ChatGPT vs Google (2025): Sự khác biệt và đâu là công cụ tốt nhất?
ChatGPT Search ra mắt đã tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi: Liệu ChatGPT có thay thế Google trong tương lai? Một bên là công cụ tìm kiếm truyền thống với dữ liệu khổng lồ, một bên là chatbot AI có khả năng đối thoại tự nhiên và trả lời theo thời gian thực. Cuộc đối đầu giữa ChatGPT vs Google không chỉ là cuộc chiến công nghệ, mà còn mở ra hướng đi mới cho cách chúng ta tìm kiếm thông tin. Trong bài viết này, TOS sẽ giúp bạn so sánh toàn diện để chọn đúng công cụ cho nhu cầu của mình.
Xem thêm:
- AEO vs SEO: Khác biệt cốt lõi và vai trò trong tiếp thị số
- Hiểu đúng về AI: Làm rõ SEO, AIO, AEO và GEO trong kỷ nguyên AI
- AEO là gì? Cách tối ưu hóa công cụ trả lời trong thời đại AI Search
1. ChatGPT là gì?
ChatGPT là chatbot AI dựa trên các mô hình ngôn ngữ của OpenAI như GPT-3.5, GPT-4 và mới nhất là GPT-4o. Đây là hệ thống trí tuệ nhân tạo có khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi giống như con người.
Điểm mạnh nhất của ChatGPT là khả năng đối thoại tự nhiên và linh hoạt. Chỉ cần đưa ra một đoạn văn bản hoặc câu hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời rõ ràng, súc tích, thậm chí còn có thể tạo thơ, viết kịch bản, lập trình, viết bài luận,…
Xem thêm: 5 Xu hướng SEO doanh nghiệp và AI Trends đột phá năm 2025
2. Google Search là gì?
Google Search là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới, cho phép người dùng tra cứu thông tin từ hàng tỷ trang web chỉ trong vài giây. Hệ thống hoạt động dựa trên ba bước: thu thập dữ liệu (crawl), lập chỉ mục (index) và xếp hạng kết quả (rank).
Ngoài việc trả về liên kết website, Google còn tích hợp trí tuệ nhân tạo để cá nhân hóa kết quả và cung cấp bản tóm tắt nhanh câu trả lời từ các nguồn uy tín qua tính năng AI Overviews. Đây là nền tảng tìm kiếm toàn diện, nhanh chóng và miễn phí, phù hợp với mọi nhu cầu tra cứu hàng ngày.
Xem thêm: AI Overviews làm giảm lượt nhấp Organic: Cách giữ traffic khi không có click là gì?
3. ChatGPT vs Google: Cơ chế hoạt động như thế nào?
Mặc dù cùng hướng đến mục tiêu cung cấp thông tin cho người dùng, ChatGPT và Google Search lại hoạt động theo hai cơ chế hoàn toàn khác nhau.
Google Search hoạt động như một công cụ tìm kiếm truyền thống, sử dụng hệ thống thuật toán phức tạp để quét và thu thập dữ liệu từ hàng tỷ trang web. Khi người dùng nhập truy vấn, Google sẽ đối chiếu với cơ sở dữ liệu khổng lồ này để trả về các kết quả phù hợp nhất, thường là danh sách các liên kết, kèm theo đoạn trích nội dung (snippet).
ChatGPT là một mô hình AI sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP). Thay vì truy cập các trang web như Google, ChatGPT sử dụng kiến thức đã được huấn luyện để tạo ra câu trả lời trực tiếp, theo phong cách hội thoại, dựa trên ngữ cảnh và nội dung mà người dùng cung cấp.
Tóm lại, Google truy xuất từ web, còn ChatGPT dựa vào mô hình AI để sinh ra câu trả lời theo thời gian thực. Mỗi công cụ phù hợp với một kiểu tìm kiếm khác nhau.
Xem thêm: AI ảnh hưởng chiến lược SEO hay do bạn làm chưa đúng?
4. ChatGPT Search vs Google Search: So sánh theo từng loại truy vấn tìm kiếm
ChatGPT Search từ OpenAI đang thách thức vị thế dẫn đầu của Google Search. Cuộc cạnh tranh này vẫn chưa ngã ngũ, nhưng đã bắt đầu thay đổi cách người dùng tìm kiếm thông tin. Trong phần này, chúng ta sẽ so sánh ChatGPT vs Google qua 4 loại truy vấn phổ biến:
- Informational – Tìm thông tin, kiến thức
- Navigational – Tìm trang web cụ thể
- Commercial – Tìm sản phẩm, dịch vụ để mua
- Transactional – Thực hiện hành động như mua hàng, tải xuống

Truy vấn thông tin (Informational)
Khi người dùng cần tìm hiểu kiến thức chung hoặc câu trả lời cụ thể, ChatGPT và Google đều cung cấp câu trả lời nhanh, nhưng cách tiếp cận thì khác nhau:
ChatGPT Search trả lời theo phong cách hội thoại, giúp người dùng hiểu nhanh mà không cần dùng từ khóa chuẩn. Thay vì trả về hàng loạt đường link, ChatGPT tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn thành một câu trả lời mạch lạc, có dẫn link nguồn ở cuối hoặc bên cạnh câu trả lời.

Google Search hiện tích hợp tính năng AI Overviews – tóm tắt nhanh nội dung ngay đầu trang, kèm danh sách kết quả truyền thống bên dưới. Khi bạn tìm kiếm “What are the health benefits of green tea?” (Lợi ích sức khỏe của trà xanh là gì?) Google sẽ hiển thị đoạn tóm tắt ngắn do AI tạo ra, nêu bật các ý chính như: chất chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân và tốt cho tim mạch mà không cần nhấp vào liên kết.

So sánh:
- ChatGPT phù hợp để đọc hiểu sâu, trả lời theo ngữ cảnh và dễ trao đổi tiếp theo.
- Google trả lời nhanh, dễ lướt và giữ nguyên danh sách kết quả truyền thống bên dưới.
Xem thêm: Google AI Mode và nguy cơ mất traffic: Giải pháp nào cho publisher?
Truy vấn điều hướng (Navigational)
Đối với truy vấn điều hướng nhằm tìm một website cụ thể, ví dụ như “Youtube homepage” (Trang chủ YouTube)
ChatGPT Search sẽ trả lời bằng một đoạn mô tả ngắn kèm link trực tiếp đến website, đơn giản, rõ ràng và không hiển thị nhiều kết quả phụ.

Google Search cũng hiển thị link chính ngay đầu, nhưng kèm thêm nhiều lựa chọn khác như liên kết nhanh, “People Also Ask” và truy vấn liên quan.


So sánh:
- ChatGPT cho kết quả đơn lẻ, gọn gàng.
- Google đa dạng hóa lựa chọn, phù hợp khi cần khám phá thêm.
Xem thêm: Chatbot là gì? Ứng dụng kịch bản và các loại chatbot phổ biến nhất
Truy vấn thương mại (Commercial)
Đây là loại truy vấn để tìm hiểu sản phẩm/dịch vụ trước khi quyết định mua, ví dụ với tìm kiếm: “Iphone 15 vs. Samsung Galaxy S24” (So sánh iPhone 15 và Samsung Galaxy S24)
ChatGPT Search trả lời chi tiết theo từng tiêu chí như camera, pin, hiệu năng,… Có thể so sánh bảng, liệt kê ưu nhược điểm, hoặc tiếp tục hỏi sâu hơn.


Google Search nhờ AI Overview giúp hiển thị các so sánh nổi bật và còn kèm video review, hình ảnh và liên kết đến các trang thương mại như Shopee, Tiki, Amazon,…


So sánh:
- ChatGPT có thể trả lời linh hoạt và mang tính cá nhân hóa theo mạch trò chuyện.
- Google đưa nhiều định dạng nội dung phong phú (ảnh, video, đánh giá) nhưng ít giữ được ngữ cảnh nếu hỏi tiếp.
Truy vấn giao dịch (Transactional)
Loại truy vấn khi người dùng muốn hành động cụ thể như “Mua iPhone 13”, “Đặt vé máy bay”, “Tải phần mềm”. Ví dụ với truy vấn “Book a flight from London to Paris” (Đặt vé máy bay từ London đến Paris)
ChatGPT Search hướng dẫn chi tiết cách đặt vé, đưa link đến các nền tảng như Skyscanner, không hỗ trợ thanh toán trực tiếp.


Google Search cho phép thực hiện hành động ngay trong trang tìm kiếm: đặt vé, mua hàng, đặt đồ ăn,… nhờ liên kết trực tiếp đến Google Flights, Google Hotels, các app giao hàng hoặc sàn TMĐT.


So sánh:
- ChatGPT hỗ trợ tư vấn trước giao dịch, không xử lý thanh toán.
- Google cho phép thao tác và đặt hàng trực tiếp, hiển thị giá và lựa chọn theo thời gian thực.
Xem thêm: Cách AI phát hiện hành vi do dự của khách hàng và biến nó thành doanh số
5. So sánh ChatGPT và Google: 6 yếu tố người dùng quan tâm nhất
ChatGPT và Google đều mạnh ở mảng tìm kiếm. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu tìm kiếm, người dùng sẽ ưu tiên công cụ phù hợp. Dưới đây là 6 yếu tố so sánh phổ biến nhất để bạn dễ đánh giá.
1. Mức độ chính xác và độ tin cậy
Google: Lấy dữ liệu trực tiếp từ các trang web đã được lập chỉ mục và thường dẫn link nguồn cụ thể, giúp người dùng kiểm chứng độ tin cậy.
ChatGPT: Tổng hợp thông tin từ tập dữ liệu huấn luyện và có thể trả lời rất mượt, nhưng đôi khi sẽ thiếu dẫn chứng rõ ràng nếu không kết nối web thời gian thực.
2. Tốc độ phản hồi
Google: Gần như phản hồi tức thì với danh sách kết quả đa dạng.
ChatGPT: Mất vài giây để xử lý truy vấn, nhưng trả về nội dung hoàn chỉnh, dạng hội thoại liền mạch.
3. Trải nghiệm người dùng (UX)
Google: Hiển thị danh sách trang web, video, hình ảnh… với nhiều lựa chọn và định dạng.
ChatGPT: Mang lại trải nghiệm trò chuyện tự nhiên, phù hợp với người dùng cần giải thích rõ ràng, có thể hỏi thêm ngay lập tức.
4. Khả năng cập nhật theo thời gian thực
Google: Luôn cập nhật dữ liệu mới từ hàng triệu website toàn cầu.
ChatGPT: (Phiên bản miễn phí hoặc không có web browsing) bị giới hạn bởi dữ liệu huấn luyện tại một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu có truy cập internet (như GPT-4 với Browsing), khả năng cập nhật sẽ cao hơn.
Xem thêm: Google thêm dữ liệu AI Mode vào Search Console: Website cần lưu ý gì?
5. Cá nhân hóa & bảo mật dữ liệu
Google: Cá nhân hóa kết quả dựa trên lịch sử tìm kiếm, vị trí và hành vi người dùng, tiện lợi nhưng dễ gây lo ngại về quyền riêng tư.
ChatGPT: Không lưu lịch sử tìm kiếm cá nhân (trừ khi bật lịch sử trò chuyện), mang đến trải nghiệm cá nhân hóa thông qua đối thoại nhưng ít dựa trên hành vi quá khứ.
6. Khả năng hiểu ngữ cảnh và trả lời hội thoại
ChatGPT: Vượt trội trong việc duy trì mạch hội thoại, hiểu câu hỏi tiếp nối và trả lời theo ngữ cảnh.
Google: Hoạt động theo truy vấn đơn lẻ, mỗi lượt tìm kiếm là một câu hỏi mới, không “ghi nhớ” thông tin từ truy vấn trước đó.
Bảng so sánh chi tiết Chat GPT vs Google Search:
Tính năng | ChatGPT (SearchGPT) | |
Giao diện | Chatbot tương tác | Ô tìm kiếm truyền thống |
Nguồn thông tin | Tìm kiếm thời gian thực có dẫn nguồn | Quét toàn bộ internet trực tiếp |
Kiểu trả lời | Tóm tắt trực tiếp, có đối thoại | Trả kết quả dạng liên kết website |
Cá nhân hóa | Cá nhân hóa dựa trên câu lệnh người dùng | Cá nhân hóa dựa trên dữ liệu, lịch sử tìm kiếm |
Tốc độ | Phản hồi nhanh chóng | Gần như tức thì |
Độ chính xác | Có thể sai lệch nhẹ | Rất chính xác trong đa số trường hợp |
Tính sáng tạo | Có khả năng tạo nội dung mới | Chủ yếu là trích xuất thông tin có sẵn |
Chủ đề chủ quan | Đưa ra nhiều góc nhìn cân bằng | Trả lại kết quả khách quan từ website |
Chi phí | ChatGPT Plus: 20 USD/tháng | Miễn phí hoàn toàn |
Bảng so sánh chi tiết Chat GPT vs Google Search (Nguồn: TOS)

6. Ưu và Nhược điểm của ChatGPT Search vs Google
Ưu – Nhược điểm của ChatGPT Search
Ưu điểm:
- Giao tiếp tự nhiên, giống con người
- Trả lời ngắn gọn, có trọng tâm
- Có thể viết code, sửa lỗi lập trình, giải thích lỗi
- Đóng vai trò như trợ lý ảo: viết hợp đồng, lập kế hoạch, gợi ý quà tặng,…
- Hiểu ngữ cảnh tốt, linh hoạt khi thay đổi cách đặt câu hỏi
Hạn chế:
- Đôi lúc đưa ra thông tin sai hoặc lỗi thời
- Chưa thật sự mạnh trong việc viết bài dài như blog, review,…
- Mô hình miễn phí có thể bị giới hạn hoặc tính phí trong tương lai
Ưu – Nhược điểm của Google
Ưu điểm:
- Kho dữ liệu khổng lồ, luôn cập nhật
- Cho nhiều lựa chọn: bài viết, hình ảnh, video, bản đồ,…
- Tùy chỉnh kết quả theo vị trí, lịch sử tìm kiếm, hành vi người dùng
- Miễn phí hoàn toàn
Hạn chế:
- Giao diện trả về kết quả truyền thống, thiếu sự cá nhân hóa trong phản hồi
- Không hỗ trợ tạo nội dung như viết truyện, code, hoặc trả lời theo ngữ cảnh
- Không đóng vai trò trợ lý AI như ChatGPT (trừ khi dùng Google Gemini)
Xem thêm: 14 Cách dùng Chat GPT cho SEO và câu lệnh viết SEO content hay
7. ChatGPT Search có thể thay thế Google không?
Dù ChatGPT đang thay đổi cách con người tìm kiếm thông tin với trải nghiệm hội thoại thông minh, nhưng nếu xét về quy mô sử dụng thực tế, công cụ này vẫn còn quá nhỏ để thay thế Google.
Trong năm 2024, Google ghi nhận hơn 14 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Trong khi đó, ChatGPT chỉ đạt khoảng 37,5 triệu lượt tìm kiếm/ngày, tương đương ~1/373 so với Google, ngay cả khi tính theo cách có lợi nhất cho ChatGPT.
Hơn nữa, chỉ khoảng 30% lời nhắc (prompt) trên ChatGPT là mang tính “tìm kiếm”
như cách người dùng tra cứu trên công cụ tìm kiếm truyền thống. Còn lại là các yêu cầu viết nội dung, code, tóm tắt, làm bài tập,…(Dữ liệu trích từ nghiên cứu của SEMrush dựa trên phân tích 80 triệu lượt truy vấn từ clickstream)
Đáng nói hơn, Google không chỉ duy trì được vị thế dẫn đầu mà còn đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo nghiên cứu từ Datos, lượng tìm kiếm trên Google đã tăng 21.64% trong năm 2024 – một con số ấn tượng đối với một nền tảng đã quá phổ biến. Động lực chính đến từ việc Google tích hợp AI Overviews – giúp người dùng tìm kiếm nhanh hơn, hiệu quả hơn, đồng thời tăng mức độ hài lòng với kết quả. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tỷ lệ nhấp (CTR) vào kết quả tìm kiếm bị sụt giảm mạnh – theo Seer Interactive, CTR tự nhiên giảm 70%, còn quảng cáo giảm 12%.
Từ đó có thể thấy, ChatGPT Search chưa đủ khả năng thay thế Google về mặt quy mô, dữ liệu, khả năng cá nhân hóa và độ bao phủ toàn cầu. Tuy nhiên, nó vẫn mở ra một hướng đi mới – nơi người dùng muốn có câu trả lời nhanh, gọn và mang tính hội thoại hơn là duyệt qua hàng loạt liên kết như trên Google. Trong tương lai, hai công cụ này có thể song song tồn tại và phục vụ những nhu cầu khác nhau của người dùng.
Xem thêm: [Nghiên cứu] So sánh Google AI Mode với Tìm kiếm truyền thống và các LLMs khác
8. Khi nào nên dùng ChatGPT Search? Khi nào dùng Google?
Cả ChatGPT và Google đều là công cụ tìm kiếm mạnh mẽ, nhưng mỗi công cụ sẽ phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn chọn đúng công cụ theo nhu cầu:
Khi nào nên dùng ChatGPT Search?
- Khi bạn cần giải thích chi tiết về một vấn đề phức tạp.
- Khi muốn có câu trả lời dạng hội thoại, dễ hiểu, liền mạch và có thể đặt thêm câu hỏi tiếp theo.
- Khi bạn cần tóm tắt thông tin từ nhiều nguồn, không muốn mất thời gian click từng link.
- Khi đang tìm kiếm ý tưởng, hướng dẫn từng bước hoặc gợi ý mang tính cá nhân hóa (ví dụ: kế hoạch học tập, viết nội dung, so sánh sản phẩm…).
Khi nào nên dùng Google Search?
- Khi bạn cần tìm nhanh thông tin cụ thể, số liệu, ngày tháng, địa điểm…
- Khi muốn truy cập vào website chính thức hoặc tìm một trang cụ thể.
- Khi đang tìm kiếm hình ảnh, video, bản đồ, hoặc các kết quả đa phương tiện.
- Khi bạn muốn đặt vé, mua hàng, đặt lịch hoặc thực hiện các hành động trực tuyến ngay lập tức.
9. Câu hỏi thường gặp về ChatGPT vs Google
ChatGPT Search lấy dữ liệu từ đâu?
ChatGPT Search sử dụng mô hình ngôn ngữ AI được huấn luyện trên lượng dữ liệu khổng lồ từ Internet (sách, trang web, tài liệu công khai…). Ngoài ra, với bản có kết nối web (như ChatGPT Pro), nó còn có thể truy xuất dữ liệu thời gian thực từ các nguồn như Bing Search hoặc tích hợp qua công cụ như Browsing, Code Interpreter.
ChatGPT Search và Perplexity khác nhau thế nào?
ChatGPT Search tập trung vào trải nghiệm hội thoại và cá nhân hóa câu trả lời; Perplexity hoạt động giống một công cụ tìm kiếm truyền thống hơn, hiển thị kết quả nhanh, gọn, kèm dẫn nguồn rõ ràng từ đầu và có khả năng dẫn người dùng đến các tài nguyên cụ thể.
Có nên dùng ChatGPT để tìm kiếm hàng ngày không?
Có, nếu bạn cần câu trả lời tổng hợp, dễ hiểu, không quảng cáo và mang tính cá nhân hóa. Tuy nhiên, với các truy vấn cần cập nhật theo thời gian thực (tin tức, giá sản phẩm, đặt vé…), Google vẫn là lựa chọn tối ưu hơn.
10. Kết luận
ChatGPT vs Google Search mỗi công cụ đều có thế mạnh riêng, phù hợp với từng mục đích tìm kiếm. ChatGPT phù hợp khi bạn cần câu trả lời sâu, mang tính hội thoại và cá nhân hóa. Google lại vượt trội với dữ liệu thời gian thực, thao tác nhanh và hiển thị đa dạng. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể tận dụng cả hai để tối ưu hiệu quả tìm kiếm và trải nghiệm người dùng trong thời đại AI bùng nổ.
Nguồn tham khảo:
- https://www.datacamp.com/blog/chatgpt-search-vs-google
- ChatGPT search vs. Google: How do they differ?
- New Research: Google Search Grew 20%+ in 2024; receives ~373X more searches than ChatGPT
Ghi chú từ TOS: Thông tin trong bài viết được tổng hợp từ các nguồn mà TOS đã nghiên cứu tại thời điểm viết bài. Trong trường hợp có thông tin cập nhật hoặc điều chỉnh cần thiết, TOS rất mong nhận được góp ý của anh/chị qua email.
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





