Google Panda – Muốn lên top hãy xây dựng nội dung chất lượng
Các thuật toán của Google đã, đang và sẽ quyết định rất nhiều tới việc xếp hạng các kết quả tìm kiếm. Do đó dù muốn hay không; bạn vẫn cần cập nhật liên tục những thông tin mới nhất về các thuật toán. Trong chuỗi bài viết về các thuật toán của Google; TOS sẽ giới thiệu đến bạn thuật toán Google Panda; một trong những bản cập nhật lớn và thay đổi toàn bộ việc làm SEO; trước giờ vốn chỉ chú trọng vào việc xây dựng backlink
Trước khi đi sâu hơn, bạn cần hiểu thuật toán của Google là gì?
>>Xem thêm: OOP là gì? Lý giải đơn giản về lập trình hướng đối tượng
Thuật toán là gì?
Mục tiêu của các công cụ tìm kiếm là mang đến những kết quả phù hợp nhất cho người dùng; tuy nhiên với hàng triệu dữ liệu được đăng tải trên internet mỗi ngày; công việc lựa chọn kết quả không thể thực hiện một cách thủ công mà phải dựa vào một bộ quy tắc hay quy trình cụ thể gọi là thuật toán để tìm ra kết quả tối ưu nhất.
Thuật toán Google Panda
Thuật toán của Google (Google Algorithm) được cập nhật hằng ngày hàng giờ bởi các kỹ sư hàng đầu trên thế giới. Vậy nên ngoại trừ những bản cập nhật lớn mang tính thay đổi lớn về xếp hạng kết quả khi tìm kiếm thì Google không hề có bất cứ thông báo nào cho những cập nhật nhỏ lẻ.
Dưới đây là nội dung bản cập nhật Google Panda cực kỳ quan trọng của Google mà người làm SEO nên biết
1. Nội dung bản cập nhật
Nội dung cập nhật chính của Google Panda đánh mạnh vào yếu tố content khi tình trạng spam backlink để thao túng thứ hạng trở nên không thể kiểm soát. Các yếu tố nội dung này bao gồm:
a. Nội dung sơ sài (thin content)
Các bài viết kém chất lượng với độ dài ngắn và không có các tiêu đề liên quan sẽ không được xếp hạng dù làm tốt yếu tố Off page.
b. Nội dung trùng lặp (Duplicate content)
Các nội dung copy-paste từ các website khác thậm chí ngay trên website của bạn sẽ bị đánh dấu là xấu và có thể dính án phạt từ Google (google Penalty) nếu số lượng nội dung này quá nhiều.
c. Nội dung kém chất lượng (Low quality)
Các nội dung viết cho có không mang lại nhiều thông tin sẽ không có cơ hội xếp hạng cao (Google có thể đánh giá qua việc bạn sử dụng các thuật ngữ từ khóa liên quan để đánh giá yếu tố này). Ngoài ra yếu tố Bounce Rate và Time on site cũng quyết định nội dung của bạn có chất lượng hay không.
d. Tạo nội dung tự động (Content Farming)
Việc sử dụng các phần mềm hoặc mua bán nội dung kém chất lượng với số lượng lớn để spam từ khóa và thao túng kết quả tìm kiếm sẽ khiến website của bạn có nguy cơ bị phạt rất cao. Hãy cố gắng tạo ra những nội dung hữu ích thay vì chạy theo số lượng.
e. Tỷ lệ quảng cáo và nội dung
Nếu trong một bài viết mà tỷ lệ quảng cáo chiếm tỷ lệ cao hơn nội dung hữu ích thì website cũng có thể dính án phạt từ Google, thông thường tỷ lệ này không nên vượt quá 20%. Điều chỉnh này giúp người dùng không còn bị khủng bố bởi quảng cáo xuất hiện khi truy cập các website.
f. Có nhiều nội dung bị chặn bởi người dùng
Khi người dùng chặn bất kỳ nội dung nào trên trang của bạn; đó sẽ là tín hiệu giúp Google hiểu rằng đây là những nội dung kém chất lượng, gây khó chịu cho người dùng. Và đương nhiên bạn không thể mong chờ thứ hạng cao từ những nội dung như vậy.
g. Nội dung không liên quan với từ khóa
Bất kỳ hình thức “click – bait” đánh lừa người dùng với nội dung không liên quan tới từ khóa ở tiêu đề đều sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.
2. Làm sao để biết website có bị phạt hay không
Việc từ khóa biến mất khỏi kết quả tìm kiếm dẫn đến lượng truy cập giảm đột ngột đến từ nhiều nguyên nhân. Để xác định được tình trạng trên có phải do dính án phạt của Google hay không cần xác định qua những bước sau:
a. Xác nhận lại tình trạng index của website
Sử dụng cấu trúc site:”URL cần kiểm tra” để xác nhận xem liệu rằng Google đã thu thập dữ liệu cần xếp hạng chưa. Nếu URL chưa được index hãy gửi yêu cầu đến Google để xác nhận lại .
Nếu URL đã được index, hãy qua bước tiếp theo
b. Kiểm tra nội dung được xác định cho từ khóa có phải kết quả mong muốn không
Nếu không có công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa; bạn có thể check thủ công trên Google bằng cách gõ từ khóa cần tìm và dò xem kết quả xếp hạng có đúng nội dung mình đã tối ưu ở trên không.
Nếu câu trả lời là không thì có thể bạn đang tối ưu cùng 1 từ khóa trên nhiều URL; lúc này bạn có thể xử lý bằng cách đi Internal link, dùng thẻ canonical; hoặc thậm chí điều chỉnh nội dung để Google hiểu đâu là nội dung cần xếp hạng.
Nếu bạn không thể tìm thấy nội dung của mình trong kết quả tìm kiếm (ngoài top 100); thì rất có thể bạn đã bị phạt bởi Google. Lúc này bạn cần đánh giá lại nội dung cần xếp hạng có những yếu tố đã nêu ở trên không. Nếu có hãy sửa lại và yêu cầu Google xác nhận lại.
Trong trường hợp bạn không vi phạm bất kỳ nội dung nào ở trên; hãy kiểm tra thêm các thuật toán khác sẽ được cập nhật trên website của Top On Seek.
Cách làm SEO không bị ảnh hưởng bởi thuật toán
Thuật toán của Google luôn là nỗi ám ảnh với những người làm SEO, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp. Hiểu được điều đó dịch vụ SEO của Top On Seek mang đến các tối ưu công cụ tìm kiếm dựa trên việc xây dựng nội dung chất lượng và tối ưu trải nghiệm người dùng – điều mà Google, Bing hay bất cứ công cụ tìm kiếm nào cũng đang hướng tới. Do đó sau mỗi lần cập nhật thuật toán 100% khách hàng của chúng tôi đều có sự tăng trưởng mạnh cả về thứ hạng và lượt truy cập.
Nếu bạn mong muốn xây dựng kênh marketing bền vững và không bị ảnh hưởng bởi các thuật toán trong tương lai, hãy liên hệ ngay với TOS để nhận được sự tư vấn tận tình nhất.