Open AI Nâng Cấp Kết Quả Mua Sắm Trên ChatGPT Search
Tính năng mới đang được triển khai cho người dùng Plus, Pro, Free và cả người dùng chưa đăng nhập tại tất cả các khu vực ChatGPT có mặt.
Người dùng thường tìm đến ChatGPT với nhiều dạng câu hỏi khác nhau, trong đó, có một chủ đề phổ biến là tìm hiểu và mua sắm sản phẩm. Giờ đây, khi ChatGPT nhận thấy người dùng có ý định mua sắm (ví dụ: “Tôi đang tìm mua trang phục hóa trang cho hai chú chó của mình”), hệ thống có thể hiển thị các lựa chọn sản phẩm phù hợp dưới dạng carousel (quảng cáo xoay vòng) trực quan, cung cấp thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, và liên kết đến các trang web để người dùng tìm hiểu hoặc mua hàng – áp dụng trên phiên bản GPT-4o và 4o-mini.
Sản phẩm được ChatGPT chọn lọc một cách độc lập, không phải quảng cáo.

Xem thêm:
- 14 Cách dùng Chat GPT cho SEO và câu lệnh viết SEO content hay 2025
- Hướng dẫn cách dùng ChatGPT trên Microsoft Bing (GPT-4) miễn phí
- Hướng dẫn cách sử dụng ChatGPT viết content miễn phí
Cách ChatGPT chọn sản phẩm hiển thị
Một sản phẩm sẽ được đưa vào carousel khi ChatGPT xác định rằng nó phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Việc đánh giá sẽ dựa trên truy vấn của người dùng và các ngữ cảnh liên quan, chẳng hạn như bộ nhớ hoặc hướng dẫn tùy chỉnh.
Ví dụ, nếu người dùng nhờ ChatGPT gợi ý các trang phục hóa trang vui nhộn cho hai chú chó lớn, ChatGPT sẽ cân nhắc các yếu tố chung như giá cả, đánh giá từ khách hàng, mức độ dễ sử dụng, cũng như tiêu chí riêng mà người dùng cung cấp như kích cỡ hoặc phong cách trang phục mong muốn. Nếu người dùng từng cho biết họ không thích chú hề, ChatGPT có thể loại trừ các bộ đồ hóa trang hình chú hề khỏi gợi ý.
Do ChatGPT phải tự diễn giải ý định người dùng nên đôi khi có thể xảy ra sai sót, ví dụ như người dùng có thể vẫn muốn chọn trang phục chú hề. Trong trường hợp đó, người dùng có thể làm rõ sở thích và yêu cầu ChatGPT điều chỉnh câu trả lời.
Khi lựa chọn sản phẩm hiển thị, ChatGPT sẽ cân nhắc các yếu tố:
- Dữ liệu có cấu trúc từ các bên thứ ba (ví dụ: giá, mô tả sản phẩm) và nội dung bổ sung (ví dụ: đánh giá sản phẩm).
- Câu trả lời do mô hình ChatGPT tạo trước khi tiến hành tìm kiếm thêm.
- Tiêu chuẩn an toàn của OpenAI.
Tùy vào nhu cầu cụ thể, ChatGPT sẽ ưu tiên các yếu tố phù hợp. Ví dụ, nếu người dùng giới hạn ngân sách ở mức $30, ChatGPT sẽ tập trung vào tiêu chí giá cả; nếu không nhấn mạnh về giá, ChatGPT sẽ chú ý đến các yếu tố khác.
Lưu ý: Không phải tất cả sản phẩm phù hợp đều sẽ được hiển thị (có rất nhiều trang phục dành cho cún trên thị trường). Người dùng nên kiểm tra kỹ để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu trước khi mua.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách kiếm tiền online bằng ChatGPT 2025
Mô tả, nhãn sản phẩm, đánh giá và xếp hạng sản phẩm
ChatGPT có thể tạo tiêu đề và mô tả đơn giản cho sản phẩm dựa trên dữ liệu từ bên thứ ba nhằm giúp kết quả hiển thị cụ thể hơn, vì các nhà bán hàng thường dùng tiêu đề/mô tả khác nhau cho cùng một sản phẩm.
Một số hình ảnh sản phẩm có thể đi kèm nhãn như “Giá cả phải chăng” hoặc “Phổ biến nhất”. Những nhãn này do ChatGPT tạo ra dựa trên dữ liệu mẫu có được, bao gồm cả từ bên thứ ba. Những thông tin này không mang tính cam kết hoặc đã kiểm chứng và có thể không phản ánh đầy đủ dữ liệu hiện có trên thị trường. Ví dụ, nhãn “Giá cả phải chăng” có thể xuất hiện nếu nhiều người dùng đánh giá sản phẩm có giá trị tốt, nhưng không đồng nghĩa với việc đây là mức giá thấp nhất.
ChatGPT cũng có thể hiển thị tóm tắt đánh giá sản phẩm, dựa trên các đánh giá công khai từ website khác, nhằm nêu bật ưu – nhược điểm phổ biến của sản phẩm. Một số sản phẩm có thể đính kèm xếp hạng sao và số lượng đánh giá – dữ liệu này đến từ bên thứ ba và có thể là kết quả tổng hợp, không nhất thiết giống với đánh giá tại bất kỳ trang web cụ thể nào. Người dùng có thể nhấp vào liên kết để xem nguồn đánh giá. Hãy lưu ý rằng các đánh giá và xếp hạng không được OpenAI xác minh.
Xem thêm: ChatGPT Plus là gì? Hướng dẫn nâng cấp Chat GPT Plus chi tiết
Về giá sản phẩm
Các sản phẩm hiển thị có thể đi kèm thông tin giá bán, do bên thứ ba cung cấp. Khi nhấp vào giá, người dùng có thể được cung cấp thêm các tùy chọn giá khác từ nhiều nhà bán lẻ khác nhau. Thông thường, giá hiển thị ban đầu là từ nhà bán hàng đầu tiên trong danh sách, không nhất thiết là mức giá thấp nhất.
Do thông tin được cập nhật từ nhiều nguồn, nên khi người bán thay đổi giá bán hoặc điều kiện giao hàng, thông tin mới có thể chưa được cập nhật ngay lập tức. Ngoài ra, thuế và phí vận chuyển có thể thay đổi so với thông tin được hiển thị ban đầu.
Xem thêm: Review Chi Tiết ChatGPT Sau 2 Tuần Sử Dụng
Cách ChatGPT chọn nhà bán hàng hiển thị
Khi người dùng nhấp vào một sản phẩm, ChatGPT có thể hiển thị danh sách các nhà bán hàng đang cung cấp sản phẩm đó. Danh sách này được tạo dựa trên dữ liệu sản phẩm và nhà bán hàng từ bên thứ ba. Hiện tại, thứ tự hiển thị không được ChatGPT sắp xếp lại theo tiêu chí như giá cả, phí vận chuyển hay chính sách đổi trả. ChatGPT kỳ vọng sẽ cải thiện trải nghiệm mua sắm trong thời gian tới.
Cách gửi phản hồi
ChatGPT luôn nỗ lực cải thiện trải nghiệm mua sắm và mong nhận được phản hồi từ người dùng. Bạn có thể chia sẻ ý kiến bằng cách nhấp vào biểu tượng 👍 hoặc 👎 trong giao diện ChatGPT, hoặc điền vào biểu mẫu phản hồi theo đường dẫn https://openai.com/form/report-content/.
Nguồn tham khảo: https://help.openai.com/en/articles/11128490-improved-shopping-results-from-chatgpt-search
Bài viết mới nhất
TOS hợp tác & phát triển cùng các đối tác uy tín hàng đầu trong ngành





