Trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bạn khó có thể thực hiện các hành vi gian lận đối với những thuật toán. Vì thế, bạn phải tuân theo các nguyên tắc của Google, điều này giúp bạn mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn. Các thủ thuật SEO cũ có lẽ không còn hiệu quả trong thời đại hiện nay. Do đó, một chiến lược SEO hiệu quả đòi hỏi một trang web có tốc độ tải nhanh chóng cùng nội dung độc đáo, ngắn gọn, dễ hiểu cho truy vấn tìm kiếm và được nhiều người tin tưởng.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật SEO 2023: 8 khía cạnh bạn nên biết

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về việc phát triển chiến lược SEO, giúp trang web của bạn dễ dàng được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Qua đó, bạn có được lưu lượng truy cập tự nhiên ngày càng tăng.
Mục lục
Chiến lược SEO là gì?
Chiến lược SEO là tập hợp những thủ thuật phân loại nội dung của trang web để tăng cơ hội xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Về cơ bản, đó là quy trình để bạn có thể tối đa hóa cơ hội đạt được lưu lượng truy cập tự nhiên từ các công cụ tìm kiếm.
Chiến lược phát triển nội dung SEO
1. Lập danh sách các chủ đề tiềm năng.
Từ khóa là trọng tâm của Chiến lược SEO nhưng hiện nay nó không còn là bước đầu tiên hướng tới lượng tăng trưởng tự nhiên. Thay vào đó, bước đầu tiên bạn cần thực hiện là tạo một danh sách các chủ đề mà bạn muốn trang web của mình đề cập đến.
Trước tiên, bạn có thể liệt kê 10 từ khóa và thuật ngữ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng công cụ SEO (ví dụ: Công cụ từ khóa của Google, Ahrefs hoặc SEMRush) để nghiên cứu những từ này, xác định khối lượng tìm kiếm của chúng và phát triển các từ khóa phụ phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
>>> Xem thêm: On Page SEO: 12 Yếu Tố Thiết Yếu Năm 2023

Bạn có thể tạo danh sách 10-15 từ khóa đuôi ngắn có liên quan đến doanh nghiệp của mình và đang được đối tượng mục tiêu tìm kiếm bằng cách dựa vào khối lượng tìm kiếm và đối thủ cạnh tranh. Sau đó, sắp xếp danh sách này theo lượng tìm kiếm hàng tháng.
Mỗi từ khóa bạn đã xác định là một chủ đề và đóng vai trò là hỗ trợ chính cho một cụm từ khóa đuôi dài hơn.
2. Lập danh sách các từ khóa đuôi dài có liên quan đến các chủ đề này.
Trong bước này, bạn sẽ bắt đầu tối ưu hóa trang web của mình với các từ khóa cụ thể. Với mỗi chủ đề chính, bạn cần xác định thêm năm đến mười từ khóa đuôi dài để nghiên cứu sâu hơn từ khóa chủ đề ban đầu đã định vị bằng cách sử dụng công cụ từ khóa của mình.
Điều này giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều đối tượng có sở thích và mối quan tâm khác nhau. Qua đó, trang web của bạn sẽ có thể chứa đa dạng thông tin hơn cho những người quan tâm đến những gì bạn cung cấp.
Bạn cũng có thể sử dụng các từ khóa đuôi dài để tạo các bài đăng trên blog hoặc các trang web kiến thức liên quan đến các chủ đề mà bạn đã chọn. Tất cả các từ khóa đuôi dài của bạn nên được có sự liên quan và hỗ trợ cho một chủ đề trọng điểm. Vì để kết nối người dùng với thông tin họ tìm kiếm, các thuật toán của công cụ tìm kiếm dựa trên mối quan hệ liên quan giữa những từ khóa.
3. Tạo các trang hoặc bài đăng cho mỗi chủ đề.
Với các từ khóa đuôi dài bạn đã xác định ở bước hai, bạn nên tạo một trang hoặc bài đăng cung cấp tổng quan về các chủ đề bạn đã xác định. Về cơ bản, các trang này có thể đóng vai trò như một mục lục, mô tả vấn đề chính và giới thiệu tóm tắt cho người đọc về các chủ đề phụ sẽ được đề cập trong các bài viết tiếp theo.
Tuy nhiên, số lượng chủ đề để bạn tạo các trang phải tương ứng với nhu cầu kinh doanh của bạn, chẳng hạn như số lượng sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Điều này giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy thông tin của bạn trong các công cụ tìm kiếm hơn dù bất kể từ khóa của họ là gì.
>>> Xem thêm: Top 13 Thủ Thuật SEO Nâng Cao 2023 Dân Digital Cần Biết

4. Tạo một blog.
Viết blog là một cách tuyệt vời để xếp hạng cho các từ khóa và thu hút khách truy cập cho trang web của bạn. Mỗi bài đăng trên blog tương tự như một trang web mới và một cơ hội khác để bạn có thể xếp hạng trên SERPs. Nếu chưa có blog, bạn cần cân nhắc để phát triển một trang blog cho doanh nghiệp của mình.
Khi phát triển nội dung cho trang blog, bạn cần lưu ý đến 3 điều sau:
- Trên trang cần chứa từ khóa đuôi dài nhiều nhất ba hoặc bốn lần, vì Google không còn xem xét các kết hợp từ khóa chính xác thường xuyên như trước.
- Kế đến, hãy luôn liên kết bài blog đến trang chính mà bạn đã tạo cho mỗi chủ đề. Điều này có thể được thực hiện thông qua các thẻ trong hệ thống quản lý nội dung (CMS) của bạn hoặc dưới dạng văn bản liên kết giới thiệu trong nội dung bài viết.
- Sau khi xuất bản mỗi bài đăng trên blog, trên trang chính, hãy đặt liên kết đến những chủ đề phụ. Bằng cách kết nối này, bạn đang thể hiện với Google rằng có mối liên hệ giữa từ khóa đuôi dài và chủ đề tổng thể mà bạn đang tối ưu.
5. Thiết lập một lịch trình viết blog thường xuyên.
Mỗi bài đăng blog của bạn có thể tách biệt với một cụm chủ đề. Việc bạn luôn cập nhật và viết về các chủ đề mới mà khách hàng của bạn quan tâm có thể giúp bạn có được giá trị cao hơn với các thuật toán của Google.
Với lý do trên, bạn cần đảm bảo rằng việc viết blog nên được thực hiện ít nhất một lần mỗi tuần. Hãy nhớ rằng bạn đang viết blog cho độc giả của mình, không phải công cụ tìm kiếm, vì vậy hãy nghiên cứu thị trường mục tiêu của bạn và viết về các chủ đề mà họ quan tâm.
Để luôn nhất quán và tập trung vào mục tiêu của mình, bạn nên phát triển chiến lược nội dung cụ thể.
6. Lập chiến lược xây dựng liên kết.
Mô hình cụm chủ đề là một trong những thủ thuật của SEO, ngoài ra còn có những cách khác để đưa nội dung trang web của bạn lên thứ hạng cao hơn.
Trong khi năm bước đầu tiên tập trung vào On-page SEO, xây dựng liên kết là mục tiêu chính của Off-page SEO. Quá trình thu hút các backlinks (còn được gọi là liên kết ngược) đến trang web của bạn từ các trang web khác trên internet được gọi là xây dựng liên kết. Một điều chắc chắn rằng, các trang web có thẩm quyền lớn hơn liên kết trở lại nội dung của bạn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thứ hạng của bạn.
>>> Xem thêm: Content Writer là gì? Những điều cần biết về Content Writer

Bạn sẽ có thể bắt đầu thực hiện xây dựng liên kết bằng cách trao đổi liên kết với các doanh nghiệp địa phương để lấy liên kết đến trang web của bạn hoặc viết một vài bài đăng trên blog và chia sẻ chúng trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Bạn cũng có thể tiếp cận các blog khác để có cơ hội có thêm liên kết đến trang web của mình.
7. Trước khi tải các tập tin media lên trang web của bạn, hãy nén chúng lại.
Khi blog hoặc trang web của bạn trở nên phổ biến, chắc chắn bạn cần có nhiều hình ảnh, video và phương tiện liên quan hơn đính kèm với nội dung của bạn. Những nội dung trực quan này giúp thu hút sự chú ý của khách truy cập. Bởi vì tốc độ trang là một yếu tố xếp hạng quan trọng, bạn nên theo dõi kích thước của các tệp phương tiện mà bạn tải lên trang web của mình.
Kích thước tệp càng lớn thì các trình duyệt càng khó hiển thị trang web của bạn. Các trình duyệt di động cũng khó tải những hình ảnh này hơn vì băng thông của chúng thấp hơn đáng kể. Kết quả là, kích thước tệp càng nhỏ, trang web của bạn sẽ tải càng nhanh.
8. Luôn cập nhật tin tức SEO mới nhất và các phương pháp hay nhất.
Thuật toán của các công cụ tìm kiếm, tương tự như việc tiếp thị, luôn không ngừng thay đổi. Bạn cần theo kịp các xu hướng hiện tại, kết hợp cùng các phương pháp hay nhất là một chiến lược cần thiết và có rất nhiều tài nguyên trực tuyến để hỗ trợ bạn.
>>> Xem thêm: 8 Yếu Tố SEO Ảnh Hưởng Đến Xếp Hạng Google

9. Theo dõi và đo lường sự thành công của nội dung của bạn.
SEO có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian và công sức, và vì điều này, bạn sẽ muốn biết liệu chiến lược của mình có hoạt động hiệu quả hay không. Do đó, bạn cần theo dõi các chỉ số của bạn để theo dõi với nhận định về sự thành công của quy trình tổng thể cũng như xác định các hạn chế có thể cải thiện.
Bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập tự nhiên bằng công cụ phân tích trang web ưa thích của mình hoặc xây dựng trang tổng quan bằng Excel hoặc Google Trang tính. Theo dõi các trang được lập chỉ mục, chuyển đổi, ROI và xếp hạng SERP cũng có thể giúp bạn nhận ra những thành công của mình và xác định các hạn chế cần cải thiện.
Quy trình SEO
Sau khi phát triển chiến lược SEO của mình, bạn cũng nên thiết lập một quy trình cụ thể để tối ưu hóa cho các từ khóa mới và xu hướng tìm kiếm hiện tại.
>>> Xem thêm: Top 10 SEO Tools cho Agency tốt nhất 2023

1. Tối ưu hóa những nội dung cũ của bạn.
Để duy trì xếp hạng của bạn trong SERPs, hãy dành thời gian trong mỗi tháng để cập nhật các bài đăng cũ với những thông tin mới nhất. Bạn cũng có thể tận dụng thời gian này để thêm các phương pháp SEO chưa được thực hiện trước đây, chẳng hạn như thiếu văn bản thay thế của hình ảnh.
2. Theo dõi mục đích tìm kiếm mới và các từ khóa xu hướng.
Theo dõi các bài đăng trên blog cũng như các từ khóa của bạn xếp hạng như thế nào sau một vài tháng. Điều này có thể hỗ trợ bạn trong việc sửa đổi các tiêu đề phụ để cập nhật xu hướng tìm kiếm mới mà người dùng của bạn có thể quan tâm.
3. Tăng giá trị nội dung hiện có của bạn.
Bất chợt, bạn có thể nhận ra một bài đăng cần được cập nhật. Trong trường hợp này, bạn nên thực hiện thủ thuật “mạnh hơn” như làm mới bài viết hoàn toàn. Cách này có thể được thực hiện bằng cách cập nhật thông tin và số liệu thống kê đã lỗi thời, kết hợp các phần mới để tăng thêm chiều sâu và thêm trích dẫn hoặc dữ liệu gốc để tăng lưu lượng truy cập đến bài đăng.
4. Lập chiến lược nội dung hàng tháng.
Tạo lập và tinh chỉnh kế hoạch nội dung hàng tháng có thể giúp bạn đi đúng hướng với chiến lược SEO cụ thể của mình. Bạn có thể nhập chiến lược vào một bảng tính và yêu cầu nhóm của bạn theo dõi một cách chặt chẽ, thường xuyên.
Hy vọng những thông tin mà TopOnSeek vừa tổng hợp về Chiến lược SEO trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc áp dụng vào website của mình. Khi đó, bạn sẽ có thể thu hút nhiều khách truy cập hơn và góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.
Nguồn: EverRanks