạng này yêu cầu người dùng có quyền tham gia và ghi dữ liệu vào chuỗi (có cấp quyền – permissioned). Mặc dù không phải là một hệ thống phi tập trung, Blockchain Private có cấu trúc phân cấp để kiểm soát giao dịch. Quyền kiểm soát và điều chỉnh giao dịch dựa vào bên thứ ba. Trong một số trường hợp, bên thứ ba quyết định việc người dùng có thể truy cập dữ liệu hay không, và họ cũng giữ quyền quyết định sửa đổi giao dịch trên blockchain. Private blockchain rất lý tưởng cho môi trường doanh nghiệp, cho phép tổ chức tận dụng các lợi ích của blockchain mà vẫn bảo vệ mạng khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.

Trong Private blockchain, cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) không hiệu quả trong việc ngăn chặn các mối đe dọa, tiết lộ danh tính người dùng. Do đó, Proof of Authority (PoA – Bằng chứng Ủy quyền) là lựa chọn thích hợp để xác thực giao dịch từ người dùng. Các node có hành vi độc hại sẽ bị loại bỏ khỏi mạng.

Permissioned Blockchain (hay còn gọi là Consortium): Đây là sự kết hợp giữa Public và Private Blockchain và bổ sung thêm các tính năng đặc biệt. Các tổ chức như ngân hàng hoặc tổ chức tài chính liên doanh thường sử dụng loại này cho nhu cầu riêng của mình. Consortium blockchain hữu ích cho các tổ chức cùng ngành, tăng tốc độ xử lý giao dịch trên nền tảng chung. Ví dụ cho loại này là Quorum, một blockchain dành riêng cho doanh nghiệp có khả năng tùy chỉnh và tích hợp linh hoạt với các dịch vụ khác.

phân loại Blockchain
Blockchain là gì? Các loại Blockchain phổ biến hiện nay (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Data Warehouse là gì? Đặc điểm, thành phần, cách thức hoạt động và ứng dụng

Các phiên bản của công nghệ blockchain là gì?

Các Phân Loại Công Nghệ Blockchain

Blockchain 1.0 – Tiền Điện Tử và Thanh Toán (Cryptocurrency): Phiên bản này chủ yếu tập trung vào tiền điện tử và hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Nó điều chỉnh quá trình chuyển đổi tiền tệ, giao dịch quốc tế và xây dựng các nền tảng thanh toán điện tử. Điều này dễ khiến nhiều người nhầm lẫn giữa Bitcoin và Blockchain.

Blockchain 2.0 – Tài Chính và Thị Trường (Smart Contract): Mở rộng ứng dụng của Blockchain vào lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Nó không chỉ liên quan đến tiền tệ mà còn bao gồm các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, chi phiếu, nợ  và các hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu và thỏa thuận tài chính.

Blockchain 3.0 – Quản Lý và Theo Dõi Hoạt Động (Dapps): Đẩy Blockchain vượt ra khỏi phạm vi tài chính và mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế, bầu cử, logistics, nghệ thuật và các lĩnh vực khác.

Blockchain 4.0: Đổi mới cho doanh nghiệp và ứng dụng giao dịch (Blockchain For industry): Blockchain 4.0 đại diện cho sự tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực này, được phát triển để tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả so với các phiên bản trước. Đặc biệt, nó tập trung vào việc phục vụ doanh nghiệp với ứng dụng giao dịch nhanh chóng và hiệu quả hơn. Với sự đầu tư của các tên tuổi lớn như IBM, Citi Bank và JP Morgan, Blockchain không chỉ là xu hướng hiện đại mà còn được coi là tiềm năng lớn cho tương lai của ngành công nghiệp.

Xem thêm: Thiết kế trải nghiệm người dùng là gì? 

Đặc điểm nổi bật của Blockchain là gì?

Blockchain được phát triển để khắc phục những hạn chế và rủi ro của các hệ thống giao dịch truyền thống. Dưới đây là những đặc điểm chính của công nghệ Blockchain:

Phân quyền

Tính phân quyền của Blockchain đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường giao dịch trực tiếp và an toàn. Blockchain hoạt động mà không cần sự can thiệp hay giám sát từ các tổ chức trung gian nhờ vào thuật toán máy tính độc lập. Điều này không chỉ tăng cường tính minh bạch và toàn vẹn của dữ liệu mà còn giảm thiểu rủi ro từ bên thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh trực tuyến. Với tính năng này, Blockchain không chỉ là công nghệ mới mẻ mà còn là một công cụ mạnh mẽ hỗ trợ SEO bằng cách tăng cường sự tin tưởng và an ninh cho người dùng.

Xem thêm: Phân biệt SEO vs SEM – SEO và SEM có bổ trợ cho nhau không?

Phân tán

Dữ liệu trên Blockchain không chỉ được lưu trữ tại một nơi duy nhất mà được phân tán trên nhiều nút mạng khác nhau. Điều này có nghĩa là nếu một nơi nào đó trên mạng gặp sự cố, dữ liệu vẫn được bảo tồn trên Blockchain. Tính năng này giúp người dùng và doanh nghiệp tin tưởng hơn vào tính an toàn và độ tin cậy của hệ thống Blockchain. 

Bất biến

Khi một thông tin được ghi vào khối của chuỗi khối, nó sẽ được bảo vệ và không thể thay đổi hoặc sửa đổi. Điều này đảm bảo rằng mọi giao dịch và thông tin trên Blockchain đều được xác thực và tin cậy.

Bảo mật

Chỉ có người kiểm soát khóa riêng tư (private key) mới có quyền truy cập và xem thông tin trong Blockchain, đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu.

Minh bạch

Mỗi giao dịch trên chuỗi khối đều được ghi lại một cách công khai, cho phép mọi người kiểm tra và xem lịch sử giao dịch một cách dễ dàng. Điều này tăng cường tính minh bạch và tin cậy của hệ thống. Đồng thời, người dùng có khả năng phân quyền truy cập, cho phép họ chia sẻ một phần thông tin cụ thể trên Blockchain với người khác, đảm bảo sự linh hoạt và tiện lợi trong việc chia sẻ thông tin.

Xem thêm: Entity là gì? Tầm quan trọng của nó trong SEO

Tích hợp hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là mã lập trình tự động, thường được xây dựng dựa trên mã code “if-this-then-that” (IFTTT) trong hệ thống Blockchain. Điều này cho phép Blockchain tự động hóa việc thực thi các điều khoản hợp đồng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Khi các điều kiện được đáp ứng, hợp đồng thông minh sẽ tự động thực thi và không có ai có khả năng can thiệp hoặc hủy bỏ nó, đảm bảo sự minh bạch cho các giao dịch.

Không thể phá hủy hoặc làm giả

Máy tính lượng tử là loại máy duy nhất có thể can thiệp và giải mã Blockchain. Mặc dù có khả năng phá hủy hoàn toàn Blockchain nếu không còn Internet toàn cầu, nhưng điều này là không khả thi trong thực tế. Điều này đảm bảo cho Blockchain một mức độ bảo mật và ổn định cao, ngăn chặn việc làm giả và thay đổi dữ liệu.

Xem thêm: Data Warehouse là gì? Thông tin tổng quan về Kho dữ liệu

đặc điểm nổi bật của Blockchain
Blockchain là gì? Một số đặc điểm nổi bật của Blockchain (Nguồn: TOS)

Nguyên lý hoạt động của Blockchain là gì? 

Nguyên lý mã hóa

Trên thực tế, hệ thống blockchain được duy trì bởi một mạng ngang hàng, các máy tính trong mạng này liên kết với nhau. Điều này tạo ra một số điểm độc đáo:

  • Trong hệ thống ngân hàng truyền thống, chỉ có thể xem thông tin giao dịch và số dư tài khoản cá nhân, nhưng trên Blockchain của Bitcoin, mọi người có thể xem các giao dịch của tất cả người dùng.
  • Mạng lưới Bitcoin hoạt động dựa trên mô hình phân tán, không cần sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào trong quá trình xử lý giao dịch.
  • Hệ thống blockchain được xây dựng với một cấu trúc không yêu cầu sự tin cậy từ bên thứ ba, được bảo vệ bởi các hàm mã hóa toán học đặc biệt.

Để thực hiện giao dịch trên blockchain, cần một phần mềm Ví tiền điện tử để lưu trữ và quản lý đồng Bitcoin. Ví tiền điện tử này được bảo vệ bởi một cặp khóa bảo mật: khóa riêng tư (private key) và khóa công khai (public key). Khi mã hóa thông điệp giao dịch với khóa riêng tư, sẽ tạo ra một chữ ký điện tử. Chỉ chủ sở hữu khóa riêng tư mới có thể giải mã và đọc thông điệp.

Một ký tự thay đổi trong thông điệp sẽ thay đổi chữ ký điện tử, làm cho việc can thiệp hoặc thay đổi thông tin giao dịch trở nên khó khăn hơn. Để thực hiện giao dịch Bitcoin (BTC), phải chứng minh rằng mình là chủ sở hữu của khóa riêng tư bằng cách sử dụng nó để mã hóa thông điệp giao dịch. Sau khi giao dịch được mã hóa và gửi đi, không cần phải tiết lộ khóa riêng tư của mình nữa.

 Nguyên lý mã hóa Blockchain

Blockchain là gì? Nguyên lý mã hóa Blockchain (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Quy tắc cửa sổ cái

Mỗi nút trong mạng lưới Blockchain đều chứa một bản sao của sổ kế toán, cho phép người dùng nắm bắt thông tin về số dư tài khoản cá nhân của mình. Hệ thống Blockchain được thiết kế để chỉ ghi lại và lưu trữ thông tin về các giao dịch, mà không can thiệp và theo dõi số dư tài khoản của người dùng.

Để xác định và kiểm tra số dư trên ví điện tử của mình, người dùng cần phải xác minh và xem xét tất cả các giao dịch liên quan đến mạng lưới, dựa trên các liên kết và thông tin giao dịch trước đó. Các nút trong mạng lưới sẽ thực hiện việc xác minh và kiểm tra chi tiết số tiền trong giao dịch của người dùng.

Với tính chất phân tán và bảo mật của Blockchain, việc bảo vệ mật khẩu và khóa riêng tư trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu người dùng mất “chìa khóa” này, không có tổ chức nào có thể hỗ trợ trong việc khôi phục hoặc lấy lại mật khẩu của ví điện tử. Do đó, việc bảo mật và lưu trữ mật khẩu, khóa riêng tư của ví tiền điện tử trở nên cực kỳ quan trọng và cần thiết.

 Mỗi nút trong mạng lưới Blockchain đều chứa một bản sao của sổ kế toán

Blockchain là gì? Mỗi nút trong mạng lưới Blockchain đều chứa một bản sao của sổ kế toán (nguồn: TOS)

Nguyên lý tạo khối

Khi có giao dịch trên mạng Blockchain, chúng sẽ tự động được nhóm lại vào một block tại thời điểm nhất định. Mỗi nút mạng sẽ tạo và xác nhận một khối, đồng thời đề xuất khối tiếp theo. Để thêm giao dịch vào Blockchain, mỗi khối phải giải một bài toán toán học phức tạp thông qua hàm băm mật mã không thể đảo ngược. Điều này yêu cầu người tham gia lựa chọn xác suất giữa các con số ngẫu nhiên để giải quyết bài toán.

Trong hệ thống Blockchain, một chuỗi mới được tạo mỗi khoảng 10 phút. Nút mạng nào giải quyết bài toán sẽ thêm khối mới vào chuỗi và thông báo cho toàn bộ mạng.

Cơ chế này giúp giảm khả năng các khối được xây dựng đồng thời, tránh trường hợp các khối xuất hiện cùng lúc và tạo ra các chuỗi song song. Điều này tăng cường sự đồng thuận trong chuỗi khối, đảm bảo tính an toàn và tin cậy của hệ thống.

Blockchain là gì? Nguyên lý tạo khối

Blockchain là gì? Nguyên lý tạo khối (Nguồn: TOS)

Xem thêm:

Thuật toán bảo mật Blockchain

Thuật toán bảo mật của Blockchain đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho hệ thống. Nếu có sự không đồng nhất về khối cuối cùng trong chuỗi, có thể xảy ra gian lận. Một giao dịch trong một khối có thể trở thành giao dịch chưa xác nhận nếu khối đó có độ dài ngắn hơn và bị đẩy ra bởi một khối mới.

Mỗi khối đều tham chiếu đến khối trước đó, và việc giải quyết một khối mới yêu cầu giải một vấn đề toán học cụ thể, điều này khiến việc dự đoán trước chuỗi khó khăn. Các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin được bảo vệ thông qua một quá trình tính toán toán học, khiến cho việc tấn công mạng trở nên khó khăn và tốn kém.

Nhờ thuật toán này, mỗi giao dịch trở nên ngày càng an toàn hơn. Khối đã được thêm vào chuỗi trong quá khứ cũng an toàn hơn so với các khối mới hơn. Với tốc độ thêm khối mới mỗi khoảng 10 phút, giao dịch trong khối đầu tiên của nó đã được xử lý sau khoảng 1 giờ, giúp tăng cường đáng kể tính bảo mật và không thể đảo ngược giao dịch.

Thuật toán bảo mật của Blockchain đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho hệ thống

Blockchain là gì? Thuật toán bảo mật của Blockchain đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho hệ thống (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Git commit là gì? Cách sử dụng git commit như thế nào?

Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain hoạt động như một hệ thống cơ sở dữ liệu phân phối, nơi thông tin được nhập và lưu trữ trong các khối dữ liệu. Mỗi khối chứa các thông tin giao dịch và sau khi đầy, thông tin đó được mã hóa thành một số thập lục phân gọi là hàm băm. Hàm băm này được thêm vào tiêu đề của khối tiếp theo và mã hóa bằng thông tin khác trong khối, tạo thành một chuỗi các khối liên kết với nhau. Điều quan trọng là blockchain là một hệ thống phân phối, có nghĩa là các bản sao của nó được lưu trữ trên nhiều máy tính và tất cả các bản sao này phải khớp nhau để được coi là hợp lệ.

Quy trình giao dịch

Quy trình giao dịch trên các blockchain tuân theo một loạt các bước, tùy thuộc vào loại blockchain cụ thể. Ví dụ, trên mạng blockchain của Bitcoin, quá trình bắt đầu khi một giao dịch được khởi tạo thông qua một ví tiền điện tử. Giao dịch này sau đó được gửi đến một nhóm bộ nhớ để lưu trữ và xếp hàng đợi cho đến khi nó được chọn bởi một người khai thác hoặc người xác nhận.

Khi giao dịch được chọn, nó sẽ được thêm vào một khối mới và khối này sẽ được đóng lại và mã hóa bằng thuật toán mã hóa. Người khai thác sau đó bắt đầu quá trình khai thác, trong đó họ cố gắng “giải” hàm băm bằng cách thử nghiệm các giá trị nonce. Mỗi lần thử, hàm băm mới được tạo và kiểm tra. Quá trình này tiếp tục cho đến khi một người khai thác tìm ra một giá trị nonce hợp lệ, từ đó họ giành chiến thắng và nhận được phần thưởng.

Việc tạo ra giá trị băm hợp lệ được coi là “bằng chứng công việc”, chứng minh rằng người khai thác đã thực hiện công việc đủ lớn. Sau khi một khối được đóng lại và giao dịch được thêm vào, nó sẽ được coi là hoàn tất. Tuy nhiên, khối này chỉ được xác nhận khi năm khối tiếp theo cũng được xác nhận, quá trình này có thể mất khoảng một giờ hoặc hơn.

Các blockchain khác có thể có quy trình giao dịch khác nhau. Ví dụ, mạng Ethereum sử dụng một phương thức xác thực ngẫu nhiên từ người dùng đã đặt cược ether để xác nhận các khối, dẫn đến một quy trình nhanh hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với Bitcoin.

Blockchain hoạt động như thế nào? (Nguồn: Internet)

Xem thêm: SQL là gì? Học ngôn ngữ SQL làm được những gì? Học SQL cơ bản

Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain là gì?

Mặc dù blockchain phần lớn vẫn bị hạn chế sử dụng trong việc ghi lại và lưu trữ các giao dịch đối với các loại tiền điện tử như Bitcoin, những người đề xuất công nghệ blockchain đang phát triển và thử nghiệm các ứng dụng khác cho blockchain, bao gồm:

Sản xuất

Cụ thể trong sản xuất, việc áp dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm giúp nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể truy xuất và kiểm tra thông tin về sản phẩm một cách dễ dàng và chính xác. Nhà sản xuất có thể theo dõi lịch sử của sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng, từ đó đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, thông qua Blockchain, nhà sản xuất cũng có thể quản lý và cập nhật thông tin về lượng sản phẩm tiêu thụ, tồn kho và thời hạn sử dụng, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối.

Đối với người tiêu dùng

Blockchain mở ra cơ hội cho người tiêu dùng kiểm tra tính chính xác và đáng tin cậy của sản phẩm mua sắm. Nhờ vào tính năng này, người tiêu dùng có thể dễ dàng xác minh xem sản phẩm mình mua có phải là hàng chính hãng hay không, từ đó ngăn chặn nguy cơ mua phải sản phẩm giả mạo trên thị trường.

Walmart, một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Mỹ, đã áp dụng Blockchain vào quy trình quản lý nguồn cung cấp. Họ đã sử dụng công nghệ này để theo dõi nguồn gốc của thịt lợn nhập khẩu từ Trung Quốc. Bằng cách này, Walmart không chỉ đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng mà còn tăng cường lòng tin và niềm tin của khách hàng vào thương hiệu của mình.

Blockchain để xử lý thanh toán và chuyển tiền.  Các giao dịch được xử lý qua chuỗi khối có thể được giải quyết trong vòng vài giây và giảm (hoặc loại bỏ) phí chuyển khoản ngân hàng.

Blockchain để giám sát chuỗi cung ứng.  

Bằng cách sử dụng blockchain, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác định sự thiếu hiệu quả trong chuỗi cung ứng của mình, cũng như xác định vị trí các mặt hàng trong thời gian thực và xem sản phẩm hoạt động như thế nào từ góc độ kiểm soát chất lượng khi chúng di chuyển từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ.

Blockchain cho ID kỹ thuật số

Microsoft đang thử nghiệm công nghệ blockchain để giúp mọi người kiểm soát danh tính kỹ thuật số của họ, đồng thời trao cho người dùng quyền kiểm soát ai truy cập dữ liệu đó.

Blockchain để chia sẻ dữ liệu

Blockchain có thể hoạt động như một trung gian để lưu trữ và di chuyển dữ liệu doanh nghiệp giữa các ngành một cách an toàn.

Blockchain để bảo vệ bản quyền và tiền bản quyền

Blockchain có thể được sử dụng để tạo ra một cơ sở dữ liệu phi tập trung nhằm đảm bảo các nghệ sĩ duy trì quyền âm nhạc của họ và cung cấp sự phân phối tiền bản quyền minh bạch và theo thời gian thực cho các nhạc sĩ. Blockchain cũng có thể làm điều tương tự cho các nhà phát triển nguồn mở.

Blockchain cho quản lý mạng Internet of Things

 Blockchain có thể trở thành cơ quan quản lý  mạng IoT  để “xác định các thiết bị được kết nối với mạng không dây, giám sát hoạt động của các thiết bị đó và xác định mức độ tin cậy của các thiết bị đó” và “tự động đánh giá độ tin cậy của các thiết bị mới được thêm vào mạng, chẳng hạn như như ô tô và điện thoại thông minh.”

Chuỗi khối cho chăm sóc sức khỏe

 Blockchain cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe: “Những người trả tiền và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang sử dụng blockchain để quản lý dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và hồ sơ y tế điện tử trong khi vẫn duy trì tuân thủ quy định”.

Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là một mã máy tính được tích hợp vào blockchain để giúp tối ưu quy trình thỏa thuận hợp đồng. Cơ chế hoạt động của hợp đồng thông minh dựa trên việc thiết lập các điều kiện mà các bên đồng ý. Khi các điều kiện này được đáp ứng, các điều khoản của hợp đồng sẽ tự động được thực hiện.

Ví dụ, trong trường hợp một người thuê muốn thuê một căn hộ thông qua một hợp đồng thông minh. Khi người thuê nộp tiền đặt cọc, chủ nhà sẽ tự động cấp mã cửa vào căn hộ cho người thuê. Hợp đồng thông minh có khả năng tự động gửi mã cửa cho người thuê khi thanh toán được thực hiện. Đồng thời, nó cũng có thể được lập trình để điều chỉnh mã cửa nếu tiền thuê không được thanh toán đúng hạn hoặc nếu có các điều kiện khác không được tuân thủ.

Xem thêm: 

Ứng dụng của Blockchain trong 4 lĩnh vực: sản xuất, người tiêu dùng, y tế, tài chính
Blockchain là gì? Ứng dụng của Blockchain trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Nguồn: TOS)

Kết hợp Blockchain và AI

Kết hợp giữa công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại một sự đột phá lớn, với nhiều ứng dụng mạnh mẽ dự kiến sẽ xuất hiện trong tương lai. Theo Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), dự kiến chi tiêu toàn cầu cho AI sẽ đạt 57,6 tỷ USD vào năm 2023, và 51% doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang sử dụng AI tích hợp blockchain. Sự kết hợp này không chỉ tạo ra các ứng dụng mới mạnh mẽ mà còn đặt ra một số thách thức cần được vượt qua.

Blockchain đem lại sự minh bạch và tin cậy cho quá trình hoạt động của AI. Việc ghi lại tất cả dữ liệu và quyết định từ các hệ thống học máy trên nền tảng blockchain giúp tạo ra một môi trường làm việc minh bạch và dễ hiểu hơn. Đồng thời, cách thức hoạt động của các blockchain đòi hỏi một lượng lớn sức mạnh xử lý, điều mà AI được kỳ vọng giải quyết. Khả năng tính toán của AI có thể tăng hiệu quả rất nhiều so với con người hoặc các hệ thống tính toán thông thường.

Sự kết hợp giữa blockchain và AI mở ra nhiều sự đột phá mới mẻ như Sức mạnh điện toán thông minh (Smart Computing Power), Bảo vệ dữ liệu (Data Protection),… Tính minh bạch của blockchain và khả năng tính toán của AI có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tối ưu trong tài chính, y tế, logistics, và nhiều lĩnh vực khác. Tạo bộ dữ liệu đa dạng, bảo vệ dữ liệu, kiếm tiền từ dữ liệu, và ra quyết định AI tin cậy là những lợi ích mà sự kết hợp này mang lại.

Tuy nhiên, cũng có những thách thức cần phải vượt qua. Các mô hình AI đòi hỏi lượng lớn dữ liệu tin cậy để huấn luyện và ra quyết định, trong khi blockchain lưu trữ dữ liệu phân tán và yêu cầu năng lực xử lý lớn. Ngoài ra, việc thiết lập các quy tắc và quản lý hoạt động của mạng blockchain cũng đồng thời là một thách thức lớn, đặc biệt khi kết hợp với AI.

Kết hợp giữa công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại một sự đột phá lớn

Kết hợp giữa công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại một sự đột phá lớn (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Data Mining là gì? Các công cụ khai phá dữ liệu phổ biến nhất

Blockchain có thực sự an toàn?

Blockchain là công nghệ đáng tin cậy và an toàn với tính năng phi tập trung. Mỗi khối mới được thêm vào chuỗi theo thứ tự thời gian và không thể sửa đổi sau khi được xác nhận. Đặc biệt, bất kỳ thay đổi nào trong dữ liệu cũng sẽ làm thay đổi hàm băm của khối liên quan, ảnh hưởng đến các khối tiếp theo. Vì vậy, nếu một khối bị can thiệp, mạng sẽ từ chối nó do sự không khớp giữa các giá trị băm.

Xem thêm: Test API là gì? Hiểu đúng API Testing [Cho người mới bắt đầu]

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì?

Ưu điểm

Tăng độ chính xác: Blockchain tối ưu hóa độ chính xác bằng cách loại bỏ sự can thiệp của con người trong quá trình xác minh thông tin.

Tiết kiệm chi phí: Loại bỏ sự phụ thuộc vào bên thứ ba trong quá trình xác minh giúp giảm thiểu chi phí.

Tính phi tập trung: Công nghệ này tăng cường tính phi tập trung, làm cho việc giả mạo trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Bảo mật và riêng tư: Blockchain đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn, bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng.

Minh bạch: Với công nghệ Blockchain, mọi giao dịch và thông tin đều được lưu trữ và xác thực một cách minh bạch.

Giải pháp thay thế ngân hàng: Đặc biệt hữu ích cho các quốc gia có chính phủ không ổn định hoặc kém phát triển, giúp bảo mật thông tin cá nhân cho công dân.

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì?

Ưu và nhược điểm của Blockchain là gì? (Nguồn: Internet)

Xem thêm: API Key là gì? 8 lợi ích không thể bỏ qua của API Key

Nhược điểm 

Chi phí khai thác: Việc khai thác Bitcoin đôi khi đòi hỏi chi phí công nghệ đáng kể, gây áp lực tài chính.

Tốc độ giao dịch: Blockchain hiện đại vẫn gặp hạn chế về số lượng giao dịch mỗi giây, hạn chế hiệu suất.

Sử dụng bất hợp pháp: Một số hoạt động trái phép như “Dark Web” sử dụng Blockchain cho các giao dịch không phải lúc nào cũng là hợp pháp.

Quy định không ổn định: Quy định về Blockchain thay đổi tùy theo thẩm quyền, gây ra sự không chắc chắn cho người dùng.

Giới hạn lưu trữ: Dung lượng lưu trữ của Blockchain có thể bị giới hạn, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của hệ thống.

Xem thêm: Fork github là gì? Hướng dẫn fork trên GitHub | TopOnSeek

Lợi ích của Blockchain là gì?

Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho quản lý giao dịch tài sản và hoạt động kinh doanh:

Bảo mật nâng cao

Chuỗi khối cung cấp một cấu trúc bảo mật và tin cậy, đáp ứng nhu cầu của các giao dịch kỹ thuật số. Với ba nguyên tắc mật mã, hệ thống phi tập trung và đồng thuận, chuỗi khối tạo ra một môi trường an toàn, ngăn chặn việc thao túng và giả mạo thông tin.

Cải thiện hiệu quả

Blockchain giúp tăng tốc quá trình giao dịch giữa các doanh nghiệp bằng việc áp dụng tính minh bạch và hợp đồng thông minh. Điều này giảm thiểu thời gian và tắc nghẽn, đặc biệt khi tham gia các cơ quan quản lý và tuân thủ.

Kiểm tra nhanh hơn

Bản ghi trong blockchaini được tự động sắp xếp theo thứ tự thời gian và không thể sửa đổi, tạo nên một cơ sở dữ liệu bất biến. Điều này cải thiện quá trình xác minh và kiểm tra giao dịch, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức.

Xem thêm: UI/UX | TopOnSeek

Hạn chế của Blockchain là gì? 

Vấn đề chi phí công nghệ

Mặc dù Blockchain có tiềm năng giảm chi phí giao dịch, việc sử dụng công nghệ này hiện tại vẫn không phải là miễn phí.

Người dùng vẫn phải chi trả cho hóa đơn điện để hỗ trợ quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain. Mỗi khi thợ đào thêm một khối vào chuỗi khối Bitcoin, họ sẽ nhận được Bitcoin như phần thưởng cho công sức và thời gian họ bỏ ra.

Trong trường hợp của các Blockchain không liên quan đến tiền điện tử, thợ đào cần được trả phí hoặc được khuyến khích để thực hiện xác thực giao dịch.

Đã xuất hiện một số giải pháp cho vấn đề này, như việc sử dụng năng lượng tái tạo như mặt trời, khí tự nhiên dư thừa từ các mỏ hoặc năng lượng từ trang trại gió trong quá trình khai thác Bitcoin.

Kém hiệu quả về tốc độ và dữ liệu

Bitcoin là ví dụ điển hình cho những hạn chế về tốc độ và hiệu quả của Blockchain. Với hệ thống PoW, Bitcoin mất khoảng 10 phút để thêm một khối mới vào chuỗi khối, giới hạn tốc độ giao dịch đạt khoảng 7 giao dịch mỗi giây (TPS). Mặc dù các loại tiền điện tử như Ethereum hoạt động hiệu quả hơn, nhưng vẫn gặp giới hạn từ công nghệ Blockchain.

Giải pháp cho những hạn chế này đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Hiện tại, Blockchain đã có thể xử lý hơn 30.000 TPS.

Một vấn đề khác là khả năng chứa dữ liệu hạn chế của từng khối. Vấn đề về kích thước khối đang là một trong những điểm nóng trong việc tăng cường khả năng mở rộng của các Blockchain trong tương lai.

Xem thêm: API Gateway là gì? 6 lợi ích của API Gateway đối với một hệ thống microservice

Hoạt động bất hợp pháp

Blockchain, mặc dù nổi tiếng về tính bảo mật và độ tin cậy, cũng mở ra một lĩnh vực đầy phức tạp về giao dịch bất hợp pháp. Một trong những ví dụ nổi bật nhất về việc Blockchain được sử dụng cho mục đích này là Con đường tơ lụa (Silk Road). Đây là một thị trường ma túy trực tuyến nằm trong Dark web, nơi mà Bitcoin đã trở thành phương tiện thanh toán ưa thích cho các giao dịch không muốn được theo dõi.

Mặc dù các quy định tài chính tại Hoa Kỳ đang ngày càng chặt chẽ hơn, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải tuân thủ các quy tắc xác minh và xác thực danh tính khách hàng, sự linh hoạt của Blockchain vẫn tạo điều kiện cho các hoạt động không tuân thủ quy định này. Dark web cho phép mua và bán hàng hóa bất hợp pháp mà không cần sự theo dõi bằng cách sử dụng trình duyệt Tor và các loại tiền điện tử không dễ dàng theo dõi như Bitcoin.

Hoạt động bất hợp pháp chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số các giao dịch tiền điện tử, nhưng nó vẫn là một thách thức đối với việc phát triển và chấp nhận rộng rãi của Blockchain.

Những rào cản từ chính phủ

Nhiều người quan tâm đến tiền điện tử đã lo ngại về sự can thiệp của chính phủ. Dù Bitcoin và các mạng lưới phi tập trung khó bị ngừng lại, lý thuyết vẫn cho thấy có thể pháp lý hóa việc sử dụng và sở hữu tiền điện tử. Lo ngại này đã giảm dần khi các tên tuổi lớn như PayPal đã chấp nhận và tích hợp tiền điện tử vào nền tảng này.

Blockchain là gì? Blockchain vẫn tồn tại những hạn chế nhất định (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Hướng dẫn cách đẩy code lên GitHub [Cập nhật 2024]

Các câu hỏi thường gặp về Blockchain

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Blockchain là gì?

Bitcoin và blockchain là hai khái niệm khác nhau mặc dù thường được sử dụng thay thế cho nhau. Bitcoin, một loại tiền kỹ thuật số, là ứng dụng ban đầu của công nghệ blockchain. Mặc dù Bitcoin ban đầu được thiết kế để thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến, nhưng hiện nó được coi là một loại tài sản kỹ thuật số có thể chuyển đổi sang các loại tiền tệ toàn cầu khác nhau như USD hoặc euro. Mạng blockchain Bitcoin công khai được sử dụng để tạo và quản lý một sổ cái trung tâm ghi lại tất cả các giao dịch Bitcoin trên thế giới.

Đặc điểmBitcoinBlockchain
Định nghĩaMột loại tiền kỹ thuật số.Một công nghệ ghi lại và quản lý dữ liệu.
Ứng dụng chínhThực hiện giao dịch tài chính trực tuyến.Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm tài chính, y tế, logistics, và năng lượng.
Quản lýKhông có sự kiểm soát tập trung.Có thể được quản lý tập trung hoặc phân tán.
Mục đích ban đầuTạo ra một hệ thống thanh toán phi tập trung.Tăng cường tính minh bạch và an toàn cho việc giao dịch và lưu trữ dữ liệu.
Tính bảo mậtĐược bảo mật bằng công nghệ mã hóa.Dữ liệu được mã hóa và liên kết với nhau bằng mã hóa để tăng tính an toàn.
Công khai hay riêng tưCông khaiCó thể công khai hoặc riêng tư tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.
Được tạo ra bởiNgười hoặc nhóm có tên Satoshi Nakamoto.Không có một đơn vị cụ thể nào tạo ra.
Phí giao dịchThường có phí giao dịch nhỏ.Có thể có hoặc không có phí giao dịch, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể và quy trình giao dịch.
Môi trường khai thácYêu cầu sử dụng các thiết bị tính toán mạnh mẽ.Có thể yêu cầu sự tham gia của các nút trong mạng.
Phân quyềnKhông có sự phân quyền.Có thể có sự phân quyền, tùy thuộc vào cấu trúc mạng cụ thể.

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Blockchain là gì?

Sự khác biệt giữa Bitcoin và Blockchain là gì? (Nguồn: TOS)

Xem thêm: Backend là gì? Phân biệt khái niệm BackEnd và FrontEnd

Các nền tảng phổ biến của Blockchain

  • Hyperledger Fabric
  • Ethereum
  • Quorum
  • EOS
  • Stellar
  • Binance Smart Chain
  • Solana
  • Tezos
  • Polygon

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ và chính xác về Blockchain là gì?  Và những ứng dụng của công nghệ Blockchain trong cuộc sống. Hy vọng những thông tin TopOnSeek nêu trên sẽ thật sự  hữu ích. Nếu bạn có những thắc mắc cần giải đáp hoặc đang muốn tìm một dịch vụ SEO Website chuyên nghiệp và chất lượng thì hãy để lại bình luận phía dưới cho TopOnSeek ngay nhé!

TOS – PREMIUM SEO PERFORMANCE AGENCY

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) – Global Award-winning Agency luôn tự hào là một trong những công ty mang lại giải pháp SEO tổng thể, toàn diện hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong ngành cùng với đội ngũ chuyên viên SEO dày dặn kinh nghiệm, TOS cam kết không chỉ cung cấp các dịch vụ như kiểm tra audit website, tăng trưởng lưu lượng truy cập tự nhiên bền vững mà còn tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi mang lại nguồn doanh thu ổn định cho khách hàng.

Công ty TNHH TOS (TopOnSeek) vinh hạnh khi được CLUTCH vinh danh với các danh hiệu:

  • Top 3 công ty SEO tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho Cơ Sở Giáo Dục tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO hàng đầu cho Công nghệ tài chính tại Việt Nam.
  • Top 1 công ty SEO cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

QUÝ DOANH NGHIỆP VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐỂ HỢP TÁC: 

Hotline: 028 7302 2558

Email: long.bui@toponseek.com

Báo giá: Liên hệ

Địa chỉ: 

  • HCM: Lầu 4 Tòa nhà Nguyên Giáp, 42/37 Hoàng Diệu, Quận 4, TP.HCM, Việt Nam. 
  • Đà Nẵng: Lầu 6 DanaBook, 76-78 Bạch Đằng, Quận Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam.

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Cách thêm quản trị viên cho Page trên Facebook chỉ trong 5 phút

Một Fanpage có thể có một hoặc nhiều quản trị viên, trong đó người tạo Fanpage chính là quản trị ...

14/05/2024

Phượng Tiên
SEO Facebook là gì? 15 cách SEO Facebook đảm bảo lên top 2024

SEO Facebook đang thu hút sự quan tâm đông đảo bởi khả năng đưa Fanpage lên vị trí hiển thị ...

08/05/2024

Hải Yến
Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Hiện nay, Disavow link được SEOer sử dụng khá phổ biến khi website gặp hình phạt bất ngờ từ Google ...

25/04/2024

Hải Yến