Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Chuyển Website: 11 lý do khiến lượt traffic giảm

Tác giả : Lê Thị Kim Thoa   Kiểm tra bởi HieuND
Rate this post
Ngày đăng: 24/05/2021

Việc chuyển Website có thể mang lại nhiều lợi ích cho trang web của bạn. Tuy nhiên, một số lỗi xảy ra trong quá trình này có thể khiến lượt traffic của bạn bị giảm. Cùng TopOnSeek tìm hiểu những lý do thường gặp trong quá trình chuyển website.

Chuyển Website có thể khiến lưu lượng truy cập giảm đáng kể | TopOnSeek
Chuyển Website có thể khiến traffic lao dốc

>> Xem thêm: OOP là gì? Những điều cần biết về lập trình hướng đối tượng

Chuyển website là gì?

Còn được gọi là di chuyển trang web. Hiểu đơn giản, đây là hành động di chuyển trang web sang một URL hoặc một cơ sở dữ liệu khác.

Có hai cách di chuyển trang web

1: Di chuyển trang web thay đổi URL

Các tiêu chí có thể bị thay đổi trên URL là giao thức, tên miền và đường dẫn URL.

2: Di chuyển trang web không thay đổi URL

URL không bị thay đổi, nhưng cơ sở dữ liệu cơ bản phân phối trang web sẽ bị thay đổi.

Chạy trình thu thập thông tin để tạo danh sách các vấn đề thường gặp

Trước khi tiến hành chuyển Website, bạn nên chạy trình thu thập dữ liệu trang web. Một danh sách đầy đủ các vấn đề gây ảnh hưởng đến trang web của bạn giúp bạn có thể xác minh và sửa chữa bất kỳ vấn đề nào có nguy cơ xảy ra một cách nhanh chóng và tiện dụng.

Để chạy trình thu thập thông tin để tạo danh sách các vấn đề thường gặp, bạn có thể sử dụng Screaming Frog – công cụ kiểm tra và tối ưu website. Screaming Frog có thể giúp bạn xác định các vấn đề thường xuất hiện với website, như:

  • Chuyển hướng.
  • Liên kết bị hỏng.
  • Nội dung bị trùng lặp .
  • Các vấn đề về siêu dữ liệu.
  • Robot Txt các URL bị chặn.

11 lý do phổ biến nhất khiến trang web của bạn bị mất lượt traffic sau khi chuyển website

Thẻ Canonicali bị thay đổi

Hãy tìm hiểu xem, trang nào trên trang web của bạn đang bị mất lượt traffic. Sau đó, truy cập trang web này để phân tích xem Thẻ Canonical có đang gặp các vấn đề sau:

  • Trỏ đến các trang không liên quan
  • Sự cố lập trình (ví dụ: thiếu dấu gạch chéo)
  • Trỏ đến các URL cũ không còn tồn tại

Robots.txt hoặc Nội dung không thể lập chỉ mục

Mở tệp robots.txt hoặc các trang bị mất lưu lượng truy cập để xem liệu các trang có còn có thể lập chỉ mục được không. Robots.txt hoặc nội dung không thể lập chỉ mục có thể khiến trang web của bạn bị mất đi lượt traffic đáng kể.

Meta data bị mất

Quá trình chuyển website có thể khiến dữ liệu của bạn bị mất. Trong đó, Meta Title và Meta Description có thể bị mất do mất một cột trong quá trình chuyển cơ sở dữ liệu.

Nếu bị mất thẻ meta, bạn chỉ cần thêm lại. Bạn có thể sử dụng “site: URL.com” để biết được dữ liệu meta trước khi di chuyển là gì.

Tốc độ trang bị giảm

Việc di chuyển website và đổi máy chủ có thể khiến tốc độ trang của bạn giảm đi đáng kể. 

Hãy kiểm tra một số trang mà bạn bị mất lượt traffic để xem tốc độ của bạn đang hoạt động như thế nào 

Bạn cần:

  • Xác minh rằng CDN đang hoạt động bình thường.
  • Đảm bảo hệ thống bộ nhớ đệm đang hoạt động đúng cách.
  • Kiểm tra thông tin chi tiết về tốc độ trang để tìm ra biện pháp có thể tăng tốc độ trang web của bạn.

Hãy đảm bảo rằng liên kết nội bộ trong các bài đăng trên trang web của bạn và trên các trang đang được liên kết đến trang web đã được di chuyển, không phải trang cũ.

Khả năng truy cập nội dung đang gặp vấn đề

Google Search Console có thể liệt kê tất cả các trang được lập chỉ mục trên trang web của bạn. Do đó, hãy đăng nhập vào GSC và điều hướng đến Chỉ mục => Phạm vi.

Nếu thấy một URL nào có vấn đề, hãy nhấp vào Kiểm tra URL để tìm hiểu thêm.

Chuyển hướng trang không chính xác (Broken redirect)

Chuyển hướng trang web là một phần không thể thiếu của quá trình chuyển website. Nếu bạn không có sẵn kế hoạch chuyển hướng 301 khi di chuyển trang web của mình, bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề sau khi di chuyển. Nghiêm trọng nhất là bạn sẽ mất lưu lượng truy cập vì các công cụ tìm kiếm không cho biết trang web của bạn đã di chuyển đến đâu.

Để giải quyết tình trạng này, hãy đảm bảo rằng tất cả các trang cũ được chuyển hướng bằng chuyển hướng 301 chứ không phải chuyển hướng 302. Chuyển hướng 302 không phải là chuyển hướng vĩnh viễn.

Sau khi chuyển website, bạn cần liên hệ với các chủ sở hữu trang web và yêu cầu họ cập nhật các liên kết của họ đến trang web mới của bạn.

Nếu các liên kết cũ bị hỏng hoặc chuyển đến một trang trên trang web cũ của bạn, mà không phải là một phần trong trang đã được chuyển hướng, thứ hạng tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng.

Xảy ra vấn đề về Platform/ Hosting

Platform/ Hosting có thể gặp sự cố và gây ra một số vấn đề như:

  • Tường lửa chặn bot công cụ tìm kiếm
  • Nền tảng sử dụng JS, bot khó thu thập dữ liệu hơn
  • Tốc độ trang chậm và hiệu suất kém
  • Giới hạn quốc gia

Những vấn đề trên có thể khiến thứ hạng trang web của bạn bị giảm, dẫn đến lượt traffic giảm theo.

URL hình ảnh không được chuyển hướng đúng cách

Nếu trang web của bạn đang nhận được nhiều lượt traffic từ hình ảnh, bạn cần đảm bảo rằng các URL hình ảnh của bạn:

  • Liên kết đến các hình ảnh phù hợp.
  • Liên kết với miền mới của bạn.

Thay đổi trang web trùng với bản cập nhật Google

Có thể những thay đổi trên trang web của bạn trùng với một bản cập nhật của Google. Các bản cập nhật của Google không chỉ thay đổi các thuật toán tìm kiếm. Nó còn có thể khiến thứ hạng trang web của bạn dao động.

Do đó, hãy kiểm tra và đối chiếu xem Google có bản cập nhật nào mới không, trước khi thực hiện chuyển website.

Phương pháp lấy lại lượt traffic mất đi khi chuyển Website

Truy cập vào trang web của bạn, kiểm tra những lỗi ở trên và khắc phục nó. Sau đó, đợi một vài ngày hoặc vài tuần để xem liệu lưu lượng truy cập của bạn có phục hồi về mức trước khi di chuyển hay không.

Như vậy là TopOnSeek đang cung cấp thông tin cụ thể về các lỗi thường gặp khi chuyển hướng website, cùng phương pháp xử lý. Chúc các bạn áp dụng thành công.

Thông tin tác giả

Là một SEO content, trách nhiệm của tôi là mang đến những thông tin có giá trị cho người đọc.

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Disavow Link là gì? Disavow Link (nghĩa là: từ chối liên kết) là một công cụ của Google Search Console, ...

25/04/2024

Hải Yến
Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh