Công việc đang tuyển dụng Xem thêm

Mô hình AIDA là gì? Ví dụ về mô hình AIDA trong Marketing

Tác giả : Mai Hương   Kiểm tra bởi HieuND
5/5 - (10 bình chọn)
Ngày đăng: 13/03/2023

AIDA là mô hình quảng cáo thường được áp dụng trong việc xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Việc ứng dụng khéo léo AIDA trong Marketing Online giúp doanh nghiệp dẫn dắt khách hàng nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng. Vậy mô hình AIDA là gì và ứng dụng công thức AIDA như thế nào? Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Mô hình AIDA là gì?

AIDA là thuật ngữ viết tắt của Attention-Interest-Desire-Action, mô tả lại quá trình mà người dùng trải qua trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Bốn bước quan trọng gồm Chú ý – Quan tâm – Mong muốn – Hành động sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả khi thuyết phục người khác về vấn đề mà họ chưa biết.

Trong bốn giai đoạn này, nhiệm vụ đầu tiên của bạn là cần thu hút sự chú ý của mọi người đến thương hiệu của mình. Tiếp đến là tạo ra sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ mà thương hiệu cung cấp. Sau đó khơi dậy niềm yêu thích đối với sản phẩm hoặc dịch vụ đó và thúc đẩy hành động dùng thử hoặc mua hàng của người tiêu dùng.

Mô hình AIDA được xem là một trong những công thức hay nhất được ứng dụng thành công cho nhiều lĩnh vực khác nhau như quảng cáo, bán hàng, giao tiếp.

Xem thêm:

AIDA là thuật ngữ viết tắt của Attention-Interest-Desire-Action
AIDA là thuật ngữ viết tắt của Attention-Interest-Desire-Action (Nguồn: Sưu tầm)

Ưu điểm của mô hình AIDA

Khi doanh nghiệp áp dụng mô hình AIDA trong các chiến lược Marketing sẽ mang lại nhiều ưu điểm như:

  • Hiểu rõ hành trình khách hàng (Customer Journey): Mô hình AIDA sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng cần trải qua những giai đoạn như thế nào trên hành trình mua hàng. Từ đó xây dựng các chiến lược nội dung cũng như triển khai các chiến dịch quảng cáo hiệu quả để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
  • Xây dựng được chân dung khách hàng: Khi áp dụng mô hình AIDA, bạn có thể hiểu khách hàng hơn và nắm bắt được hành vi khách hàng cũng như tâm lý của họ một cách hiệu quả. Việc xác định chân dung khách hàng sẽ giúp tạo ra nội dung và thông điệp thu hút sự quan tâm của đối tượng mục tiêu. Từ đó, khách hàng sẽ có mong muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng. 
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi áp dụng mô hình AIDA, doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược phù hợp với từng đối tượng khách hàng và dẫn dắt họ đi qua từng giai đoạn của phễu Marketing một cách phù hợp. Từ đó có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng số lượng khách hàng sẵn sàng chi trả để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Mô hình AIDA có nhiều ưu điểm vượt trội
Mô hình AIDA có nhiều ưu điểm vượt trội (Nguồn: Sưu tầm)

Vai trò của mô hình thông tin AIDA trong Marketing

Mô hình AIDA có trò quan trọng trong việc giúp cho doanh nghiệp giao tiếp với các đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có thể thúc đẩy nhanh các tiến trình mua hàng. Tuy nhiên, để thực hiện thành công các giai đoạn của mô hình AIDA, trước tiên bạn cần phải phác họa chân dung khách hàng mục tiêu như các đặc điểm nhân khẩu học, hành vi, tính cách, tâm lý,… Từ đó, bạn có thể xây dựng và phát triển các thông điệp tiếp thị về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ và truyền tải chính xác đến những đối tượng phù hợp. Chỉ khi thực sự am hiểu những vị khách hàng tương lai của mình thì doanh nghiệp mới có thể áp dụng mô hình AIDA hiệu quả và định hướng hành trình mua hàng một cách đúng đắn.

Xem thêm: Dropshipping là gì? Ưu – Nhược điểm của mô hình Dropshipping

Mô hình AIDA đóng vai trò giao tiếp với khách hàng trong Marketing
Mô hình AIDA đóng vai trò giao tiếp với khách hàng trong Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

So sánh mô hình AIDA và AISAS

Theo như mô hình AISAS, hành vi đầy đủ của người tiêu dùng đối với 1 sản phẩm/dịch vụ sẽ trả qua 5 bước gồm: Attention – Interest – Search – Action – Share.

Trong đó:

  • Attention: Tương tự như Attention của AIDA.
  • Interest: Tương tự như Interest của AIDA.
  • Search: Đây là điểm khác biệt trong mô hình AISAS so với AIDA, thường xảy ra ở các sản phẩm/dịch vụ có sự cạnh tranh cao. Người dùng sẽ có xu hướng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà họ đang quan tâm. Việc của người bán là phủ sóng và đưa ra những thông tin có lợi cho mình để có thể tiếp cận được người tiêu dùng khi họ đang thực hiện hành vi tìm kiếm thông tin sản phẩm/dịch vụ.
  • Action: Tương tự bước Action của AIDA.
  • Share: Ở bước này, khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn cho những khách hàng tiềm năng khác. Để có được hành động Share của khách hàng, doanh nghiệp cần làm tốt rất nhiều thứ từ chăm sóc khách hàng, hậu mãi cho đến tương tác thể hiện mong muốn khách hàng giới thiệu thêm khách hàng tiềm năng khác cho mình. Hãy khuyến khích khách hàng chia sẻ cảm nghĩ của mình về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp lên các phương tiện truyền thông như Facebook, Blog,…

Xem thêm:

So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình AIDA và AISAS
So sánh sự giống và khác nhau giữa mô hình AIDA và AISAS (Nguồn: Sưu tầm)

Ứng dụng công thức AIDA như thế nào trong Marketing?

Lý thuyết về AIDA chỉ có một nhưng sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp nằm ở áp dụng mô hình AIDA trong Marketing Online của mình như thế nào. Mỗi kênh khi được sử dụng trong các bước phải có đặc điểm phù hợp với mục tiêu trong chính giai đoạn đó, đồng thời cần phải có các chỉ số cụ thể để đo lường.

Attention – Thu hút sự chú ý

Nếu nội dung của bạn có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu thì họ sẽ bắt đầu tò mò về những gì doanh nghiệp đang làm. Trong bước đầu tiên, bạn cần phải tiếp cận khách hàng bằng các nội dung của mình. Điều này giúp truyền đi thông điệp và xây dựng nhận thức về thương hiệu của bạn một cách hiệu quả.

Interest – Tạo ra sự hứng thú

Khi khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn, họ sẽ muốn tìm hiểu về thương hiệu cũng như lợi ích của giải pháp và khả năng phù hợp với họ. Ở giai đoạn này, nội dung của bạn cần phải thuyết phục và hấp dẫn. Trong khi giai đoạn đầu tiên của mô hình AIDA là thu hút sự chú ý của khách hàng thì giai đoạn này là để giữ vững nó. 

Desire – Gây dựng sự mong muốn với thương hiệu

Khách hàng thường có xu hướng mua hàng của những người họ biết và tin tưởng. Mục tiêu của giai đoạn này là thay đổi từ “Tôi thích nó” sang “Tôi muốn nó.” Điều đó có thể thực hiện bằng cách xây dựng niềm tin với khách hàng.

Bạn nên xây dựng những phần nội dung hướng tới tệp đối tượng mục tiêu này. Đảm bảo rằng họ đăng ký blog, theo dõi bạn trên mạng xã hội và tải xuống các ưu đãi của bạn. Càng nhiều khách hàng tiềm năng tương tác với thương hiệu của bạn thì họ càng tin tưởng và tăng khả năng mua sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Action – Thúc đẩy hành động

Sau khi khách hàng tin tưởng và yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn thì bước tiếp theo sẽ là thúc đẩy đối tượng tiềm năng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Để làm được điều đó, bạn hãy sử dụng những lời kêu gọi hành động nhẹ nhàng nhưng mang tính cổ động cao.

Ứng dụng công thức AIDA trong Marketing
Ứng dụng công thức AIDA trong Marketing (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ về mô hình AIDA

Để có thể hiểu rõ hơn hiệu quả của việc ứng dụng mô hình AIDA, bạn có thể tham khảo các trường hợp thành công của 3 doanh nghiệp lớn dưới đây.

Mô hình AIDA của Vinamilk

  • Attention: Vinamilk xác định vào thị trường thành thị và chia nhỏ nhóm đối tượng khách hàng: trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ mang thai, người cao tuổi,… Từ đó, Vinamilk đã đưa ra các dòng sản phẩm phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là giúp khách hàng xử lý được các vấn đề của chính họ.
  • Interest: Tập trung vào việc tạo ấn tượng với khách hàng về chất lượng các sản phẩm sữa của công ty. Liên tục đưa ra những lợi ích khi sử dụng sản phẩm sữa tươi Vinamilk, cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người dùng.
  • Desire: Vinamilk cực kỳ chú trọng và đầu tư cho website của mình ngay thời điểm mà các đối thủ cạnh tranh không quan tâm. Nội dung trên website hoặc fanpage của công ty được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung và hình ảnh, mang đến cho người đọc các thông tin hữu ích, đáp ứng nhu cầu của họ. Từ đó quan tâm đến phản ứng của khách hàng và đưa ra những phản hồi ngay lập tức.
  • Action: Công ty liên tục tạo ra các chiến dịch trải nghiệm sản phẩm để khuyến khích người dùng kết nối với doanh nghiệp. Từ tiếp thị thực địa đến những chiến dịch “1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”, “Bạn khỏe , Việt Nam khỏe” được nhãn hàng sử dụng như một lời kêu gọi mua hàng mang tính nhân đạo cao. 
Mô hình AIDA của Vinamilk
Mô hình AIDA của Vinamilk (Nguồn: Sưu tầm)

Mô hình AIDA của Netflix

  • Attention: Netflix bắt đầu tiếp cận và gây sự chú ý của các đối tượng khách hàng mục tiêu bằng các hình thức quảng cáo để tăng độ nhận diện về sản phẩm. Các hình thức quảng cáo được doanh nghiệp sử dụng là Youtube hay Google Adwords.
  • Interest: Doanh nghiệp tạo sự quan tâm của khách hàng mục tiêu bằng cách giới thiệu bản dùng thử miễn phí trong một tháng để khách hàng tự trải nghiệm và cảm nhận các tính năng, chất lượng trình chiếu trên Netflix.
  • Desire: Khi khách hàng đã bắt đầu làm quen với trải nghiệm này, Netflix tạo ra nhu cầu đăng ký các gói dịch vụ để tiếp tục sử dụng với các tính năng bổ sung như các sản phẩm độc quyền được sản xuất bởi Netflix, chất lượng trình chiếu sắc nét hơn, cho phép chặn quảng cáo,…
  • Action: Sự hứng thú khi trải nghiệm giúp khách hàng mục tiêu hình thành nên mong muốn được sử dụng dịch vụ do Netflix cung cấp. Doanh nghiệp hỗ trợ nhiều dạng gói dịch vụ khác nhau giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu.
Mô hình AIDA của Netflix
Mô hình AIDA của Netflix (Nguồn: Sưu tầm)

Mô hình AIDA của Nike

  • Attention: Nike tạo ra sự chú ý từ người tiêu dùng bằng cách thuê người phát ngôn nổi tiếng và những ngôi sao lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc để tiếp thị sản phẩm của họ.
  • Interest: Doanh nghiệp thuê các ngôi sao nghệ thuật nổi tiếng để quảng cáo giày sneaker Nike. Trong lễ kỷ niệm album mới của AIDA. Justin Timberlake (nhạc sĩ), nhà thiết kế Nike Tinker Hatfield đã quảng bá cho bộ sưu tập Air Jordan III JTH phiên bản giới hạn. Đôi giày thể thao màu trắng mà Justin Timberlake mang đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người và những bức ảnh chụp cận cảnh của Timberlake càng có sức lan tỏa hơn. 
  • Desire: Hình ảnh Timberlake đi giày thể thao màu trắng hào nhoáng đã tạo ra sự thích thú đối với những người tiêu dùng sử dụng thể thao của Nike. Từ đó, người dùng sẽ biết thêm về thiết kế sản phẩm mới trước khi sản phẩm được tung ra thị trường. Nike đã chiếu đi chiếu lại các bức ảnh về đôi giày cho khách hàng mục tiêu xem và tạo ra mong muốn mua sản phẩm.
  • Action: Nike gửi thông báo tới người tiêu dùng để nhắc họ về sự ra đời của sản phẩm mới. Có thể nói, Nike đã làm rất tốt các bước trong mô hình AIDA của mình.
Mô hình AIDA của Nike
Mô hình AIDA của Nike (Nguồn: Sưu tầm)

TopOnSeek hy vọng, với những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn hiểu rõ về mô hình AIDA cũng như những phương pháp áp dụng cụ thể để mang lại những hiệu quả tích cực. Nếu bạn và doanh nghiệp đang có nhu cầu về SEO là gì, hãy tham khảo ngay dịch vụ SEO đến từ TopOnSeek nhé.

Xem thêm:

Thông tin tác giả

Bài viết liên quan

Miễn phí kiểm tra lỗi SEO













Nhận báo giá SEO

Cần dịch vụ SEO?

 Tư vấn chiến lược SEO

Liên hệ

 Viết Content SEO

 Viết Content SEO

Liên hệ

KIẾN THỨC SEO NỔI BẬT

Celeb là gì? Nghệ thuật sử dụng Celeb trong truyền thông – Marketing

Đối với các chiến lược gia trong doanh nghiệp, việc lên kế hoạch để quảng bá sản phẩm luôn là ...

30/05/2023

Lê Thị Kim Thoa
Key visual là gì? “Bí kíp” tạo key visual thu hút khách hàng

Trong bất cứ chiến dịch Marketing nào thì doanh nghiệp cũng mong muốn những hình ảnh quảng cáo sản phẩm ...

24/05/2023

Thảo Phạm
Mức lương của nhân viên QA hiện nay và cơ hội nghề nghiệp

Bạn đã xem qua bài viết tháng 12 cung gì và biết được sự phù hợp trong tính cách của ...

03/02/2023

Thảo Phạm

KIẾN THỨC SEO MỚI NHẤT

Disavow Link là gì? Cách Disavow Link gỡ phạt thuật toán Google

Disavow Link là gì? Disavow Link (nghĩa là: từ chối liên kết) là một công cụ của Google Search Console, ...

25/04/2024

Hải Yến
Thuê SEO Website: Nên Thuê hay Tự Làm? Bảng Giá Chi Tiết

Để website phát huy hiệu quả tối đa, thu hút khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu, doanh ...

22/04/2024

Ngọc Hiền
Navigation là gì? 8 Mẹo xây dựng Web Navigation đơn giản nhất

Navigation là một khía cạnh rất quan trọng đối với cả người dùng và các nhà phát triển website. Khi ...

19/04/2024

Lan Anh