Dấu hiệu nhận biết website không an toàn
Trong thời đại số hiện nay, việc sử dụng internet để truy cập thông tin ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng đáng tin cậy và bảo mật. Việc nhận biết website nào sau đây không được bảo mật là một kỹ năng quan trọng giúp bạn bảo vệ thông tin cá nhân và tránh các mối nguy hiểm trên mạng. Trong bài viết này, TOS sẽ cùng bạn tìm hiểu các dấu hiệu nhận diện một website không an toàn và cách để đảm bảo an toàn khi duyệt web.
>>> Xem thêm:
- Bảo mật website là gì? Các phương pháp bảo mật website chống hack hiệu quả
- TOP 10 các lỗ hổng bảo mật của website, phổ biến theo OWASP
- Thủ thuật & Plugin bảo mật cho website WordPress nhanh chóng
Dấu hiệu nhận biết website nào sau đây không được bảo mật?
Bảo mật website là một yếu tố cực kỳ quan trọng, nhất là khi bạn truy cập vào các trang web yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện giao dịch tài chính. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết website nào sau đây không được bảo mật:
URL không bắt đầu với htttps://
Một trong những dấu hiệu đầu tiên nhận biết website nào sau đây không được bảo mật là URL của website không bắt đầu bằng “htttps://”. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tin cậy vì “https://” là giao thức bảo mật chính thức mà mọi website uy tín đều sử dụng. Bên cạnh đó, nếu không thấy biểu tượng ổ khóa xuất hiện ở đầu thanh địa chỉ trình duyệt, có thể trang web này không được mã hóa bảo vệ bởi SSL (Secure Sockets Layer). Đảm bảo rằng thông tin của bạn được trao đổi một cách an toàn trên các trang web có chứng chỉ SSL đáng tin cậy.
Thanh địa chỉ trình duyệt không chuyển qua màu xanh lá cây
Nếu bạn truy cập vào website có chứng chỉ số Extended Validation (EV), thanh địa chỉ trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây và hiển thị rõ ràng tên công ty sở hữu trang web. Điều này đảm bảo tính xác thực của website và giúp người dùng dễ dàng nhận diện được một website đáng tin cậy. Một trang web không sử dụng chứng chỉ EV sẽ không có sự chuyển màu này.
>>> Xem thêm:
- TOP 20+ các nền tảng thiết kế website phổ biến, tốt nhất cho người mới
- TOP 15 công ty thiết kế website uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu
- Hướng dẫn bảo mật tài khoản Telegram nhanh chóng, đơn giản

Không có thông tin liên hệ hay đơn vị quản lý trang web
Các website uy tín luôn cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng, bao gồm địa chỉ, số điện thoại và email. Nếu không tìm thấy những thông tin này trên trang web, bạn nên cẩn trọng. Đặc biệt, các trang thương mại điện tử cần hiển thị thông tin đầy đủ về đơn vị quản lý để xây dựng lòng tin với khách hàng.
Ngoài ra, các blog hoặc trang cung cấp nội dung cũng nên có thông tin liên lạc của tác giả hoặc người chịu trách nhiệm. Điều này không chỉ tăng tính minh bạch mà còn giúp người dùng dễ dàng liên hệ khi cần. Nếu trang web thiếu những yếu tố này, đó có thể là dấu hiệu của một website giả mạo hoặc không đáng tin cậy.
>>> Xem thêm dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO,trọn gói, chuyên nghiệp, bảo mật tốt

Quảng cáo quá nhiều
Quảng cáo là một nguồn thu quan trọng giúp các website duy trì hoạt động. Tuy nhiên, nếu một trang web xuất hiện quá nhiều quảng cáo gây khó chịu, hoặc thường xuyên chuyển hướng bạn đến các trang khác, đó có thể là dấu hiệu của một website không bảo mật. Đặc biệt, các quảng cáo có tiêu đề giật gân hoặc gây sốc là cách thức phổ biến mà các trang lừa đảo sử dụng để dụ dỗ người dùng nhấn vào.
>>> Xem thêm:
- Top 7+ website thiết kế nội thất ấn tượng, nổi bật được nhiều người lựa chọn
- TOP 13 công ty thiết kế website tại Đà Nẵng uy tín, tốt nhất hiện nay

Chưa có bổ sung mục chính sách quyền riêng tư hay điều khoản sử dụng
Chính sách quyền riêng tư (Privacy Policy), Điều khoản sử dụng (Terms of use) và bản quyền (Copyright) là những phần bắt buộc phải có đối với những trang web uy tín. Hầu hết những trang web lừa đảo và giả mạo không có những phần này. Thậm chí nếu được cung cấp, nội dung thường không hoàn chỉnh, sao chép lại hoặc có nhiều lỗi.
Vì vậy, khi bạn nghi ngờ một trang web nào đó, hãy dành một ít thời gian tìm phần Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản sử dụng của trang web. Bạn không cần đọc hết, nhưng bạn cần đảm bảo là trang web mình truy cập có những nội dung đó. Với những trang web bán hàng, bạn có thể tìm kiếm thêm chính sách vận chuyển và chính sách đổi trả hàng.
>>> Xem thêm:
- Cách thiết kế website WordPress chi tiết, chuyên nghiệp
- Bảng giá chi phí thiết kế website khoảng bao nhiêu? Gồm chi phí gì?

Chứa nhiều đường dẫn và có nút tải về
Một trong những cách thức mà kẻ lừa đảo sử dụng để tấn công người dùng là thông qua các đường dẫn ẩn hoặc các nút tải về giả. Các đường dẫn này có thể đưa bạn đến những trang web chứa mã độc, phần mềm gián điệp hoặc các hình thức lừa đảo khác. Khi truy cập vào các trang có những nút “Tải về” không rõ nguồn gốc, bạn cần đặc biệt cẩn thận.
Một mẹo nhỏ để kiểm tra đường dẫn là di chuột lên liên kết mà không nhấp vào. Bạn sẽ thấy URL đích ở góc dưới bên trái màn hình. Nếu đó là một trang web đáng nghi, tốt nhất đừng nhấn vào đó. Cũng đừng bao giờ tải bất kỳ thứ gì từ một trang web mà bạn không hoàn toàn tin tưởng.

Cách kiểm tra website không an toàn bằng Google Safe Browsing Transparency Report
Google cung cấp công cụ miễn phí để bạn có thể nhận biết website nào sau đây không được bảo mật thông qua Google Safe Browsing Transparency Report. Mặc dù Google không phải là công ty bảo mật duy nhất trên thế giới, nhưng dịch vụ này rất hữu ích trong việc kiểm tra liên kết của các trang web.
Để kiểm tra tính bảo mật của một website, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Truy cập vào Google Safe Browsing Transparency Report tại:
https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/search?url= - Bước 2: Dán URL của trang web bạn muốn kiểm tra vào thanh địa chỉ và nhấn Enter.
- Bước 3: Chờ vài giây để Google thu thập dữ liệu từ các công cụ thu thập của mình và cung cấp kết quả về mức độ an toàn của trang web đó.
Báo cáo của Google không chỉ cảnh báo về phần mềm độc hại (malware), mà còn cảnh báo về các mối nguy hiểm liên quan đến lừa đảo (phishing). Nếu bạn đang lo ngại về việc vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, phishing có thể là một mối đe dọa lớn hơn cả phần mềm độc hại. Đảm bảo rằng website bạn sắp truy cập không lấy cắp danh tính của bạn là một bước quan trọng trong việc bảo vệ quyền riêng tư trực tuyến.
>>> Xem thêm: Tối ưu & bảo mật website bằng .htaccess đơn giản

Với những dấu hiệu trên, TOS hy vọng bạn có thể nhận biết website nào sau đây không được bảo mật để bảo vệ mình khỏi các mối nguy hiểm như lừa đảo hay mã độc. Hãy luôn thận trọng khi truy cập vào các trang web, đặc biệt là những trang yêu cầu thông tin nhạy cảm. Đừng quên sử dụng các công cụ kiểm tra bảo mật để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối khi duyệt web.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





